Mỹ Linh profile icon
Kim cươngKim cương

Mỹ Linh, VietNam

Bài đăng(11)
Trả lời(77337)
Bài viết(0)
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi

Muốn con thành người như thế nào hãy cho con tiếp xúc với người như thế 😊

KHI CON DƯỚI 3 TUỔI (Mọi bậc cha mẹ đều nên đọc) Cả cuộc đời của con chỉ gói gọn trong 3 năm đầu đời (mình ý kiến 1 chút - 3 năm đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất) Chỉ cần chú ý những việc dưới dây thì việc dậy con sẽ nhàn tênh: 1. Hành vi của con từ 1 đến 3 tuổi quyết định tính cách cả đời của con . Vậy nên hãy cân nhắc trước khi thỏa mãn 1 yêu cầu nào đó của con . Dù nhỏ nhất cũng phải đặt ra câu hỏi: Liệu điều này có giúp ích gì cho con sau 20 năm nữa ? Nếu có: OK . Nếu không: nuốt nước mắt vào trong mà từ chối. Đừng nghĩ nó nhỏ xíu, đừng nghĩ vì yêu , đừng nghĩ vì mình dư điều kiện đáp ứng ....... "Chiếc thuyền đắm chỉ vì 1 lỗ nhỏ" 2. Ngôn từ: Cung cấp vốn từ cho con mọi lúc mọi nơi mọi hoàn cảnh . Ngôn từ giao tiếp của người lớn xung quanh con hấp thu hoàn toàn. Vậy nên hãy cẩn trọng tìm môi trường ngôn ngữ tích cực cho con. Người lớn muốn trò chuyện to tiếng. Muốn cãi nhau thì dắt nhau vào nhà vệ sinh mà cãi. Cứ trước mặt con có cái gì là con học không chọn lọc. Đừng hỏi vì sao con đanh đá. Đừng hỏi tại sao con lại có những ngôn từ ấy .... từ ta mà ra cả đấy. 3. Nhất quán trong cách dạy con: cái bánh sẽ ra sao khi có 3 đầu bếp chạm tay vào. Ai cũng nghĩ công thức của mình đúng nhưng 3 công thức đúng cộng lại sẽ tạo ra công thức sai . Đứa trẻ cũng thế . Nó sẽ hoang mang không biết rốt cuộc mình phải làm sao và phải theo ai . Lúc đó con sẽ chọn người đưa ra phương án dễ dàng nhất là người yêu thương nó nhất. và sau này con sẽ mất đi chính kiến của mình . Và con sẽ sống theo kiểu nắng bên nào thì che bên ấy. 4. Mỗi ngày dành cho con 3 phút. Cho con nghe các giai điệu của các bài hát thiếu nhi sinh động. Vốn từ và trí tưởng tượng của con phát triển từ đây. 5. Cho con tương tác nhiều với màu sắc: xanh - đỏ - tím - vàng - lục - lam- chàm - tím . Giới thiệu để con khỏi bị mù màu sau này . Màu sắc gì đang xuất hiện trước mắt con là ta vơ nó để cung cấp ngay vốn từ cho con . Ớt màu đỏ này. Cải màu xanh ..... 6. Cho con tương tác với hình dạng : tròn, vuông, tam giác ....... để tư duy không gian và tư duy logic con hình thành. 7. Cho con nhìn bản đồ. Mind map...... 8. Cho con ra bên ngoài. Đi trung tâm thương mại . Đi chiêm ngưỡng những ngôi nhà đẹp. Những kiến trúc tuyệt tác .... để con hình thành nên những giấc mơ của cuộc đời con. 9. Bạn mong muốn con trở thành con người như thế nào hãy cho con tương tác với người tương tự như thế. - Muốn con hạnh phúc => Gặp gỡ người hạnh phúc - Muốn con hoạt ngôn => tương tác với người hoạt ngôn - Muốn con tươi cười => tương tác với người cười suốt ngày . => Người khác không thể cho con bạn cái mà họ không có - Người tiêu cực không thể cho con bạn tích cực - Người mặt nhăn nhó không thể cho con bạn nụ cười - Người nói dối không thể cho con bạn trung thực - Người thiên vị không thể cho con bạn sự công bằng... #nguồncoppy

Đọc thêm
Muốn con thành người như thế nào hãy cho con tiếp xúc với người như thế 😊
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

NHỮNG LÝ DO BA MẸ KHÔNG NÊN SO SÁNH CON MÌNH

😵 Chắc hẳn ba mẹ không mấy xa lạ với cụm từ “con nhà người ta” và bắt gặp không ít những lời so sánh dù là vô tình hay hữu ý như: - Sao con mình không nặng cân bằng con nhà bà A? - Cháu bà B đã biết nói “bà bà” rồi mà sao cháu mình vẫn im thin thít?... Và hàng trăm các vấn đề khác của con đang được đem ra so sánh mỗi ngày 🤔 👂 Theo các chuyên gia, so sánh trẻ này với trẻ khác là điều tuyệt đối không nên làm. Mỗi bạn nhỏ thực sự là một điều đặc biệt, có những cột mốc và tốc độ phát triển khác nhau. 👇 Ngoài việc tự tạo cho bản thân một áp lực lớn về nuôi dạy con cái, so sánh con mình với “con nhà người ta” có thể gây những tổn thương về tâm lý và ảnh hưởng đến sự phát triển của con. 1️⃣ Áp lực tâm lý Trẻ sẽ cảm thấy gánh nặng tâm lý nếu liên tục khi bị so sánh. Ba mẹ không nên gây áp lực để bé phải thể hiện thật tốt, trẻ sẽ rất dễ lo lắng và mất ngủ. 2️⃣ Ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con Ai nói con trẻ thì không có lòng tự trọng. Chẳng ai lại không tự ái khi liên tục bị so sánh với người khác. Lòng tự ti xuất phát từ thời thơ ấu, vì vậy, tránh làm trẻ cảm thấy mình thua kém người khác. Bạn không muốn trẻ tự cao và kiêu ngạo, nhưng cũng đừng làm trẻ cảm thấy vô dụng và vô giá trị. 3️⃣ Xấu hổ khi giao tiếp Một đứa trẻ luôn bị so sánh sẽ có thiên hướng tránh giao tiếp với người khác, thậm chí là cả ba mẹ, người thân trong gia đình. 4️⃣ Tạo thái độ bất cần Nếu tài năng hoặc thành tích của trẻ không được công nhận, bé thậm chí sẽ không muốn làm vui lòng ba mẹ nữa. Đơn giản vì bạn rõ ràng ủng hộ người khác có kết quả ấn tượng hơn. 5️⃣ Làm trẻ trở nên kiêu căng Ngược lại, việc so sánh một cách quá tích cực về con mình với người khác cũng làm trẻ trở nên kiêu căng, tự phụ. Bạn có muốn con mình lớn lên và luôn nghĩ rằng chúng là siêu sao, là trung tâm của vũ trụ? Khen ngợi là tốt, nhưng đừng làm quá đến mức khiến trẻ nghĩ rằng, chúng giỏi hơn người khác rất nhiều. 6️⃣ Giữ khoảng cách với ba mẹ Việc con luôn giữ thái độ tiêu cực chống đối lại bạn khi bị đưa ra so sánh chứng tỏ bé cảm thấy không hài lòng với ba mẹ. Từ đó, bé sẽ tạo khoảng cách với gia đình. Con cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Nếu kéo dài tình trạng này, cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính cách con về sau. 7️⃣ Mỗi đứa trẻ đều có một nhịp phát triển riêng Thời thơ ấu không phải là một cuộc chạy đua đến đỉnh cao. Ba mẹ luôn nhớ rằng nên để con phát triển theo nhịp độ riêng của mình. Không có thời gian biểu cho sự phát triển của một đứa trẻ, vì vậy đừng lo lắng khi con bạn không bằng con người khác. 🙆‍♀️ Chẳng có một cán cân nào có thể cân đo đong đếm được 1 đứa trẻ sẽ cần bao nhiêu yêu thương, quan tâm, lắng nghe và tôn trọng từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Nuôi dạy một em bé hạnh phúc bằng sự bao dung, tin tưởng, khuyến khích và động viên; và đặc biệt cho phép con được học hỏi từ sai lầm để trẻ tự học cách khôn lớn và trưởng thành ba mẹ nhé! 💞 Trẻ con sẽ lớn rất nhanh -st-

Đọc thêm
NHỮNG LÝ DO BA MẸ KHÔNG NÊN SO SÁNH CON MÌNH
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

Bạn có biết trà "bất tử" chưa? 🤔

🌱Kombucha đã được phát hiện ở Trung Quốc, và được mệnh danh là trà "bất tử" nhờ tác dụng thải độc, tăng cường sinh lực. Sau đó, Kombucha rất được ưa chuộng tại Nhật Bản nhằm cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa cho các vị hoàng đế. 🌱Hiện nay Kombucha rất được yêu thích tại Mỹ, được sử dụng hàng ngày thay thế cho thức uống nhiều đường. 🌱Kombucha có vị chua và ngọt thanh. Thức uống này được làm từ quá trình lên men gồm trà (trà xanh, trà đen), đường với con giống SCOBY (cộng sinh của vi khuẩn và nấm men). Trong quá trình lên men, con giống SCOBY sẽ chuyển hóa hỗn hợp trà và đường thành lợi khuẩn probiotics (chủng lactobacillus), axit hữu cơ, vitamin B... Kombucha giàu axit hữu cơ, antioxidant, vitamin B, polyphenol, EGCG và lợi khuẩn probiotics có giá trị cao cho sức khỏe. 🌷Những lợi ích sức khỏe và sắc đẹp của Kombucha: 🍓Tăng cường hệ miễn dịch 🥝Bảo vệ hệ tiêu hóa 🍋Thúc đẩy giảm cân 🍓 Trẻ hóa làn da 🍊 Thanh lọc cơ thể 🍓 Tái tạo nguồn năng lượng tươi trẻ 🍹Đặc biệt với những mom sau sinh mà bị "xuống sắc" hoặc "béo phì" thì sau khi thôi bú cho con và cơ thể hồi phục thì nên sử dụng 1 ngày 2 lon 🍹để khỏe trong đẹp ngoài nè 😊. Star Kombucha có nhiều vị thơm ngon khác nhau nha 🍓🍓🍓 🍒 Vừa đẹp vừa giảm cân an toàn mà tốt cho tiêu hóa và sức khỏe nữa thì ngại gì không thử đúng không nào.🍋🍓🥝🍊 #hieuveStarKombucha

Đọc thêm
Bạn có biết trà "bất tử" chưa? 🤔
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi

Tắc tia sữa sau sinh – “không thể chủ quan”

Tắc tia sữa có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào sau khi sinh. Tuy nhiên thường hay gặp nhất là trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% phụ nữ cho con bú bị cương vú, căng tức, đôi khi cũng gặp trường hợp tắc tia sữa bị sốt hay tắc tia sữa thành cục cứng. Vậy làm sao để giải quyết triệt để các vấn đề này? Đó là câu hỏi mà nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa muốn được giải đáp. Tắc tia sữa không nên chủ quan dù là những dấu hiệu nhỏ nhất! Cấu tạo bầu ngực của người phụ nữ gồm nhiều ống dẫn giúp đưa sữa từ các nang sữa về các xoang chứa sữa nằm ngay sau quầng vú. Dưới tác động bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Vì thế, khi bị tắc tia sữa bầu vú của mẹ sẽ căng to, cứng hơn hình thường, kèm theo cảm giác đau nhức,sữa không tiết được ra ngoài hoặc chỉ tiết rất ít, dùng tay vắt cũng không ra sữa. Có cảm giác sốt, đau tăng dần nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong. Bầu vú sờ vào thấy cứng, chắc, nóng ấm. Nguyên nhân dẫn tới tắc tia sữa Tắc sữa xảy ra do các nguyên nhân như: Mẹ không cho bé thường xuyên hoặc đúng cách, bé bú không hiệu quả làm sữa tiết ra ít, không đều, lâu ngày ứ đọng bên trong dẫn đến hiện tượng sữa đông kết thành các hòn, cục ở lòng ống dẫn sữa. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục sản xuất và đổ về làm cho ống dẫn bị tắc căng phồng lên, chèn ép các ống dẫn xung quanh tạo ra vòng xoáy bệnh lý làm cho tình trạng ngày càng nặng thêm. Hãy điều trị đúng cách ngay từ những dấu hiệu đầu tiên Việc điều trị tắc tia sữa kịp thời và đúng phương pháp người mẹ sẽ tránh được nguy cơ dẫn đến các bệnh lý như: viêm tuyến vú, áp – xe vú âu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú, thậm chí là mất sữa vĩnh viễn. Tùy theo từng tình trạng tắc tia của mẹ mà phương pháp điều trị có thể khác nhau. + Trong trường hợp tắc tia sữa có cục co cứng, không thoải mái ở vùng ngực, bạn nên cho trẻ bú nhiều lần để hút bớt sữa ra, hoặc dùng tay nắn nhẹ vắt sữa, kết hợp chườm ấm bầu vú giúp thông tia sữa, nhẹ nhàng massage bầu vú trong khi con đang bú hoặc đang hút sữa bằng máy.  + Nếu sau vài ngày tình trạng tắc tia sữa có cục co cứng vẫn tiếp diễn bạn nên dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết nằm ở sâu trong bầu vú, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 lần, rồi lại làm ngược lại, làm nhiều lần. Mặt khác vừa day, vừa chườm ấm vào bầu vú, có thể sử dụng kết hợp với máy hút sữa để hút sữa ra. + Trường hợp tắc tia sữa lâu trở thành viêm nhiễm nặng ở tuyến vú hoặc thành áp-xe tuyến vú thì cần dùng kháng sinh toàn thân (tiêm hoặc uống), nếu không khỏi thì phải kết hợp trích tháo mủ sau khi đã dùng kháng sinh. Trong trường hợp bà mẹ tắc tia sữa bị sốt cao thì bé bú sữa mẹ sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa (đi đại tiện phân bọt, chất xanh, thậm chí tiêu chảy nếu sữa lẫn mủ). Vì vậy, trong thời gian điều trị tắc tia sữa bị sốt cao thì không nên cho bé bú bên vú bệnh mà cần hút bỏ đến khi khỏi mới cho bú lại.  Nguồn: copy

Đọc thêm
Super Mom
 profile icon
Viết phản hồi