Di Di profile icon
ĐồngĐồng

Di Di, VietNam

Tác giả
Bài đăng(9)
Trả lời(0)
Bài viết(0)

Mang thai tuần 1 và những điều mẹ cần biết

Khi mang thai tuần 1, một số mẹ sẽ cảm thấy cơ thể khác lạ, một số mẹ lại không cảm nhận được gì. Thông thường, các chuyên gia y tế đo thai tuần 1 kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ. Mặc dù phụ nữ không thực sự mang thai vào thời điểm này, nhưng đếm tuần 1 kể từ kỳ kinh cuối cùng có thể giúp xác định ngày dự kiến ​​mang thai của phụ nữ. Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi Thai 1 tuần tuổi thực chất vẫn chưa có bất cứ một biểu hiện nào nào cho thấy sự hình thành rõ ràng về hình dạng và kích thước. Phải đến một vài tuần sau đó, thai nhi mới chính thức hình thành. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn tính thời gian này là một giai đoạn của quá trình hình thành bào thai. Vì vậy đây cũng là điểm quan trọng không kém những tuần sau đó. Đây là khoảng thời gian mà mẹ bầu lên kế hoạch và chuẩn bị chu đáo cho một thai kỳ khỏe mạnh. Dấu hiệu có thai tuần đầu các mẹ có thể quan sát Tăng thân nhiệt. Mùi và màu sắc của chất nhầy ở cổ tử cung có sự thay đổi. Bầu vú có dấu hiệu sưng, cương cứng, núm vú chuyển sang màu đậm hơn. Cảm thấy khó chịu, dễ buồn nôn đối với nhiều mùi. Tính tình thay đổi, có thể dễ bực bội, cáu gắt, nóng giận. Đi tiểu nhiều lần hơn trong một ngày. Một số biểu hiện có thai tuần đầu khác có thể xuất hiện ở nhiều thai phụ như: Táo bón. Đầy bụng, khó tiêu. Khó ngủ. Cảm giác căng tức ngực, tức bụng. Trong tuần đầu mang thai, các triệu chứng có thể xuất hiện rõ ràng hoặc không điển hình. Vì vậy, thai phụ cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Quan tâm đến những thay đổi của cơ thể để có thể phát hiện ra mình đã bắt đầu mang thai. Vì vậy, lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa dành cho thai phụ mang thai tuần 1 đó là: Cân bằng cảm xúc, hạn chế nóng giận, bực tức. Ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Giữ gìn vệ sinh cơ thể, tránh ngâm mình trong nước. Khi bị bệnh cần đến các bác sĩ chuyên khoa sản để khám bệnh, không nên tự ý uống thuốc.

Đọc thêm
Mang thai tuần 1 và những điều mẹ cần biết
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi

Massage chân cho bà bầu, khi nào nên và không nên?

Massage chân cho bà bầu là thủ thuật đang rất được yêu thích để giảm đau nhức trong thai kỳ. Tuy nhiên, phương pháp này hiện vẫn chưa được bất kỳ cơ quan y tế nào kiểm chứng. Vì vậy, lợi ích của nó vẫn chưa được nhiều người công nhận. Thậm chí, nhiều trung tâm spa, mát xa cũng không dám nhận massage chân cho bà bầu. Cách massage chân cho bà bầu Massage chân cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ ba có thể mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để nhận được tất cả các lợi ích thì bạn cần phải biết các cách mát xa chân cho bà bầu phù hợp: Khi massage, bạn hãy ngồi trên một chiếc ghế. Chọn ghế không quá cao, sao cho cả bàn chân có thể tiếp xúc với mặt đất. Sau đó, thoa một lượng dầu massage lên bàn chân. Mát xa bàn chân: Dùng ngón tay cái chà nhẹ vào chỗ nhiều thịt, phía sau mỗi ngón chân, trong vòng 30 giây. Vuốt ve đều đặn, liên tục hoặc nhẹ nhàng di chuyển ngón tay dọc theo bàn chân. Xoa bóp nhẹ nhàng từng kẽ của ngón chân. Để mát xa lòng bàn chân, bạn dùng 2 tay giữ lòng bàn chân, ấn hai đầu ngón cái chậm rãi, dọc theo chiều dài của lòng bàn chân, từ gót tới các ngón chân. Lặp lại các thao tác này và mát xa bàn chân khoảng 5 – 8 phút. Massage cẳng chân: Sau khi massage bàn chân, hãy di chuyển tiếp lên khu vực mắt cá chân và massage nhẹ nhàng khu vực này. Sau đó, dùng hai tay nhẹ nhàng xoa từ khuỷu chân đến bắp đùi. Nhẹ nhàng xoa bóp bắp chân để giúp lưu thông máu, giảm sưng phù. Cuối cùng, xoa bóp nhẹ nhàng dọc từ bắp đùi xuống bắp chân. Lặp lại các động tác này khoảng 10 phút hoặc lâu hơn rồi đổi sang chân khác. Những trường hợp nào nên tránh massage chân Mặc dù đem đến cho bà bầu cảm giác thoải mái, dễ chịu nhưng trong những tình huống sau, bà bầu nên tránh: 1. Bà bầu có nguy cơ tiền sản giật nên tránh massage chân Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ nghiêm trọng do huyết áp tăng cao và có các dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác, thường là thận. Phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng này trong những tháng cuối thai kỳ. Khi gặp phải biến chứng này, bạn sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, thay đổi thị lực: mắt mờ, mất thị lực… Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng tay chân bị phù và cân nặng tăng đột ngột. Trong trường hợp này, bạn chỉ nên mát xa khi được bác sĩ đồng ý, còn nếu không hãy tránh làm điều này nhé. 2. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) Huyết khối tĩnh mạch sâu là chứng bệnh có liên quan đến tình trạng máu đóng cục trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể, thường là trong những tĩnh mạch nằm sâu bên trong chân. Tình trạng này sẽ khiến chân bà bầu sưng lên khá nhiều, kèm theo đau nhức dữ dội. Nếu bà bầu bị chứng bệnh này, việc mát xa chân có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân là do khi massage, bạn sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch, khiến cục máu đông tách khỏi thành tĩnh mạch và bắt đầu di chuyển. Khi di chuyển đến phổi, nó có thể ngăn chặn dòng chảy của máu và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch.

Đọc thêm
Massage chân cho bà bầu, khi nào nên và không nên?
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi

Bị cảm khi mang thai, bí quyết áp dụng khi vừa chớm bệnh

Bị cảm khi mang thai, bị cúm chảy mũi cho mẹ bầu mới vừa chớm bệnh phải áp dụng liền... Rất là hiệu quả... Tới ngày thứ ba mình giảm nghẹt mũi rỏ luôn... Khi vừa có triệu chứng hắc xì muốn chảy mũi... - Các mom liền chưng 1 chén tắc, gồm gừng , tắc, ít muối, đường phèn... Mỗi sáng ăn sáng xong làm 1 ly tắc đường phèn pha với chút mật ong.. nhớ là pha nước nóng còn ấm ấm uống... Uống xong 1 ly, tiếp tục còn cái xác thì thêm nước sôi uống tiếp ăn cả xác .... Mỗi ngày uống vậy 2 lần....... - Pha vài lát gừng bỏ vào bình giữ nhiệt uống cả ngày.... Nhớ là không được uống nước lạnh nha .. - Việc rửa mũi và xúc họng dùng muối nước muối sinh lý chai to và mua thêm 1 nước muối loại nhỏ dùng để nhỏ mắt mũi em bé ah.... Mỗi lần cảm thấy mũi đầy bên trong... Moi người mua 1 ống xilanh nhỏ bơm nước muối sinh lý loại xúc họng vào thẳng bên nào bị nghẹt mũi... Rửa đến khi nào thấy hết nước mũi ah.... Cuối cùng là dùng chai muối nhỏ em bé.. nhỏ 2,3 giọt cho muối đó chạy xuống tận cổ họng nếu có đàm nhổ ra .... Moi người cứ làm pp này mỗi khi có nước mũi trong mũi... Tránh trường hợp không để nước mũi đàm trong cổ họng... Vì nếu để nước mũi ở lại trong cổ họng vài ngày sẽ dẫn tới ha ah.... Moi người thường xuyên xúc họng khô nữa nha... Ăn bưởi nè... Mình áp dụng nay mũi hầu như sạch nước mũi luôn..... Buổi tối mom ngủ nghẹt mũi... Nhớ kê gối cao hơn ngưc thỏa dầu khuynh Diệp 2 bên cánh mũi nha... Chúc các mom cảm cúm sẽ mau khỏe nha....

Đọc thêm
Bị cảm khi mang thai, bí quyết áp dụng khi vừa chớm bệnh
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi

Bà bầu bị phù tay phải làm sao để nhanh khỏi nhất?

Bà bầu bị phù tay là hiện tượng sinh lý bình thường không cần phải điều trị và cũng không ảnh hưởng gì đến thai nhi... Vì sao bà bầu bị phù tay? Biểu hiện mà em mô tả là sưng và tê tay là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là từ tháng thứ 5-6 cho đến hết thai kỳ. Khi thai lớn, thai phụ cũng tăng cân, đồng thời thai to chèn ép các mạch máu, cản trở tuần hoàn gây ra biểu hiện này. Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như: - Thiếu canxi, magie - Do hội chứng đường hầm cổ tay: Khi rãnh cổ tay bị sưng sẽ khiến các dây thần kinh ở khu vực này bị co mạnh. Áp lực này sẽ khiến đầu ngón tay bị tê, nóng. - Chế độ ăn thiếu chất (đặc biệt là B1, B12, axit folic). Như vậy ở phụ nữ mang thai hiện tượng tê phù tay chân là hiện tượng sinh lý bình thường không cần phải điều trị và cũng không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên, em cần theo dõi để đi khám nếu có các biểu hiện tê tay kèm theo các triệu chứng lơ mơ dù trong giây lát, không nhấc nổi cánh tay, càng tê hơn khi đi bộ hay các dấu hiệu bất thường khác như hoa mắt, co cơ... bởi nó rất có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng chuyển hóa hay dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch, thiếu chất. Bà bầu bị phù tay nên làm gì? - Buổi sáng, thực hiện những bài tập thể dục dành riêng cho phụ nữ mang thai, đồng thời nên khởi động các khớp tay, chân để máu lưu thông tốt. Nếu thấy xuất hiện tê tay trong lúc ngủ, nên nhanh chóng thay đổi tư thế nằm. Điều này sẽ giúp các mạch máu được vận hành và lưu thông tốt. - Nếu phải làm việc bằng máy tính, em nên thư giãn bằng cách đứng lên, đi lại. Nó sẽ giúp bạn không bị căng, đau các khớp ở chân, tay. - Nếu tình trạng tê tay có liên quan đến sự thiếu hụt canxi trong cơ thể thì bạn cần đi khám để được Bác sĩ chỉ định dùng canxi. Chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và đau. Không nên chườm nóng vì có thể làm tình trạng sưng tăng thêm. - Ngâm tay vào chậu nước có một vài giọt tinh dầu lavender hay hoa cúc để giảm đau. Ngoài ra, bạn nên tăng cường những loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá… - Hạn chế ăn mặn: Ăn mặn, ăn nhiều muối chỉ khiến cơ thể mẹ bầu thêm giữ nước, làm tình trạng phù chân khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để cải thiện tình hình bị phù khi mang thai, bạn nên cắt giảm bớt lượng muối trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, hạn chế nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp. - Uống nhiều nước: Lượng nước đủ cho mẹ bầu hằng ngày ít nhất phải là 8 ly nước, khoảng 2 lít nước. Uống nhiều nước không như bạn nghĩ lại càng làm sưng phù, thay vào đó, giải phóng bớt lượng nước bị giữ. - Kê cao chân khi ngồi hoặc nằm: Khi ngồi, mẹ bầu nên đặt ghế nhỏ ở dưới để kê chân, động chân qua lại để tránh bị tê mỗi khi ngồi quá lâu. Trong lúc ngủ, đặt bàn chân lên chiếc gối kê cao. Cách này giảm bớt lượng máu dồn xuống chân. Thêm nữa, hạn chế đứng một chỗ quá lâu. Ít nhất 10-20 phút đứng lên vận động nhẹ nhàng bầu nhé. - Đừng để cơ thể bị nóng: Tránh ở ngoài nắng quá lâu, thân nhiệt tăng có thể làm tình trạng bị phù khi mang thai trở nên nặng nề hơn. Đồng thời, chịu khó ăn uống hợp lý giúp giải nóng trong người để cảm thấy dễ chịu hơn trong thai kỳ. - Chọn giày phù hợp: Tránh mang giày cao gót, giày quá chật, thay vào đó, mẹ bầu nên chọn giày bệt, rộng rãi, thoáng, thoải mái để hỗ trợ cho việc đi lại, vận động dễ dàng hơn. - Dinh dưỡng lành mạnh: Mẹ bầu nên chịu khó nạp nhiều trái cây, rau quả, thực phẩm giàu potassium để giảm triệu chứng bị phù khi mang thai.

Đọc thêm
Bà bầu bị phù tay phải làm sao để nhanh khỏi nhất?
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi