Nguyen Tien profile icon
Kim cươngKim cương

Nguyen Tien, VietNam

Tác giả

Giới thiệu Nguyen Tien

❤ Coca

Bài đăng(124)
Trả lời(4337)
Bài viết(0)

CÓ NÊN CHO TRẺ SƠ SINH NẰM GỐI KHÔNG?

👉 Vấn đề nằm gối tưởng chừng rất quen thuộc nhưng bác thấy vẫn nhiều mẹ đang làm sai cách. Hầu hết các mẹ đều nghĩ rằng bé cũng giống như người lớn, có gối mềm sẽ ngủ ngon giấc hơn, sâu hơn. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy. Việc sử dụng gối cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ mới sinh vài tuần là hoàn toàn không nên vì cột sống của bé lúc này vẫn thẳng chứ chưa cong như người lớn. Bởi vậy, khi nằm ngửa, lưng và gáy của bé sẽ cùng nằm trên một mặt phẳng nên hoàn toàn không cần gối đầu. Bên cạnh đó, việc cho trẻ sơ sinh nằm gối quá sớm còn gây ra một số tác hại như: 🚨 Tăng nguy cơ ngạt thở khi ngủ: Khi dùng gối, phần đầu của trẻ bị nhô cao hơn phần cơ thể. Hậu quả là làm cho cổ bị động ép thành một đường cong đồng thời cằm kề sát gần ngực khiến cho khả năng hô hấp của trẻ gặp khó khăn gây ngạt thở khi ngủ. Ngoài ra, việc này còn ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh trưởng của xương khớp và cột sống của trẻ. 🚨 Làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng: Việc nằm gối ngay từ những ngày đầu mới sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng bởi tư thế này làm tăng áp lực tác động vào một điểm trong thời gian dài và tạo nên mặt phẳng trên hộp sọ. 🚨 Tăng nguy cơ dị tật cột sống: Xương sống của trẻ sơ sinh là một đường thẳng (tức phần đầu và lưng xương đều thẳng với nhau). Nếu như nằm gối sẽ khiến cho cổ của bé bị lệch đi khỏi quỹ đạo, lâu dần xương sống có thể thay đổi hình dạng đồng thời làm tăng nguy cơ gây dị tật cột sống. 👉 KHI NÀO PHỤ HUYNH NÊN CHO CON NẰM GỐI? Thời điểm thích hợp nhất mà phụ huynh nên cho trẻ sơ sinh nằm gối là khi trẻ được 3 tháng tuổi. Lúc này bé đã bắt đầu hình thành đường cong sinh lý ở phần gáy và cổ. Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý không để bé nằm gối qua cao, độ cao thích hợp nhất của gối nên rơi vào 1-2cm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng khăn mỏng gấp lại rồi kê đầu cho bé khi ngủ. Mẹ lưu ý không nên kê ở khăn/gối ở phần lồi sau đầu trẻ mà nên đặt thấp xuống bên dưới gần vị trí cổ bé. Khi con được khoảng 6 – 8 tháng tuổi, đường xong sinh lý thứ 2 đã bắt đầu hình thành, phần vai cũng bắt đầu mở rộng hơn, độ cao của gối phù hợp nhất ở thời điểm này sẽ là 3-4cm. Gối tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại có tác động lớn tới sự phát triển xương sống của con. Do đó, mẹ chú ý cho bé nằm gối có độ cao phù hợp với tuổi. St

Đọc thêm
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

SỰ THẬT THAI NHI THÍCH HOẠT ĐỘNG VÀO BAN ĐÊM

Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

NGUYÊN TẮC MẶC ĐỒ GIỮ ẤM CHO TRẺ SƠ SINH

💨Nguyên tắc số 1: 4 ấm - 1 lạnh. Nguyên tắc này bắt buộc giúp mẹ giữ ấm 4 vị trí vào mùa đông: bàn tay, lưng, bụng và bàn chân. - Giữ ấm bàn tay: Bàn tay bé phải được giữ ấm nhưng chú ý không để bé bị mồ hôi tay. Nên theo các chuyên gia nếu bé sinh vào mùa đông thì mẹ nên thường xuyên đeo bao tay cho bé. - Giữ ấm lưng: Mẹ nên mặc vừa đủ ấm lưng cho bé, không nên quá nóng khiến bé bị đổ mồ hôi. Lưng bé được giữ ấm vừa phải sẽ là một lớp bảo vệ phổi cho bé, tránh được các bệnh về đường hô hấp. - Giữ ấm bụng: Giữ ấm bụng sẽ giúp bảo vệ cho dạ dày con hoạt động tốt hơn. Bởi nếu lạnh bụng bé sẽ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. - Giữ ấm bàn chân: Bàn chân là vị trí trên cơ thể dễ bị lạnh nhất. Chính vì vậy mà mặc quần áo cho trẻ sơ sinh vào mùa đông không thể quên được việc đeo bao chân cho bé. Nguyên tắc lạnh: Lạnh ở đây không có nghĩa là làm cho một phần cơ thể bị lạnh. Mà là để cho đầu của bé được thông thoáng. Mẹ chỉ nên đội mũ cho trẻ khi đi ra ngoài. Còn với trẻ sơ sinh chỉ nên che thóp cho bé, còn phần khác nên tiếp xúc với không khí để tản nhiệt tốt hơn. 💨Nguyên tắc số 2: Nhiều lớp mỏng hơn 1 lớp dày. Việc mặc nhiều lớp áo mỏng sẽ che chắn và ngăn cản được nhiệt độ bên ngoài tác động với cơ thể bé. Ngoài ra nhiều lớp mỏng sẽ làm cho bé cử động thoải mái hơn. 💨Nguyên tắc số 3: Mặc theo nhiệt độ. Dựa theo nhiệt độ phòng mà mẹ lựa chọn số bộ mặc quần áo cho trẻ sơ sinh vào mùa đông. – Nhiệt độ từ 20 -22 độ C mẹ nên mặc cho bé một bộ áo cộc tay và khoác một chiếc áo dài tay bên ngoài. Khi trẻ đi ngủ thì đắp 1 chiếc chăn mỏng. – Nhiệt độ từ 18 – 19 độ C mẹ mặc cho bé một bộ body, một áo dài tay và đắp một chiếc chăn mỏng khi trẻ đi ngủ. – Nhiệt độ từ 16 – 17 độ mẹ mặc cho bé một bộ body, một áo dài tay và đắp 2 chăn mỏng. – Nhiệt độ < 16 độ: mẹ mặc cho bé một áo dài tay, một bộ body, đi bao chân, bao tay và đội mũ thóp. Trước khi đi ngủ đắp cho bé 2 chăn mỏng hoặc 1 chăn dày hơn. St

Đọc thêm
 profile icon
Viết phản hồi

25 PHÉP LỊCH SỰ TỐI THIỂU CHA MẸ PHẢI DẠY CON

1. Đừng bao giờ nhại lại giọng địa phương của người khác vì điều đó không có gì hay ho đâu con ạ! 2. Khi người khác đang nghỉ ngơi, con hãy giữ yên lặng. Nếu con có chuyện muốn nói thì con hãy nhẹ nhàng đi ra ngoài. 3. Khi ai đó hỏi con cái gì, nếu con không biết thì hãy trả lời lịch sự rằng "Mình không biết hoặc mình không hiểu lắm". Con đừng nói trống không "Sao mà biết được". 4. Khi con nói xin lỗi thì con đừng thêm từ "được chưa". 5. Nếu con mượn đồ của người khác thì con hãy nhớ trả lại. 6. Khi con mượn đồ trân quý của ai đó, con hãy nhớ giữ gìn cẩn thận. 7. Khi con ăn, con hãy ăn xong rồi nói chuyện. 8. Người văn minh hãy biết cách học lấy những điều thông minh. 9. Nếu có cuộc gọi nhỡ, con hãy lịch sự nhắn tin khi chưa thể gọi lại. 10. Con đừng xem trộm tin nhắn, ảnh hay nhật ký của người khác. 11. Khi người khác đang nói, con nên để họ nói xong rồi nói. 12. Nếu con nói "tôi mời" thì con phải là người thanh toán. Còn nói "chúng ta đi ăn đi" thì ai trả phần người đấy con nhé! 13. Nếu ai đó xúc phạm con, con không nên đáp trả hoặc to tiếng với họ mà hãy mỉm cười bước đi. 14. Nếu đi cùng ai đó, người ấy chào một người bạn không biết thì con cũng nên chào họ. 15. Đeo tai nghe khi xem video, nghe nhạc ở nơi công cộng để không làm phiền tới người khác. 16. Tránh cười, nói chuyện quá to khi nhìn chằm chằm vào người khác. 17. Con không nên phóng xe nhanh qua vũng nước. 18. Một người đàn ông có giáo dục sẽ luôn thể hiện sự tôn trọng đúng mực với phụ nữ con nhé! 19. Con hãy trả lại số tiền đã vay càng sớm càng tốt. 20. Nếu ngủ ở nhà người khác, con hãy nhớ gấp chăn gối cho gọn gàng trước khi đi. 21. Hãy nhìn vào người đối diện khi con nói chuyện với ai đó. 22. Đừng cãi nhau ở chốn công cộng. 23. Đôi giày của con lúc nào cũng nên sạch sẽ. 24. Nguyên tắc vàng khi dùng nước hoa là dùng vừa phải. Nếu con vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của mình vào buổi tối thì có nghĩa là mọi người đã quá mệt với nó rồi. 25. Nếu ai đó giúp đỡ con dù chuyện nhỏ nhất cũng nên nói lời "cảm ơn". St

Đọc thêm
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

13 CÁCH DẠY CON NGOAN NGOÃN KHÔNG CẦN ROI VỌT

Một trong những cách dạy con ngoan là cha mẹ cần biết nói chuyện với bé. Cách bạn giao tiếp với con cũng chính là thói quen bé dùng để nói chuyện với người khác. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn dạy con biết vâng lời: 1. "Khi nào... thì" "Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con" hoặc "Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình". Từ "khi nào" ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ "nếu". 2. "Chân trước, miệng sau" Thay vì đứng ở xa, hét lên: "Tắt tivi đi Mít, đến giờ cơm rồi", bạn có thể đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Được mẹ tâm lý sẽ giúp bé thích làm theo yêu cầu của mẹ mà ít chống đối hơn. 3. Hãy cho bé lựa chọn "Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước" hoặc "Con thích mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?". 4. Đừng hỏi khó Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Hãy xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Ví dụ, lỗi phổ biến của cha mẹ là hỏi bé 3 tuổi: "Sao con làm thế?" (đôi khi người lớn còn không thể biết vì sao). Thay vào đó, hãy hỏi: "Kể cho mẹ xem con đã làm gì?". 5. Trực tiếp Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, bạn hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ. 6. Gọi tên Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên; chẳng hạn: "Ben, lấy hộ mẹ cái cốc". 7. Nguyên tắc từng câu một Nghĩa là bạn chỉ nên yêu cầu con làm một việc một lúc. Bạn càng "dông dài" với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng "giả điếc". Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện. 8. Hãy đơn giản Cần sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ. 9. Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp. 10. Đưa lợi ích để bé không từ chối Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: "Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi" thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn. Đó là lý do bé không muốn từ chối mẹ. 11. Hãy tích cực Thay vì nói: "Không làm ồn ở đây", bạn có thể gợi ý: "Con hãy về phòng mình vui chơi đi". 12. Bắt đầu "chỉ thị" của bạn với "mẹ muốn" Thay vì "Bỏ con d a o xuống", hãy nói "Mẹ muốn con bỏ d a o xuống"; thay vì: "Hãy cho Sam mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh. 13. Sử dùng "Khi con... mẹ cảm thấy... bởi vì..." Chẳng hạn: "Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc" St

Đọc thêm
 profile icon
Viết phản hồi

Vì sao không nên mang thai sớm sau khi sinh mổ

Dạo gần đây mình thấy có một số mẹ gặp tình trạng thai làm tổ trên vết mổ vô cùng nguy hiểm, lý do là mang thai quá gần sau khi sinh mổ. Các mẹ cần nhớ, khoảng cách hợp lý giữa các lần sinh mổ nên là 2 năm để cơ thể người mẹ có thời gian hồi phục, vết mổ ở tử cung ổn định để có thể đảm bảo sức khỏe cho lần mang thai kế tiếp. Nếu không, rủi ro cho cả mẹ và con sẽ rất lớn, ảnh hưởng tới sức khoẻ và cả tính mạng. Những rủi ro khi mang thai sớm sau khi sinh mổ + Thai bám vào vết sẹo mổ cũ + Bục vết sẹo mổ cũ + Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và sức khoẻ thai nhi + Có nguy cơ sinh non Những lưu ý khi mang thai lần 2 sau sinh mổ Kiểm tra sức khỏe, tình trạng vết mổ cũ trước khi có ý định mang thai. + Khi có các dấu hiệu mang thai cần tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. + Thông báo với bác sĩ về tình trạng sinh mổ của lần mang thai trước, lý do sinh mổ là gì, diễn biến sức khỏe của bản thân sau sinh mổ, tiền sử bệnh án (nếu có)... + Khám sức khỏe, siêu âm định kỳ, theo dõi sự phát triển của thai nhi. + Theo dõi vết mổ cũ thường xuyên, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các cơn đau ở vết mổ cũ hoặc phần xương mu. + Giữ gìn sức khỏe, có chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát cân nặng. + Chủ động mổ lấy thai hoặc liên tục tới bệnh viện kiểm tra trong thời gian vài ngày trước sinh để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.

Đọc thêm
 profile icon
Viết phản hồi
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi

TẠI SAO TRẺ BỊ DẬY THÌ SỚM

Tình trạng trẻ bị dậy thì sớm ngày càng phổ biến, đây là dấu hiệu cảnh báo cho thấy cha mẹ nên lưu ý chăm sóc, chia sẻ và cần thiết phải điều trị cho trẻ. Dậy thì bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, thay đổi hình dạng và kích thước cơ thể đồng thời phát triển khả năng sinh sản. Phần lớn các trường hợp dậy thì sớm ở trẻ hiện nay không có nguyên nhân cụ thể mà chỉ đơn thuần là sự trưởng thành trước thời hạn. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây ra biến đổi này, đó là: Trẻ mắc bệnh u não, u nang buồng trứng, u tinh hoàn, các bệnh tuyến giáp. Lượng estrogen đưa vào cơ thể trẻ quá nhiều qua thực phẩm, đồ nhựa,... Do thuốc. Giới tính: Con gái có khả năng dậy thì sớm gấp 10 lần so với con trai. Di truyền học. Thỉnh thoảng, dậy thì sớm có thể được kích hoạt bởi các đột biến gen kích hoạt giải phóng hormone giới tính. Hầu hết những đứa trẻ này thường có cha mẹ hoặc anh chị em có bất thường di truyền tương tự. Béo phì. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa béo phì ở các cô gái trẻ và tăng nguy cơ dậy thì sớm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không biết làm thế nào liên kết trực tiếp. Béo phì dường như không liên quan đến dậy thì sớm ở trẻ trai. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho các mẹ trong quá trình chăm sóc bé!

Đọc thêm
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

5 MŨI TIÊM CẦN THIẾT CHO MẸ CHUẨN BỊ MANG THAI

Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất bảo vệ sức khoẻ của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Dưới đây là 5 mũi tiêm cần thiết trước khi mang thai cần thiết cho mẹ: Sởi - Quai bị - Rubella Đây là mũi tiêm có tác dụng phòng chống 3 tình trạng truyền nhiễm nguy hiểm và dễ mắc phải trong thời gian mang thai. Tốt nhất mẹ nên tiêm trước 1-3 tháng khi có ý định mang thai và không tiêm khi biết mình đã có thai. Thuỷ đậu Thuỷ đậu là căn bệnh nguy hiểm, có khả năng khiến bé sinh ra bị các dị tật như đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não,...Mẹ nên tiêm phòng vacxin thuỷ đậu trước ít nhất 3 tháng khi chuẩn bị mang thai. Cúm Vacxin phòng cúm giúp trẻ giảm nguy cơ dị tật khi chào đời như hở hàm ếch, tim bẩm sinh,...Mẹ có thể tiêm vacxin cúm trước mang thai hoặc có thể ở bất kì độ tuổi nào của thai kì. Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván Vacxin được sử dụng chống bạch hầu và uốn ván ngày nay cũng có thể chức năng chống được bệnh ho gà. Mẹ nên tiêm 2 mũi vacxin, với mũi 1 bắt đầu từ tuần thứ 22 trở đi và mũi 2 tiêm lại sau đó 1 tháng. Mũi 1 không nên tiêm (muộn nhất là tuần 36) và mũi 2 muộn nhất là tuần 30. Mẹ chú ý tiêm đúng thời điểm vì chứng uốn ván có thể gây tình trạng lưu ở thai nhi. Viêm gan B Đây là căn bệnh lây truyền qua đường máu và từ mẹ qua con. Vậy nên khi có ý định mang thai, mẹ cần đi xét nghiệm tổng quan để chuẩn bị tốt cho cả thai kỳ. Mẹ có thể tiêm vacxin viêm gan B trước hoặc trong lúc mang bầu đều được.

Đọc thêm
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi

TẮM THỦY LIỆU CHO BÉ CÓ TỐT KHÔNG?

Tắm thủy liệu là trào lưu đang hot trong hội mẹ bỉm hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp khá mới mẻ nên cũng khiến nhiều mẹ băn khoăn về hiệu quả của nó. Vậy rốt cuộc phương pháp này là tốt hay xấu và có nên áp dụng cho bé không? Theo các chuyên gia thì phương pháp này rất tốt cho các bé từ 2 đến 4 tháng tuổi. Tắm thủy liệu có rất nhiều lợi ích đối với sự phát triển của bé: + Giúp bé không còn sợ nước và nhanh chóng thích ứng với nước hơn + Giúp xoa dịu và giảm căng thẳng cho trẻ + Bé như được massage nhẹ nhàng, giúp cơ thể được dễ chịu, thoải mái hơn + Tăng cường sự lưu thông máu đến tất cả các bộ phận trên cơ thể + Nâng cao được sức khỏe của xương, khớp; tăng khả năng vận động về sau + Giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe và hấp thụ thức ăn tốt hơn + Kích thích hệ thần kinh; giúp phát triển EQ/IQ hiệu quả + Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và nhận thức + Mang lại giấc ngủ ngon cho bé Với nhiều lợi ích mà tắm thủy liệu mang lại, mẹ có thể thử áp dụng phương pháp này cho bé yêu. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý một số điều sau: + Cần tắm thủy liệu cho trẻ đúng cách + Chọn thời gian hợp lý, tránh gây ảnh hưởng đến giờ bú, giờ ngủ của trẻ + Chỉ đưa trẻ xuống bể bơi thuỷ liệu khi trẻ cảm thấy thoải mái, hợp tác và không có triệu chứng bệnh lý + Tránh bơi thuỷ liệu ngay trước hoặc sau khi cho bú + Đừng bao giờ để trẻ không có người giám sát hoặc ở một mình. + Đảm bảo nhiệt độ không khí và nước tắm thoải mái và phù hợp với làn da nhạy cảm của bé, tốt nhất là duy trì trong khoảng 38 độ C. St

Đọc thêm
 profile icon
Viết phản hồi