Cách trị nhiệt miệng khi mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố chính là nguyên nhân khiến các mẹ bầu bị nhiệt miệng khi mang thai. Dù không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng tình trạng này lại khiến mẹ gặp bất tiện khi ăn uống, ảnh hưởng đến dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Vậy có cách nào để mẹ xử lý được nhanh chứng nhiệt miệng. Triệu chứng phổ biến nhất của bị loét là vết thương xuất hiện bên trong miệng. Ngoài ra,có một số biểu hiện để nhận diện chính xác tình trạng bao gồm: -Hôi miệng -Ngứa lưỡi, nướu -Sốt -Gặp khó khăn trong việc ăn uống. -Đau rát bên trong miệng, đặc biệt là lưỡi và khoang miệng. Bà bầu bị nhiệt miệng không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, nó sẽ khiến sinh hoạt ăn uống của mẹ bị bất tiện và hạn chế nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Trong tam cá nguyệt thứ 3, bị nhiệt miệng mẹ bầu cũng có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc thậm chí trải qua hiện tượng chảy máu chân răng nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. ** Cách phòng tránh tình trạng bà bầu bị nhiệt miệng: 1.Súc miệng bằng nước muối Nước muối là chất khử trùng tự nhiên cũng như là phương thuốc tự nhiên trị nhiệt miệng khá tuyệt vời. Nếu cảm thấy nốt nhiệt miệng bắt đầu xuất hiện, mẹ bầu hãy thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Điều này sẽ giúp giảm đau và tăng tốc quá trình chữa lành. 2.Uống trà hoa cúc Trà hoa cúc mang đến tác dụng khá tốt trong việc hỗ trợ vết loét miệng mau lành cũng như rút ngắn thời bị nhiệt miệng. Bạn có thể uống 1 tách trà ấm trước khi đi ngủ hoặc đặt túi lọc trà lên trên vết loét nhằm giúp giảm đau. 3.Súc miệng bằng baking soda Baking soda mang tính kiềm và có khả năng trung hòa các axit trong miệng cũng như tiêu diệt vi khuẩn trong miệng. Điều này sẽ giúp vết lở nhanh lành hơn. Mẹ bầu chỉ cần trộn 1 muỗng cà phê baking soda cùng nửa cốc nước ấm và súc miệng. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy thực hiện 2 lần/ngày. 4.Dùng giấm táo Giấm táo rất giàu axit axetic. Loại axit này có thể giúp kiềm chế vi khuẩn xấu và duy trì hệ vi sinh vật trong miệng khỏe mạnh, từ đó hỗ trợ vết lở miệng mau lành. Cách sử dụng giấm táo cũng khá đơn giản. 5. Ăn húng quế Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng húng quế có đặc tính chống vi khuẩn. Nó cũng ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp làm dịu vết loét. Do đó, bạn hãy nhai vài lá húng quế tươi vào mỗi bữa ăn. Mẹ bầu cũng có thể ngâm lá trong nước nóng và sử dụng như nước súc miệng. ** Bà bầu bị nhiệt miệng thì nên ăn gì? Khi bị nhiệt miệng tấn công, nhiều mẹ bầu sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống do sự cản trở của vết loét. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý đến vấn đề dinh dưỡng để cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động hằng ngày cũng như cho quá trình phát triển của thai nhi. Mặt khác, một số món ăn dành cho mẹ bầu trong trường hợp lở miệng bao gồm: Sữa chua -Rau xanh -Chè hoặc nước đậu đen -Nước ép cà chua, nước chanh -Trái cây ướp lạnh như táo, mận, cam. Bà bầu bị nhiệt miệng dẫu không hẳn là vấn đề nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên chú ý và tìm cách điều trị để vết lở miệng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Cách trị nhiệt miệng khi mang thai
1 Trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
Influencer của TAP

hữu ích nè