Đậu Đỏ profile icon
ĐồngĐồng

Đậu Đỏ, VietNam

Tác giả
Bài đăng(7)
Trả lời(0)
Bài viết(0)

Cơn đau mẹ phải trải qua trong quá trình sinh nở

Những cơn đau mẹ phải trải qua trong quá trình sinh nở là minh chứng cho thấy hành trình làm mẹ luôn đầy khó khăn vất vả. Cơn đau ấn đáy tử cung Sau khi mẹ sinh con, mẹ sẽ được các hộ lý ấn vào bụng để tống khứ dịch ra ngoài, tránh tình trạng sản dịch ứ đọng. Sau sinh, mẹ sẽ trải qua quá trình tiết sản dịch (bao gồm máu, nước ối còn sót lại, dịch tiết của tử cung, các mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung). Với các mẹ sinh mổ, việc dùng túi muối ấm chườm lên bụng để tránh gây tổn thương tử cung, ngăn ngừa băng huyết sau sinh… Cơn đau co bóp tử cung Để tử cung nhanh chóng hồi phục sau sinh, mẹ sẽ được tiêm để tử cung co bóp nhanh chóng co hồi về trạng thái ban đầu. Lúc này mẹ sẽ đối mặt với cơn đau. Đặc biệt là các mẹ sinh mổ khi phải chịu cùng lúc 2 cơn đau (cơ đau do tử cung co bóp và đau do vết mổ). Ngoài 2 cơn đau mẹ phải trải qua này, mẹ còn trải qua cơn đau đẻ tưởng như chết đi sống lại trước đó. Sau những ngày mang thai vất vả, mẹ không hề được nghỉ ngơi mà còn hao cạn, tốn nhiều sức lực bước vào cuộc vượt cạn mà đôi khi mẹ phải đánh đổi bằng cả sinh mạng của mình. Với những cơn đau mẹ phải trải qua để sinh con, cho thấy hành trình làm mẹ chưa bao giờ đơn giản, đồng thời cũng là lời nhắc nhở mẹ cần giữ giức khỏe thật tốt và đừng quên nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng. Sau sinh, để cơ thể nhanh chóng hồi phục, trở về trạng thái ban đầu, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây. Vận động sớm: Nếu có quan niệm mẹ sau sinh cần nằm nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, mẹ cần bỏ ngay. Thực ra, mẹ sau sinh không nên nằm im một chỗ quá lâu. Việc nằm một chỗ quá lâu không chỉ làm kéo dài thời gian hồi phục của mẹ mà còn dễ khiến mẹ gặp nguy cơ thuyên tắc phổi. Sau sinh, mẹ nên vận động sớm, vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn máu, nhanh chóng tống đẩy sản dịch ra ngoài; Chú ý vấn đề ăn uống sau sinh: Sau sinh, mẹ nên ăn nhạt. Nếu mẹ ăn dầu mỡ, thức ăn nhiều gia vị, thức ăn cay nóng… có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn và nôn do đường ruột chưa thích ứng kịp; Chú ý vấn đề vệ sinh thân thể: Theo quan niệm cũ, mẹ sau sinh cần kiêng tắm gội và đánh răng. Thực ra, đây là quan niệm sai lầm. Mẹ sau sinh kiêng tắm gội có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, vết rạch tầng sinh môn… do cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, việc mẹ không tắm gội cũng làm ảnh hưởng đến tâm trạng, dễ khiến mẹ bực bội, dẫn đến căng thẳng, stress, thậm chí là trầm cảm sau sinh; Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng: Một số mẹ vẫn lầm tưởng rằng mẹ sau sinh ăn nhiều trái cây, rau củ quả sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe em bé nếu bé bú mẹ. Thực ra, mẹ sau sinh muốn nhanh chóng hồi phục cần có chế độ dinh dưỡng phong phú đa dạng và hợp lý. Mẹ nên ăn nhiều các loại trái cây giàu chất xơ, vitamin để cải thiện tiêu hóa, miễn dịch, cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, đồng thời giúp sữa về nhiều nuôi con.

Đọc thêm
Cơn đau mẹ phải trải qua trong quá trình sinh nở
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi

7 cách giảm lo lắng khi mang thai

Một biểu hiện của lo lắng khi mang thai chính là hay nghĩ linh tinh. Có những bà bầu suy nghĩ liên tục không thể ngừng. Tệ hơn trong đầu là dòng suy nghĩ tiêu cực. 1. Nguyên nhân khiến bà bầu hay lo lắng khi mang thai Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não của bạn. Điều này khiến bà bầu hay suy nghĩ linh tinh, lo lắng. Mang thai là thời kỳ có nhiều thay đổi. Cả về thể chất và tâm lý bà bầu theo từng thời điểm khác nhau. Có những thay đổi khiến bạn vui vẻ, hoan hỉ như là lần đầu nghe được nhịp tim của bé, lần đâu thấy bé cười khi siêu âm hay lúc nhận được cú đạp của em. Cũng có những thay đổi dẫn đến cảm xúc hoàn toàn trái ngược. Nó thật khó chịu. Thậm chí là đáng sợ. 2. Vậy suy nghĩ nhiều & lo lắng có ảnh hưởng đến thai nhi Nếu bạn chỉ cảm thấy thỉnh thoảng, nó không có khả năng gây ra vấn đề cho em bé của bạn. Nhưng mọi thứ cứ tiếp diễn, Ngày này qua ngày khác, Nhiều hơn bình thường, Và, Bạn cảm thấy khó khăn để đối phó. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc bất cứ ai có thể giúp bạn. Vì, Mức độ lo lắng cao trong thai kỳ có liên quan đến nguy cơ phát triển các tình trạng như tiền sản giật, sinh non và sinh con nhẹ cân. 7 cách giảm lo lắng khi mang thai Cách 1: Hãy nói ra mọi suy nghĩ, lo lắng của bạn Cách 2: Làm cho cơ thể bạn vận động, để ra mồ hôi. Cách 3: Thiền – Di chuyển tâm trí của bạn Cách 4: Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và ăn ngon Cách 5: Viết về những suy nghĩ, những lo lắng của bạn Cách 6: Đối xử tốt với bản thân. Cách 7: Hỏi bác sĩ của bạn

Đọc thêm
7 cách giảm lo lắng khi mang thai
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

Bà bầu uống soda được không, soda sữa hột gà trước khi đi đẻ?

Bà bầu uống soda được không, soda sữa hột gà trước khi đi đẻ? Bà bầu trước khi sinh thường được khuyên uống soda sữa hột gà hoặc bia sữa trứng gà đế sinh con ra được trắng trẻo, mẹ có sức rặn đẻ hơn khi sinh thường nhưng sự thật có phải như vậy không? Mặc dù món thức uống này là một món thức uống bổ dưỡng với những người cần tăng cân như lòng đỏ trứng gà chứa nhiều protein, soda tốt cho hệ tiêu hóa sự kết hợp này tạo nên một món nhiều năng lượng vị ngọt béo dễ uống. Trên thực tế, đã có một số phụ nữ áp dụng cách này, nhưng chưa có bằng chứng ủng hộ việc uống soda sữa hột gà cho mẹ có sức rặn đẻ khi sinh thường, hoặc có sức khi sinh mổ. Ngược lại còn gây hại trong quá trình và sức khỏe sau sinh của các mẹ hơn. Thành phần trong món soda sữa hột gà là: Trứng gà Sữa đặc Soda Chanh Tác hại của việc mẹ bầu uống soda sữa hột gà khi sinh Soda Nước ngọt có gas luôn nằm trong danh sách cấm của các bà bầu mang thai do nhiều tác hại từ chất bảo quản, chất tạo màu mùi của loại thức uống này mang lại. Axit carbonic có trong các loại nước ngọt có gas có thể khiến mẹ bầu bị ợ nóng nghiêm trọng. Trứng gà Trứng gà được đánh sống chưa nấu chín có thể nhiếm khuẩn gây hậu quả nghiêm trọng cho mẹ bầu. Sữa đặc Sữa đặc sử dụng nguyên chất không qua nấu chín cũng gây khó tiêu cho mẹ. Ba nguyên liệu này kết hợp với nhau tạo thành một hỗn hợp kết tủa, sẽ gây khó tiêu, co thắt dạ dày, đầy bụng cho bà bầu trước khi sinh, chưa kể nếu bụng mẹ yếu sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy làm mất nước khi sinh. Mẹ bầu trước khi sinh thì nên ăn uống ra sao? Khi bước vào quá trình chuyển dạ, cơ thể của bạn sẽ hướng nhiều năng lượng và sức lực cho việc sinh con và lượng calo dùng cho những mục đích không quan trọng chẳng hạn như tiêu hóa bị cắt giảm đáng kể. Các bác sĩ thường đề nghị rằng mẹ bầu có thể chọn những món ăn nhẹ, dễ chuẩn bị cũng như không gây khó khăn khi tiêu hóa. Ăn đồ ăn nhẹ hoặc nhấm nháp một ít thức ăn lỏng có thể giúp mẹ cảm thấy thoải mái và thích ứng tốt hơn với quá trình chuyển dạ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu là lúc bạn có thể cảm thấy đói nhất. Một vài lựa chọn thực phẩm tốt cho bà bàu sắp sinh là: sử dụng những đồ chứa tinh bột để giữ sức như cơm, cháo, bánh mỳ, khoai tây, các loại hạt, ngũ cốc. Tuy nhiên, những đồ này bạn nên ăn từ sớm vì chúng tiêu hóa chậm. Mẹ không nên ăn nhiều thức ăn một lúc mà nên chia nhỏ các bữa ra để thức ăn được tiêu hóa từ từ. Ăn nhiều một lúc có thể khiến mẹ bị đầy bụng, trào ngược khi các cơn co dồn dập và bạn cần rặn đẻ. Để giữ nước cho cơ thể cũng như cung cấp năng lượng, mẹ có thể uống nước lọc, hoặc nước ép hoa quả theo sở thích, mẹ cũng cũng có thể uống nước dừa tươi giúp cung cấp chất điện giải quan trọng. Ngoài ra, uống chút trà thảo dược với mật ong cũng rất thơm ngon và vị ngọt tự nhiên của mật ong sẽ giúp bạn tăng cường năng lượng. Tránh sử dụng thức uống tăng lực vì ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh con. Hy vọng bài viết có thể giải đáp thắc mắc của các chị em về việc “Bà bầu uống soda sữa hột gà trước khi lên bàn đẻ cho có sức”, hãy hết sức cẩn trọng với các thực phẩm mẹ nạp vào nhé, vì khi sinh xong bạn còn cả một quá trình nuôi con dài phía trước.

Đọc thêm
Bà bầu uống soda được không, soda sữa hột gà trước khi đi đẻ?
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

Sa dây rốn - biến chứng nguy hiểm cuối thai kỳ

Sản phụ ngoài 30 tuổi, mang thai lần ba, quá trình chuyển dạ dây rốn lọt xuống trước và mắc kẹt, thai nhi trong tử cung tim đập rời rạc. Đây là một tai biến đặc biệt nguy hiểm, trong sản khoa thường gọi là sa dây rốn. Quá trình cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ đột ngột do co thắt của các mạch máu dây rốn. Thai nhi nguy hiểm. Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối) hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ ối. Đây là một tình trạng cấp cứu hàng đầu vì gây suy thai cấp. Khi ấy cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông, hoặc sa ra ngoài âm đạo, việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ. Nếu không lấy thai ra ngay, có khả năng em bé sẽ chết trong vòng 30 phút. Thông thường cứ 300 trẻ chào đời có một ca bị sa dây rốn. Nguyên nhân sa dây rốn có thể do người mẹ đẻ nhiều lần nên ngôi thai không tốt, bất thường, khung chậu hẹp, méo... Ngôi thai bất thường, ví dụ ngược, ngang do ngôi không tỳ vào cổ tử cung, dây rốn có thể sa... Theo bác sĩ, thường dễ chẩn đoán sa dây rốn. Trong quá trình sản phụ chuyển dạ, hộ sinh có thể nhìn thấy dây nhau sa ra ngoài âm hộ, thăm âm đạo thấy dây rốn nằm cuộn trong âm đạo hoặc ở cổ tử cung. Sa dây rốn là biến chứng thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ (thai khoảng hơn 38 tuần). Khi phát hiện sản phụ sa dây rốn, cần được cấp cứu kịp thời trong vòng 30 phút thì may ra mới cứu được trẻ. Không có biện pháp cụ thể nào để ngăn ngừa hiện tượng sa dây rốn. Bác sĩ khuyến cáo, khi bị sa dây rốn, sản phụ có thể cảm thấy dây rốn trong vùng kín. Khi cảm thấy sự bất thường, cần đến viện cấp cứu ngay, không tự cố gắng đẩy dây rốn trở lại. Trong khi chờ cấp cứu, để giảm rủi ro dây rốn bị chèn ép quá nhiều, bác sĩ khuyên sản phụ duy trì tư thế quỳ úp mặt xuống sàn nhà với đầu gối quỳ gập, khuỷu tay và bàn tay úp sát sàn nhà.

Đọc thêm
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi