DH profile icon
Kim cươngKim cương

DH, VietNam

Tác giả

Giới thiệu DH

YOLO

Bài đăng(28)
Trả lời(1551)
Bài viết(0)

Dinh dưỡng giai đoạn cho con bú: Lời khuyên cho mẹ

Tôi có cần thêm calo khi đang cho con bú không? Có. Bạn cần khoảng 330 đến 400 calo mỗi ngày - để cung cấp cho bạn năng lượng và dinh dưỡng để sản xuất sữa. Để có thêm lượng calo này, hãy chọn các lựa chọn giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như một lát bánh mì nguyên hạt với một muỗng canh (khoảng 16 gam) bơ đậu phộng, một quả chuối hoặc táo vừa và khoảng 227 gam sữa chua. Tôi nên ăn những thực phẩm nào khi đang cho con bú? Bạn nên ăn uống lành mạnh để thúc đẩy quá trình sản xuất sữa. Chọn thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như thịt nạc, trứng, sữa, đậu, và hải sản (loại ít chưa thủy ngân). Chọn nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. Ăn đa dạng loại thức ăn khi cho con bú sẽ làm thay đổi hương vị của sữa mẹ. Điều này sẽ giúp bé tiếp xúc với các vị khác nhau, có thể giúp bé dễ dàng chấp nhận thức ăn hơn trong giai đoạn ăn dặm. Để đảm bảo mẹ và con được cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn bổ sung một số loại vitamin tổng hợp và khoáng chất hàng ngày cho đến khi bạn cai sữa. Tôi cần uống bao nhiêu nước khi cho con bú? Hãy uống khi khát, và uống nhiều hơn nếu nước tiểu có màu vàng sẫm. Bạn có thể uống nước lọc hoặc đồ uống khác mỗi khi cho con bú. Tuy nhiên, hãy tránh nước trái cây và đồ uống có đường. Quá nhiều đường có thể góp phần làm tăng cân. Không uống nhiều đồ uống có chứa caffein vì caffeine qua sữa mẹ và có thể kích động trẻ hoặc gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ăn chay và cho con bú thì sao? Nếu bạn theo chế độ ăn chay, hãy phải chọn thực phẩm cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng cần thiết. Chọn thực phẩm giàu sắt, protein và canxi. Các nguồn cung cấp chất sắt dồi dào bao gồm đậu lăng, ngũ cốc giàu dinh dưỡng, rau lá xanh, đậu Hà Lan và trái cây sấy khô (chẳng hạn như nho khô). Để giúp cơ thể hấp thụ sắt, hãy ăn thực phẩm giàu sắt kèm với thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt. Đối với protein, hãy xem xét các nguồn thực vật, chẳng hạn như các sản phẩm đậu nành và các sản phẩm thay thế thịt, các loại đậu, đậu lăng, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Trứng và sữa là những lựa chọn khác. Các nguồn cung cấp canxi tốt bao gồm các sản phẩm từ sữa và rau xanh đậm. Các lựa chọn khác tăng cường canxi như nước trái cây, ngũ cốc, sữa đậu nành, sữa chua đậu nành và đậu phụ. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại vitamin cần thiết để đảm bảo sức khỏe trong giai đoạn cho con bú, đặc biệt một số vitamin chỉ được tìm thấy trong các sản phẩm động vật như vitamin B-12, omega-3, vì vậy rất khó đảm bảo đủ trong chế độ ăn chay. Cố gắng ăn các thực phẩm tăng cường vitamin D (trong một số loại ngũ cốc) và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Em bé của bạn cần vitamin D để hấp thụ canxi và phốt pho. Thiếu vitamin D có thể gây ra còi xương cho trẻ. Tôi nên tránh những thực phẩm nào khi đang cho con bú? Một số loại thực phẩm và đồ uống cần được thận trọng khi bạn đang cho con bú: +Rượu bia: Không có mức cồn nào trong sữa mẹ an toàn cho bé. Nếu bạn uống rượu, hãy tránh cho con bú sữa mẹ cho đến khi rượu tiết ra hoàn toàn sữa mẹ. Quá trình này thường mất từ hai đến ba giờ đối với: 355 ml bia 5%, 148 ml rượu vang 11% hoặc 44 ml rượu 40%, và tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể của bạn. Trước khi uống rượu, hãy cân nhắc việc vắt sữa để cho con bú sau đó. +Caffeine: Tránh uống nhiều hơn 2 đến 3 cốc đồ uống có chứa caffein mỗi ngày. Caffeine trong sữa mẹ của bạn có thể kích động trẻ hoặc gây ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ. +Cá có chứa thủy ngân: Hải sản có thể là một nguồn cung cấp protein và axit béo omega-3 tuyệt vời. Tuy nhiên, hầu hết các loại hải sản đều chứa thủy ngân hoặc các chất gây ô nhiễm khác. Tiếp xúc với lượng thủy ngân quá mức qua sữa mẹ có thể gây nguy hiểm cho hệ thần kinh đang phát triển của em bé. Để hạn chế sự tiếp xúc của bé, hãy tránh các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân, bao gồm cá kiếm, cá thu và cá ngói.

Đọc thêm
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi

Nuôi con bằng sữa mẹ: khi trẻ không chịu bú mẹ

Các dấu hiệu nhận biết trẻ không chịu bú mẹ: - Trẻ ngậm bắt vú nhưng không bú hoặc bú rất yếu - Trẻ khóc và không bú mặc dù mẹ đã cố gắng cho trẻ bú - Trẻ bú một lúc rồi nhả vú ra và khóc. Trẻ có thể làm như thế vài lần trong một cử bú. Các lý do làm trẻ không chịu bú mẹ: Có 4 nhóm lý do làm cho trẻ không chịu bú mẹ: Trẻ bị bệnh, bị đau Trẻ gặp khó khăn về kỹ thuật bú Những thay đổi làm trẻ khó chịu (hay gặp ở trẻ 3 đến 12 tháng tuổi) Một số lý do khác. Trong trường hợp trẻ bị bệnh, bị đau thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe của trẻ, giúp trẻ có thể phục hồi nhanh hơn. Vì thế mẹ càng cần phải cố gắng để duy trì nguồn sữa mẹ. Những khi trẻ bệnh, mẹ đừng ngần ngại ôm ấp con, đừng vì lý do sợ con quen hơi mà mà hạn chế ôm con. Những lúc này trẻ càng cần hơn sự che chở và hơi ấm của mẹ. Song song với việc điều trị vấn đề bệnh của con mẹ hãy cố gắng cho con bú mẹ bất kỳ lúc nào có thể. Khi bị bệnh trẻ có thể sẽ bú lắt nhắt nhiều cử hơn, cử bú có thể kéo dài hơn. Mặc dù thế mẹ cứ hãy duy trì theo nhu cầu của trẻ. Trường hợp trẻ bệnh không thể hợp tác bú trực tiếp mẹ hãy vắt sữa ra cho con uống sữa bằng thìa, bằng cốc. Việc vắt sữa vừa giúp cho bé vẫn uống được nguồn dinh dưỡng tốt nhất vừa giúp mẹ duy trì được nguồn sữa trong giai đoạn này. Trường hợp thường thấy là trẻ bị ngạt mũi và không hợp tác bú mẹ vì trẻ gặp khó khăn trong việc phải làm 2 việc cùng lúc là thở và bú. Lúc này mẹ cần thông đường thở cho bé để việc bú mẹ được thoải mái hơn. Có thể thử các cách sau: Nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ, làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, giúp dịch nhầy dễ dàng đào thải ra ngoài hơn, mũi thông thoáng hơn. Sử dụng dụng cụ hút dịch mũi cho bé trước khi bú để bé thở được thoải mái hơn. Không hút mũi cho trẻ quá nhiều lần trong 1 ngày, có thể làm kích ứng niêm mạc mũi của trẻ. Sử dụng máy xông hơi chuyên dụng, hơi nước sẽ làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ. Đồng thời cung cấp độ ẩm và làm mũi trẻ ấm hơn. Trường hợp không có máy chuyên dụng có thể xả nước nóng vào chậu và bế bé bên cạnh sao cho bé ngửi được hơi nước bốc lên. Chú ý cẩn thận để trẻ không bị bỏng. Cho trẻ bú ở các tư thế thẳng đứng thay vì cho trẻ nằm bú.

Đọc thêm
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi

Bảo quản sữa mẹ đã vắt như thế nào?

- Trước khi vắt sữa mẹ Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch khử trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Các mẹ có thể vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa bằng tay hoặc bằng điện. Nếu sử dụng máy hút sữa, hãy kiểm tra các bộ phận máy hút và đường ống đảm bảo sạch sẽ. Thay thế các ống dây hút đã bị bẩn, mốc. Nếu sử dụng chung máy hút sữa tại cơ quan/ văn phòng làm việc: hãy lau sạch mặt đồng hồ máy hút, công tắc nguồn và mặt bàn bằng khăn lau khử trùng. Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt sữa Sử dụng túi trữ sữa mẹ hoặc hộp đựng thực phẩm sạch để đựng sữa mẹ đã vắt ra. Nên dùng hộp đựng được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa và có nắp đậy kín. Tránh các loại chai/ túi có ký hiệu tái chế số 7 (Bisphenol-A), biểu tượng này cho thấy rằng vật chứa có thể được làm bằng nhựa có chứa BPA. Nghiên cứu cho thấy rằng việc bảo quản sữa mẹ càng lâu - cho dù trong tủ lạnh hay trong tủ đông thì lượng vitamin C trong sữa bị mất đi càng nhiều. Điều quan trọng cần lưu ý nữa là dinh dưỡng trong sữa mẹ luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu của em bé. Sữa mẹ được vắt ra khi trẻ mới sinh sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ vài tháng tuổi. Ngoài ra, hướng dẫn bảo quản có thể khác nhau đối với trẻ sinh non hoặc nhập viện. - Lưu ý khi cất trữ sữa mẹ Ghi nhãn rõ ràng trên bình/túi sữa trước khi trữ đông. Trữ đông sữa mẹ bằng tủ đông riêng để đạt được thời gian bảo quản tốt tối đa. Không bảo quản lâu sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ngăn đá tủ lạnh. Thay đổi nhiệt độ từ việc đóng - mở cửa tủ lạnh thường xuyên có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa bảo quản. Nếu sữa mẹ vắt ra không có ý định dùng trong vòng 4 ngày, hãy đông lạnh ngay để đảm bảo chất lượng của sữa mẹ. Không bảo quản sữa mẹ trong túi nhựa không dùng để đựng sữa mẹ. Rã đông sữa mẹ an toàn -Luôn luôn rã đông sữa mẹ cũ nhất trước. Theo thời gian, chất lượng sữa mẹ có thể giảm xuống. -Một số cách rã đông sữa mẹ: Để trong tủ lạnh qua đêm. Đặt trong một ly/thau nước ấm. Để dưới vòi nước ấm. -Không bao giờ rã đông hoặc hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng. Lò vi sóng có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và tạo ra các điểm nóng, có thể làm bỏng miệng trẻ. -Nếu bạn rã đông sữa mẹ trong tủ lạnh, hãy sử dụng nó trong vòng 24 giờ (tính từ lúc sữa mẹ được rã đông hoàn toàn, không phải từ khi bạn lấy sữa ra khỏi tủ đông) -Sau khi sữa mẹ được rã đông và làm ấm, chỉ sử dụng trong vòng 2 giờ. -Không nên đông lạnh lại sữa mẹ đã rã đông.

Đọc thêm
Bảo quản sữa mẹ đã vắt như thế nào?
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

Chỉ định chọc ối là gì? Chọc ối thì nên làm lúc nào? Có nguy hiểm gì không?

1. Chọc ối là một thủ thuật y khoa được thực hiện từ tuần 16 trở đi để lấy mẫu dịch ối của thai. Dịch ối được lấy bằng cách sử dụng một kim nhỏ xuyên qua thành bụng và cơ tử cung vào buồng ối. Mẫu dịch ối sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra một số bệnh lý của thai. 2. Chọc ối có thể giúp bạn biết được liệu thai nhi có bị các bất thường về nhiễm sắc thể, gen, nhiễm trùng bào thai, hoặc thiếu máu hay không. Do đó, xét nghiệm này được chỉ định khi thai kỳ có các yếu tố nghi ngờ bị bệnh lý về gen hoặc nhiễm sắc thể, bệnh di truyền hoặc nhiễm trùng bào thai, thiếu máu. 3. Bác sĩ sẽ giải thích lý do vì sao chỉ định chọc ối và cần có sự đồng thuận của bạn trước khi thực hiện thủ thuật. Do chọc ối là một thủ thuật xâm lấn, nên sẽ có một số nguy của thủ thuật như sẩy thai, rỉ ối, sanh non, nhiễm trùng…Tuy nhiên tỉ lệ rủi ro của chọc ối khá thấp. Ước tính nguy cơ sảy thai do chọc ối thấp hơn 0,5% (trong 1000 trường hợp chọc ối, có ít hơn 5 trường hợp sảy thai). 4. Lượng ối lấy ra rất ít (khoảng 15-30mL) nên sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nếu chọc ối được thực hiện sau tuần thứ 16 của thai kỳ.

Đọc thêm
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

Thiếu ối nên làm thế nào

1. Đầu tiên cần kiểm tra bạn có tình trạng rỉ ối, ối vỡ hay không bằng xét nghiệm dịch âm đạo (Nitrazine test). Sau khi loại trừ được thiểu ối do rỉ ối hoặc ối vỡ, bạn cần thực hiện siêu âm tiền sản nhằm khảo sát và phát hiện các bất thường hình thái thai, đặc biệt bệnh lý hệ niệu của bào thai như các trường hợp loạn sản thận, tắc nghẽn đường niệu. 2. Trong trường hợp nước ối của bạn quá ít cản trở cho quá trình khảo sát hình thái thai, bạn có thể được thực hiện thủ thuật truyền ối trong trường hợp nước ối đồng thời lấy nước ối để xác định di truyền thai. 3. Trong trường hợp thai chưa đủ tháng nếu thiếu ối mà không có dị dạng bẩm sinh lớn ở các cơ quan tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh... có thể là do suy hay tắc một phần tuần hoàn tử cung- nhau thai, mẹ nằm nghiêng trái, kiểm soát các bệnh lý đi kèm (tăng huyết áp, đái tháo đường), đảm bảo chế độ dinh dưỡng, Mẹ nên tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 2 lít/ngày như nước khoáng, nước trái cây uống nhiều nước đầy đủ nhằm cải thiện tuần hoàn tử cung - nhau thai. 4. Trường hợp thiểu ối và có các dị dạng cấu trúc thai nhi cần phải làm thêm các xét nghiệm để xác định có bất thường về gen, nhiễm sắc thể hay không để có quyết định điều trị giữ thai hay chấm dứt thai kì. 5. Trường hợp thiểu ối kết hợp thai chậm phát triển trong tử cung mà không tìm được nguyên nhân sẽ tùy thuộc vào diễn tiến tình trạng suy thai trong tử cung. Cần cân nhắc điều trị hỗ trợ phổi thai nhi và khả năng chấm dứt thai kỳ khi có tình trạng suy thai.4 Theo BV Từ Dũ

Đọc thêm
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

hai chậm tăng trưởng trong tử cung, giờ em phải làm như thế nào?

1. Thai chậm phát triển trong tử cung (FGR) là tình trạng suy dinh dưỡng bào thai ngay khi còn trong bụng mẹ. Trẻ sơ sinh chậm phát triển trong tử cung có nguy cơ tử vong và mắc các bệnh lý cao hơn so với trẻ khác như: chậm phát triển chiều cao, dậy thì sớm, rối loạn chuyển hóa gây đái tháo đường, tổn thương thận, tổn thương nội mạc mạch máu. 2. Hiện nay chưa có phương pháp hữu hiệu để điều trị thai chậm phát triển trong tử cung, tùy thuộc vào nguyên nhân và thời gian xuất hiện FGR sớm hay muộn mà tiên lượng và cách xử trí khác nhau. Cần phải theo dõi chặt chẽ và tư vấn kỹ cho sản phụ và gia đình trong giai đoạn mang thai. 3. Có thể điều trị tăng huyết áp nếu xác định đó chính là nguyên nhân gây thai chậm phát triển. Cần nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng. Nếu nguyên nhân đến từ bất thường nhiễm sắc thể hay đa dị tật thì nên chỉ định chấm dứt thai kì, nếu dị tật đơn độc thì cần được hội chẩn với trung tâm chẩn đoán trước sinh và bác sĩ phẫu thuật để có hướng xử trí sau sinh. 4. Siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp tính được tuổi thai chính xác và giúp cho chẩn đoán FGR chính xác hơn. 5. Tăng cường dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của bạn, cố gắng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc, giảm bớt các stress trong công việc, cuộc sống. Bỏ ngay thuốc lá, rượu bia nếu có. 6. Khám thai định kỳ đều đặn theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Lịch khám thai của bạn có thể dày hơn rất nhiều so với các mẹ bầu khác. Theo BV Từ Dũ

Đọc thêm
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

Siêu âm thai nhi giãn bể thận có nguy hiểm không, cần được theo dõi và điều trị như thế nào?

1. Giãn bể thận ở thai nhi không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Đa số các trường hợp giãn thận nhẹ, siêu âm thai không có bất thường khác có thể giãn bể thận sinh lý và có thể theo dõi mỗi 2 – 4 tuần trong suốt thai kỳ để đánh giá thêm. Có khá nhiều trường hợp sau vài tuần trở lại bình thường. Tuy nhiên, một số ít trường hợp giãn đài bể thận thai nhi là một bất thường tiết niệu nằm trong bệnh cảnh chung của bất thường về gen và nhiễm sắc thể, trong đó có hội chứng Down. Để đánh giá nguy cơ cần thêm thông tin về tiền sử gia đình, tiền sử sản khoa, các lần xét nghiệm và siêu âm trước đó, kết quả siêu âm hiện tại...nếu ghi ngờ có thể làm các xét nghiệm xâm lấn như chọc ối để loại trừ bất thường nhiễm sắc thề kèm theo. 2. Có một số trường hợp vẫn giữ nguyên mức độ và ít trường hợp diễn tiến nặng dần. Khoảng 10-60 % giãn bể thận sẽ thoái lui trong tử cung, nghĩa là vẫn có tình huống thai nhi sẽ trở về bình thường sau sinh. Nếu giãn bể thận quá nặng nề (gây thận ứ nước độ 3) có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng thận bên giãn. Thận còn lại vẫn hoạt động bình thường thì không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe chung của bé. Trong trường hợp này sau sinh cần thông báo tình trạng giãn bể thận của bé với bác sĩ nhi nếu cần có thể làm thêm các xét nghiệm khác: hình ảnh học hệ tiết niệu, thử máu đánh giá chức năng thận sau sinh.... Và tốt nhất, nên sinh ở các cơ sở y tế lớn, có điều kiện chẩn đoán và hội chẩn với các bác sĩ ngoại nhi ngay từ khi bé mới sinh ra đời. Sau khi bé được sinh ra, tại các bệnh viện sản lớn, luôn luôn có các bác sĩ chuyên khoa sơ sinh sẽ thăm khám cho bé, mục đích là để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh nếu có (ẩn tinh hoàn, lỗ đái thấp, thoát vị bẹn…). Theo BV Tu Du

Đọc thêm
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi