Phân biệt cường giáp và suy giáp (hormone tuyến giáp) vì sức khỏe sinh sản của chị em!!

Phân biệt cường giáp và suy giáp (hormone tuyến giáp) để điều chỉnh cách ăn uống, tránh ảnh hưởng khả năng mang thai nha chị em pn!! Hormone tuyến giáp chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát và trao đổi chất, điều chỉnh tốc độ sử dụng calo, làm tăng hoặc chậm nhịp tim; tăng, giảm nhiệt độ cơ thể. Nó còn quyết định tốc độ di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, kiểm soát cách cơ bắp co lại... Nếu thiếu hoặc dư hormone tuyến giáp đều có thể khiến cơ thể hoạt động bất thường gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như: bướu cổ, bệnh lý tim mạch, bệnh lý thần kinh, vô sinh, sẩy thai, dị tật bẩm sinh... Suy giáp - Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến thiếu hụt hormone tuyến giáp. Thiếu hụt i ốt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp. Suy giáp phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, đặc biệt là ở đối tượng phụ nữ cao tuổi. - Người bị thiếu hormone tuyến giáp sẽ có những biểu hiện như: thường mệt mỏi, hay nhức đầu, chóng mặt, đãng trí, trầm cảm, tâm trạng thất thường, da và tóc bị khô, rối loạn kinh nguyệt, cảm thấy quá lạnh vào mùa đông và quá nóng bức vào mùa hè. Bị suy giáp khi mang thai thường làm cho phụ nữ mang thai có thể bị tất cả các biến chứng cổ điển của suy giáp như: Chậm chạp, buồn ngủ cả ngày rất thích nên giường nằm. Thiếu máu, đau yếu cơ. Suy tim sung huyết, chậm chạp, táo bón... Có nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến sản khoa khác như tiền sản giật, bất thường bánh nhau, chảy máu nhiều sau đẻ. Những biến chứng này có xu hướng phổ biến ở các phụ nữ bị suy giáp nặng, còn đa số các trường hợp suy giáp nhẹ khi mang thai có thể không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc rất nhẹ và khó phát hiện được. Tuyến giáp của thai nhi chỉ được hình thành và bắt đầu hoạt động ở tuần thứ 10 - 12 của thai kỳ điều này có nghĩa là trong 12 tuần đầu, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào hormon tuyến giáp từ người mẹ. Do đó nếu mẹ bị suy giáp khi mang thai thì: Tỷ lệ sảy thai tăng gấp đôi, tỷ lệ chết chu sinh xấp xỉ 20%, các dị tật bẩm sinh tăng 20%. Con cũng sẽ bị suy giáp giống người mẹ. Hormon tuyến giáp có vai trò đối với sự phát triển bộ não của trẻ, những đứa trẻ bị suy giáp bẩm sinh có thể có những bất thường trầm trọng cả về sự phát triển trí tuệ và thể chất nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bánh rau là nơi truyền chất dinh dưỡng từ mẹ sang con, do sự bất thường bánh nhau ở người mẹ nên cân nặng của trẻ sẽ nhẹ cân. Muốn phòng ngừa suy giáp khi mang thai, mẹ bầu cần có chế độ ăn giàu Iốt như các loại hải sản tôm, cua, cá, ghẹ..., rong biển, tảo biển, các loại rau xanh đậm như rau dền, rau đay, mồng tơi...; trái cây tươi, thịt và sữa... Bên cạnh đó, mẹ cần kiểm tra bướu cổ, làm xét nghiệm máu các hormone FT4 và TSH, siêu âm tuyến giáp... để có thể phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể. Suy giáp là một căn bệnh nguy hiểm không chỉ với mẹ và với cả thai nhi. Vì thế sản phụ cần phải tầm soát định kỳ và điều trị kịp thời khi nghi ngờ mình bị bệnh tuyến giáp, để tránh ảnh hưởng tới bản thân và thai nhi. Cường giáp - Người bị dư thừa hormon tuyến giáp cũng gặp những vấn đề xấu về sức khỏe như: sụt cân nhanh, dễ bị tiêu chảy hoặc đi cầu nhiều hơn, bị liệt ở chân đột ngột, mất ngủ, nhạy cảm với ánh sáng, lồi mắt, mệt mỏi toàn thân, khó thở khi gắng sức... - Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, tạo ra quá nhiều hormone trong cơ thể. Khoảng 60-80% trường hợp cường giáp ở Mỹ là do bệnh Basedow gây ra. Các nguyên nhân khác bao gồm bưới cổ đa bào, u tuyến tính độc, viêm tuyến giáp và lượng i ốt dư thừa trong chế độ ăn uống.

Phân biệt cường giáp và suy giáp (hormone tuyến giáp) vì sức khỏe sinh sản của chị em!!
4 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
Thành viên VIP

Rất hữu ích

Influencer của TAP

hữu ích nè

Thành viên VIP

Hữu ích

Thành viên VIP

rất hay