Khắc phục chứng khô miệng khi mang thai
Khô miệng khi mang thai thì là tình trạng hay xảy ra, dù không nghiêm trọng quá nhưng mà cũng khiến các mẹ cảm thấy khó chịu. Cảm giác như lúc nào cũng phải cần uống nước, hoặc cần ăn uống cái gì đó ấy. Khô miệng khi mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể như:
- Mất nước: Lượng chất lỏng không đủ sẽ không tạo ra đủ nước bọt, làm cho miệng bà bầu bị khô.
- Biến động nội tiết tố: Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm giảm lưu lượng nước bọt gây ra hiện tượng khô miệng.
- Tăng thể tích máu: Tăng thể tích máu khiến bà bầu đi tiểu thường xuyên, dẫn đến mất chất lỏng từ cơ thể. Lượng nước trong cơ thể không đủ có thể làm giảm sản xuất nước bọt.
- Nôn mửa: Tình trạng nôn mửa do ốm nghén tạo ra một môi trường axit bên trong miệng và gây mất chất lỏng từ cơ thể. Nếu nước bọt không đủ để tuôn ra các chất lỏng có tính axit, miệng bà bầu sẽ bị khô.
-Lối sống: Bà bầu uống rượu và đồ uống có chứa caffeine, sử dụng các sản phẩm thuốc lá, ăn thức ăn mặn hoặc cay và thở bằng miệng cũng có thể dẫn đến khô miệng.
- Thuốc: Bà bầu sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao khi mang thai cũng có thể dẫn đến khô miệng.
Có một số cách có thể giúp mẹ khắc phục tình trạng khô miệng khi mang thai, mẹ có thể tham khảo áp dụng xem sao nhé:
- Uống nhiều nước để đảm bảo nhu cầu chất lỏng cho cơ thể.
- Thở bằng miệng có thể khiến vùng cổ họng khô, đặc biệt về đêm.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giảm tình trạng khô miệng.
- Bà bầu cũng có thể nhai kẹo cao su không đường giúp kích thích khoang miệng tiết ra nước bọt.
- Tránh hút thuốc và tiêu thụ rượu. Đây là hai nguyên nhân trực tiếp có thể khiến bà bầu khô miệng. Ngoài ra, cà phê, trà và đồ uống có gas có thể làm bà bầu thường xuyên khô miệng do khát nước.
- Duy trì vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng hàng ngày.
- Giảm thức ăn mặn, ít ăn đường.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các mẹ nhé.
Đọc thêm