Về chúng tôiChính sách bảo mậtĐiều khoản sử dụngTiêu chuẩn cộng đồngSơ đồ trang web
Tải app miễn phí của chúng tôi
☘️
Cuộc thi ảnh Noel sung túc🥰
Mọi người ơi! Mình đang tham gia cuộc thi ảnh, các mom like và bình luận ủng hộ mình nhé😘 https://community.beyeu.com/booth/1863014?d=ios&ct=b&share=true
Quà Tháng 11/2022
Quà xịn xò lắm nha mọi người. Cám ơn đội ngũ Bé Yêu🥰🥰🥰
Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em
- Để phòng bệnh viêm phổi, nên cho trẻ được bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. - Trẻ bị viêm phổi chủ yếu do trẻ bị nhiễm từ cộng đồng (trong gia đình hoặc bên ngoài). Do vậy, cần tạo cho trẻ có môi trường sống trong lành: Không khói thuốc lá và các ô nhiễm khác. - Tránh tiếp xúc đám đông, đặc biệt người ốm có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho… chủ động phòng ngừa: Đeo khẩu trang khi cần, rửa tay thường xuyên. - Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo quy định. Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, nhằm tạo cho trẻ có miễn dịch chủ động chống lại bệnh tật khi bị lây nhiễm, góp phần tạo nên cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ viêm phổi và các bệnh tật khác.
Các nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần
Có rất nhiều tác nhân làm trẻ tái phát nhiều lần bệnh viêm phổi như: Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Nguồn nước, nguồn không khí ngày càng ô nhiễm và nhiều khói bụi. Môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh. Tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá từ những người xung quanh (hút thuốc thụ động)
Làm sao để phòng tránh trẻ bị viêm phổi?
Để biết cách phòng tránh viêm phổi, mẹ cần hiểu rõ các nguyên nhân thường gặp của viêm phổi ở trẻ em là gì. Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu gặp là do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,... Ở trẻ lớn hơn, ngoài các nguyên nhân trên còn có thể gặp các nguyên nhân khác như: Viêm phổi do sặc dầu, do xăng, do hóa chất,... Virus chiếm 70% các trường hợp gây viêm phổi ở trẻ em, các loại virus hay gặp là: Virus hợp bào hô hấp, virus cúm, adenovirus,... Hai loại vi khuẩn hay gặp nhất hiện nay là phế cầu và Haemophilus Influenzae. Phế cầu có thể gây ra biến chứng viêm màng não ở trẻ nhỏ, đây là một biến chứng rất nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao. Vậy, phòng bệnh cho trẻ bằng cách nào? Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trong sữa mẹ sẽ có rất nhiều kháng thể truyền cho con giúp con chống lại được các tác nhân xâm nhập gây viêm phổi. Giữ môi trường sạch sẽ, hạn chế khói bụi cũng là một cách hạn chế mắc viêm phổi cho con. Tiêm phòng vacxin đầy đủ. Ngoài kháng thể từ mẹ, kháng thể từ kháng sinh sẽ giúp trẻ tự tạo hàng rào miễn dịch của riêng mình. Giữ ấm cho trẻ, tránh để lạnh, tránh để việc thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Người chăm sóc trẻ rửa tay trước và sau khi chăm sóc cũng là một cách hạn chế lây nhiễm vi khuẩn sang cho trẻ. Ngoài ra: Nuôi dưỡng trẻ tốt, đảm bảo thể trạng, bổ sung vitamin A, kẽm,... cũng giúp trẻ phòng ngừa được viêm phổi.
Làm thế nào để mẹ nhận biết trẻ bị viêm phổi? Khi nào trẻ bị viêm phổi cần nhập viện?
Việc phát hiện sớm và điều trị viêm phổi sớm sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ nhỏ. Những dấu hiệu để mẹ hoặc người chăm sóc có thể nghi ngờ trẻ bị viêm phổi là khi trẻ có các dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên với biểu hiện ho và chảy nước mũi, thở khò khè: Ho: Ban đầu trẻ có thể ho ít, sau tăng lên, có đờm và kèm theo sốt vừa đến sốt cao, có thể hạ nhiệt độ. Chảy nước mũi từ ít đến nhiều. Thở khò khè hoặc thở rít. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc có thể bỏ ăn, bỏ bú. Khi nào trẻ bị viêm phổi cần nhập viện? Các biểu hiện của viêm long đường hô hấp trên. Khi có những biểu hiện dưới đây, mẹ cần nghĩ đến khả năng trẻ bị viêm phổi. Thở nhanh: Thở nhanh là dấu hiệu đầu tiên cần nghĩ đến viêm phổi ở trẻ nhỏ, mẹ sẽ đếm nhịp thở của trẻ bằng cách để trẻ nằm yên, không hoạt động gắng sức, đếm nhịp di động của lồng ngực hoặc bụng trong trọn vẹn 1 phút. Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở: Trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi). Trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi). Rút lõm lồng ngực (trên 1 tuổi). Rút lõm lồng ngực Rút lõm lồng ngực: Đây là biểu hiện chứng tỏ trẻ cố thở gắng sức, ngoài ra, một số trẻ còn có biểu hiện thở cánh mũi phập phồng, thở rên, sùi bọt cua ở trẻ sơ sinh, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào). Khi nào trẻ bị viêm phổi cần nhập viện? Rút lõm lồng ngực ở trẻ bị viêm phổi. Tím tái: Đây là dấu hiệu nặng khi trẻ bị thiếu oxy, trẻ có thể tím quanh môi, đầu chi hay vân tím toàn thân.
💕 MẸ LÀ MẸ, đơn giản chỉ vậy thôi.
💥 Có người nói rằng ❤️ Làm CHA dễ dàng hơn làm MẸ. Vì… - Không phải vác một cái bụng bầu trong suốt 9 tháng 10 ngày - Không bị hành hạ bởi những lần ốm nghén,lo lắng bất an trong suốt quá trình mang thai NHƯNG cha là người gánh vác kinh tế gia đình Rõ ràng là cha rất quan trọng, RẤT QUAN TRỌNG. __________________ 💥 Còn MẸ thì khác. ❤ Mẹ là MẸ: mẹ là trên tất cả. Mẹ có một sức mạnh của " tinh thần" đối với con. - Mẹ bỏ bạn bè, bỏ hầu hết các cuộc vui bên ngoài cũng vì muốn dành tất cả thời gian cho con - Không có gì vui hơn khi mẹ biết rằng con của mẹ đang lớn dần và khỏe mạnh - Mẹ chọn những gì ngon nhất, tốt nhất, an toàn nhất để được vào con 💕 MẸ LÀ MẸ, đơn giản chỉ vậy thôi.
💥💥 TÂM LÝ MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI VÀ NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI CHỒNG CẦN HIỂU RÕ
❣️ Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ) mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn, căng thẳng hơn, người nặng nề hơn nên cũng nhạy cảm và dễ cáu gắt hơn. _________________ 🤰 Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối có sự thay đổi rõ rệt thể chất, cơ thể. Lúc này thai nhi phát triển mạnh mẽ khiến bụng to ra, xệ xuống, mẹ có thể tăng lên hàng chục cân khiến người trở nên khệ nệ, nặng nề hơn. 🔰 Mẹ háo hức, bồn chồn và mong đợi. >> Cảm giác mỗi ngày đều đếm ngược từng ngày để chào đón một sinh linh bé nhỏ được chào đời cực kỳ thiêng liêng, nên là bao nhiêu mệt mỏi, khó khăn mẹ cũng hoàn toàn chấp nhận vượt qua. 🔰 Mẹ lo lắng và căng thẳng >> Mẹ lo sinh con như thế nào, nên sinh mổ hay sinh thường, như thế nào mới là tốt nhất cho cả mẹ và con. 🔰 Mẹ thấy tủi thân >> Mẹ bắt đầu xuất hiện các vết rạn vì tăng cân nhiều; cơ thể xồ xề không mặc vừa những bộ đồ yêu thích; không thể tự ngồi xuống buộc dây giày, không được tự chạy xe hay cũng không thể cùng hội bạn tụ tập đi “quẩy” như trước đây. Da mụn, mũi bè … Tất cả những điều này đều làm mẹ có cảm giác tự ti, không còn là chính mình nữa. 🔰 3 tháng cuối - Mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi >> Tâm trạng tiêu cực, nhạy cảm hay tủi thân, thêm vào đó cơ thể lại hay mệt mỏi, ngủ không đủ hay đau nhức khắp người. 🔰 Mức độ nhạy cảm tăng mạnh hơn >> Mẹ bầu có thể bật khóc nếu có ai đó chê mình tăng cân quá nhiều, khóc vì không còn mặc đồ bộ đồ hồi còn con gái hoặc cảm thấy tức giận nếu chồng không giữ lời hứa của mình. _________________ 💢💢 Mọi vấn đề bên ngoài đều rất dễ tác động đến tâm lý mẹ bầu trong thời điểm này nên cần cực kỳ thận trọng. ⚠️⚠️ Đặc biệt người chồng cần luôn tạo cho vợ cảm giác thoải mái, tích cực, chấp nhận sự nhạy cảm của vợ để vợ có một trạng thái tốt nhất cho quá trình sinh nở sắp tới.
Cách trị Chàm sữa (lác sữa) ở trẻ
Chàm sữa trẻ em là bệnh rất dễ tái phát do dị ứng khi ăn uống hoặc thời tiết thay đổi. Mục đích của việc điều trị là bình thường hóa làn da và kéo dài thời gian lành bệnh để hạn chế bệnh tái phát, bởi bệnh rất khó điều trị khỏi hẳn. Do đó, trẻ đang bị chàm sữa cấp tính cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây bệnh. Bên cạnh đó, cần chăm sóc da trẻ với các sản phẩm đặc biệt giúp cải thiện da bé. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng sản phẩm chăm sóc da hoặc thuốc bôi với liều lượng phù hợp và an toàn. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, hoặc làm theo các bài thuốc dân gian vì có thể khiến bệnh chàm sữa trẻ em nặng thêm. Một số kem chăm sóc da có thể dùng cho bé gồm Ceradan hay Dexeryl... *Phòng ngừa chàm sữa trẻ em Phòng ngừa chàm sữa trẻ em dựa trên các yếu tố: chế độ dinh dưỡng, vệ sinh làn da của trẻ và môi trường sống xung quanh. Cụ thể: Chế độ dinh dưỡng: Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần duy trì sữa mẹ lâu nhất có thể, chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ từ 6 tháng trở đi. Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, lạc, thực phẩm lên men... Vệ sinh thân thể trẻ: Không cho trẻ tắm quá lâu với xà phòng hoặc sữa tắm, nên tắm bằng nước ấm để giảm bớt tình trạng ngứa cho chàm sữa trẻ em gây ra, khiến trẻ phải gãi sẽ rất dễ làm nhiễm khuẩn da. Nên dùng các loại sữa tắm dành cho trẻ nhỏ. Tránh cho trẻ mặc các loại quần áo làm bằng chất liệu len hoặc sợi tổng hợp, không thấm hút mồ hôi và gây bít tắc da. Nên cho trẻ mặc quần áo mềm. Giữ da trẻ luôn khô, thoáng. Môi trường xung quanh: Không thay đổi nhiệt độ phòng quá nhanh. Thường xuyên chú ý vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là nơi ngủ của trẻ. Nơi ở của bé cần thông thoáng với độ ẩm cần thiết. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo. Chàm sữa - chăm sóc bé Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng sản phẩm chăm sóc da hoặc thuốc bôi với liều lượng phù hợp và an toàn *Trẻ bị chàm sữa kiêng ăn gì? Đối với trẻ vẫn còn đang bú mẹ, nếu trẻ bị lác sữa thì mẹ cần hạn chế một số thực phẩm sau để không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ dành cho bé: Các thức ăn giàu chất tanh: Tôm, cua, cá, thậm chí cả tảo cũng không nên ăn. Đây là các thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch cao, hay còn gọi là dị ứng. Nếu mẹ ăn các thực phẩm trên, chúng sẽ đi vào sữa mẹ, trẻ bú và có thể gây kích hoạt chuỗi dị ứng; Các thức ăn giàu chất béo: Như thịt mỡ, các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ... Khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo sẽ dễ làm khởi phát cơ địa dị ứng, chàm sữa trẻ em dễ sinh thêm nốt; Các thức ăn giàu chất cay và tê: Như ớt, chanh, tiêu. Về cơ bản, đây là những gia vị giúp kích thích tiêu hóa mạnh, tuy nhiên, chúng dễ gây ngứa và kích thích tiết mồ hôi, khiến trẻ đang bị lác sữa sẽ càng nặng hơn. Chỉ cần mẹ ăn một lượng thức ăn nhiều gia vị mạnh nhất định, sữa mẹ sẽ trở nên nóng hơn bình thường và ảnh hưởng đến trẻ.
Nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa bị hăm tả ở trẻ em.
Nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ Hăm tã là một tình huống cũng rất thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát. Các nguyên nhân gây ra thường là : Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy. Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu. Da quá nhạy cảm. Một số nguyên nhân khác làm bé bị hăm tã: Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé. Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da. Quần lót bằng nhựa có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng nó lại không thông thoáng và làm da của bé giữ ẩm, dẫn đến hăm tã. Một số biện pháp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiêu hoặc đi tiểu. Để mông thoáng mát nhiều lần trong ngày. Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm nên rửa tay sạch TRƯỚC và SAU khi thay tã cho bé. Nên sử dụng loại tã lót ít dùng chất tạo mùi, ít hoá chất chừng nào tốt chừng nấy. Thay tã thường xuyên.