Tui là Nhân Mã profile icon
ĐồngĐồng

Tui là Nhân Mã, VietNam

Tác giả
Bài đăng(115)
Trả lời(0)
Bài viết(0)

Lợi ích khi bầu ăn dâu tây

Những lợi ích của dâu tây với sức khỏe thai phụ: - Dâu tây là thực phẩm giàu vitamin C, kali và mangan đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bà bầu. Ngoài ra, dâu tây còn dồi dào vitamin nhóm B có tác dụng duy trì sức khỏe tim mạch. - Các sợi tự nhiên trong dâu tây giúp thai phụ có cảm giác nhanh no và duy trì vóc dáng lý tưởng khi mang thai. - Dâu tây chứa phytochemical (chất thực vật tự nhiên) tốt cho sức khỏe thai nhi cũng như của mẹ. - Mangan trong dâu tây có tác dụng chống viêm, chống lại các gốc tự do, hạn chế giảm viêm trong thời kỳ mang thai. Mangan cũng có vai trò trong xây dựng xương thai nhi và giúp xương của mẹ luôn chắc, khỏe. - Kali và vitamin K, magiê trong dâu tây cũng có tác dụng phát triển xương cho mẹ và thai, giống mangan. - Dâu tây còn có tác dụng đẩy lùi bệnh gout và đau khớp khi mang thai. - Các loại quả mọng, trong đó có dâu tây giàu iốt, hữu ích cho hoạt động của bộ não và hệ thần kinh của bào thai. - Dâu tây cũng thuộc nhóm quả chứa nhiều folate, có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở bào thai. Những lưu ý khi mẹ bầu ăn dâu tây: - Nếu ăn nhiều dâu tây bị nhiễm thuốc trừ sâu và hóa chất có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở bé. - Ở một số bà bầu nhạy cảm, dâu tây có thể gây dị ứng với các dấu hiệu như tiêu chảy, đau bụng, nổi ban, khó thở, buồn nôn… - Cân bằng dâu tây với các loại trái cây và rau, củ, quả khác để bao không bị dư thừa hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. - Nên uống nước ép dâu tây được chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh. - Không nên ăn những quả dâu tây đã được bảo quản quá lâu. Món ngon từ dâu tây cho bà bầu Sữa chua: ½ cốc Yến mạch: ½ cốc Sữa hạnh nhân: ½ cốc Chuối: 1 quả Dâu tây: 1 cốc Dâu tây rửa sạch cắt đôi (hoặc để nguyên) cho vào máy xay sinh tố cùng với yến mạch, sữa hạnh nhân, chuối, đem xay nhuyễn, rồi đổ ra ly. Nếu muốn thưởng thức sinh tố dâu tây sệt hơn, bạn có thể thêm sữa vào. Thêm một ít đá nếu bạn thích uống lạnh và trang trí một vài lát dâu tây lên trên. Ngoài ra, với dâu tây bạn còn có thể làm thêm các món như: mứt dâu tây, bánh dâu tây hoặc salad dâu tây....

Đọc thêm
Lợi ích khi bầu ăn dâu tây
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

Tôi thường cảm thấy nóng ran ở ngực mỗi khi ăn xong. Đây có phải là ợ nóng khi mang thai không?

- Nguyên nhân gây ợ nóng khi mang thai: Ợ nóng hay còn gọi là chứng khó tiêu hoặc trào ngược a-xít, là cảm giác nóng rát ở phần ngực dưới, đi kèm với vị chua, đắng ở vùng miệng và vùng hầu. Nguyên nhân ợ nóng là do sự thay đổi nội tiết tố và thể chất trong cơ thể của bạn. Khi mang thai, cơ thể của bạn sẽ sản sinh ra thêm nội tiết tố progesterone (thành phần làm nên nội tiết tố nữ) để giúp giãn nở các cơ tử cung, cho phép bé yêu phát triển tốt trong bụng bạn. Tuy nhiên nội tiết tố này cũng làm giãn cửa van dạ dày của bạn, khiến một ít axit dạ dày bị tràn ra, gây cho bạn có cảm giác nóng ran khó chịu. Nội tiết tố progesterone còn làm chậm lại các cơn co thắt của thực quản và ruột, khiến cho tiêu hóa chậm hơn. Bên cạnh đó, khi em bé lớn dần sẽ đè lên dạ dày, tạo ra áp lực đẩy các dịch vị trào ngược lên thực quản. Rất nhiều phụ nữ đã phải trải qua chứng ợ nóng và các triệu chứng khó chịu khác về đường tiêu hóa trong nửa cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và chỉ kết thúc khi đứa trẻ ra đời. - Cần phải làm gì khi gặp phải chứng ợ nóng? Việc loại bỏ hoàn toàn chứng ợ nóng hường rất khó. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các bước sau để giảm thiểu đi sự khó chịu: Tránh những thực phẩm và đồ uống gây đau dạ dày bao gồm đồ uống có ga, có chất cồn (tuyệt đối không sử dụng khi mang thai), có caffein, sô-cô-la, hoa quả hoặc nước hoa quả có chứ nhiều a-xít như cam quýt, cà chua, mù tạt và dấm, các loại thịt đã qua chế biến, các sản phẩm có chứa bạc hà và cuối cùng là các đồ nhiều gia vị và nhiều dầu rán. Hãy chia nhỏ bữa ăn của bạn thành nhiều lần trong ngày. Ăn chậm rãi và nhai kỹ. Uống nước nhiều trong bữa ăn sẽ làm bạn đầy bụng, tuy nhiên bạn vẫn nên duy trì uống 8-10 cốc nước mỗi ngày trong khi mang thai. Bạn thử nhai kẹo cao su sau bữa ăn vì việc này sẽ kích thích tuyến nước bọt và giúp trung hòa axit trong dạ dày; Không ăn quá gần giờ đi ngủ mà hãy để cho dạ dày bạn chuyển hóa thức ăn trong 2-3 giờ trước khi đi ngủ; Kê cao gối hoặc thêm đệm để nâng cao nửa người phía trên của bạn và giữ cho dịch vị làm đúng việc của nó là chuyển hóa thức ăn nơi dạ dày. Giữ cân nặng của bạn ở mức hợp lý nhất đối với thai phụ. Nên mặc quần áo rộng rãi thoải mái, đừng nên mặc đồ bó eo và bụng. Nếu tất cả các phương pháp trên không giúp bạn giảm ợ nóng, hãy tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ để họ có thể đưa ra phương pháp tốt nhất cho bạn.

Đọc thêm
Tôi thường cảm thấy nóng ran ở ngực mỗi khi ăn xong. Đây có phải là ợ nóng khi mang thai không?
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi