Mai Trang profile icon
Kim cươngKim cương

Mai Trang, VietNam

Tác giả

Giới thiệu Mai Trang

Cuộc sống cũng giống như đi xe đạp, muốn giữ thăng bằng bạn phải tiếp tục di chuyển

Bài đăng(10)
Trả lời(462)
Bài viết(0)

HƯỚNG NỘI = GIAO TIẾP KHÓ KHĂN HƯỚNG NGOẠI = MAU MỒM MAU MIỆNG? Liệu có chính xác?

Trong cuốn Tính khí của trẻ, hướng nội – hướng ngoại được dùng để miêu tả xu hướng chúng ta tiêu hao/nạp năng lượng tinh thần như thế nào khi tiếp xúc với xã hội. Hình dung dễ hiểu thế này: - Người hướng ngoại, càng tiếp xúc với nhiều người, càng “hăng”, càng nhiều năng lượng, vui vẻ, hoạt ngôn. - Người hướng nội: tiếp xúc với càng nhiều người, càng tiêu hao năng lượng và kiệt sức. Người hướng nội nạp năng lượng bằng cách dành thời gian cho các hoạt động tĩnh hoặc một mình. Theo cách hiểu này, chúng ta hoàn toàn lý giải được sự khác biệt khi có những đứa trẻ có xu hướng “bám người”, luôn tìm mọi cách thu hút sự chú ý của ba mẹ; còn có những trẻ lại tỉ mỉ tự chơi trong góc riêng một cách bình yên thoải mái – đơn giản đây là cách con làm đầy bình năng lượng của chính mình. Như vậy chúng ta có thể tự tin rằng khi con có xu hướng hướng nội, con vẫn có thể có thể trau dồi được các kĩ năng giao tiếp xã hội cực tốt, hoặc những trẻ hướng ngoại có thể có sức tập trung tốt và quan sát tỉ mỉ tinh tế, với điều kiện được hướng dẫn cách thể hiện phù hợp. Trong ngày, trẻ hướng nội và hướng ngoại nạp năng lượng theo những cách khác nhau và vào những thời điểm khác nhau. Khi hiểu được về đặc điểm năng lượng và cách nạp năng lượng của trẻ, bạn sẽ lựa chọn, mã hoá và truyền đạt thông điệp của mình đúng đắn và phù hợp hơn. Nếu bạn cẩn thận quan sát và chăm chú lắng nghe, bạn sẽ biết con mình là em bé hướng nội hay hướng ngoại. Hãy đọc hết danh sách dưới đây, đánh dấu vào những mệnh đề bạn đồng ý trong mỗi nhóm. Con có thể biểu hiện như 1 em bé có khuynh hướng vừa hướng nội vừa hướng ngoại, nhưng bạn sẽ muốn biết bé thiên về đặc điểm nào hơn (hay nói cách khác, hãy chọn những đặc điểm mà bạn nhận thấy thường xuyên và rõ ràng hơn). Số dấu tick ở bên nào nhiều hơn, thì có thể coi là em bé của bạn nghiêng về xu hướng nạp năng lượng đó hơn. Hãy thử xem bé thuộc xu hướng nào để có cách giao tiếp phù hợp với con nhé!

Đọc thêm
HƯỚNG NỘI = GIAO TIẾP KHÓ KHĂN
HƯỚNG NGOẠI = MAU MỒM MAU MIỆNG?
Liệu có chính xác?
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

TỰ NGỦ Ở TRẺ TRÊN 1 TUỔI

Với nhiều cha mẹ, “thà làm việc thêm 2 tiếng còn hơn đưa con đi ngủ”. Bởi phải cực vất vả mới “lùa” được lũ trẻ lên giường. Tiếp sau đấy là hàng tiếng đồng hồ lăn lộn trước khi các bạn nhỏ thực sự chìm vào giấc ngủ. Đến lúc ấy, thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi của cha mẹ cũng chẳng còn nhiều nữa. Đối với một đứa trẻ, việc con không biết tự ngủ, cũng làm bé mất nhiều thời gian hơn các bạn khác (đã biết tự ngủ) để đưa mình vào giấc ngủ. Con ngủ ít, ngủ muộn, không sâu giấc. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này khi con đã lớn? Phần mở đầu của chùm bài viết về “HƯỚNG DẪN BÉ SAU 1 TUỔI TỰ NGỦ”, NCKPLCC giới thiệu đến cha mẹ một phương pháp rất nổi tiếng trong giời gian gần đây “Fading Chair” - “Chiếc ghế biến mất” Phương pháp “CHIẾC GHẾ BIẾN MẤT” Kỹ thuật “chiếc ghế biến mất” là gì? Đây là phương pháp luyện ngủ đã được áp dụng thành công cho rất nhiều trẻ. Giúp con tự đưa mình vào giấc ngủ mà không phụ thuộc vào sự giúp đỡ của cha mẹ. Phương pháp này dành cho các bé trên 12 tháng tuổi chưa biết tự ngủ hoặc mất tự ngủ quá lâu (trên 1 tháng). Đây là phương pháp luyện tự ngủ khá nhẹ nhàng. Bạn chỉ cần có một chiếc ghế thoải mái, hoặc một tấm đệm ngồi để hỗ trợ bạn trong quá trình luyện ngủ cho con là được. Q: Tôi cần phải áp dụng phương pháp này trong bao lâu? A: Điều này tuỳ thuộc vào con bạn. Quá trình luyện ngủ này sẽ mất từ 2 đến 3 tháng (có thể lâu hơn). Và từng đêm, bạn cũng cần có thời gian đủ rảnh, để có thể đợi con chìm vào giấc ngủ. Phương pháp này cần nhiều thời gian mới thành công, vì vậy các bậc phụ huynh cần hết sức kiên trì nhé! Tôi có thể áp dụng kỹ thuật này như thế nào? Bạn hãy tuần tự thực hiện các bước sau đây: Bước 1: Thiết lập một trình tự ngủ cố định và nhất quán. Ví dụ: Đánh răng - Mặc quần áo ngủ - Đọc sách - Giảm ánh sáng trong phòng, thì thầm trò chuyện về việc hôm nay con sẽ được luyện từ ngủ, nói với con về từ khóa ví dụ “Con ngủ đi nhé, đến giờ ngủ rồi” - Chúc con ngủ ngon và thực hiện bước 2. Bước 2: Đặt một chiếc ghế/ đệm bên cạnh cũi/ giường của con. Bước 3: Đặt con nằm vào cũi/ giường khi con hơi liu diu. Bước 4: Ngồi trên ghế/ đệm; tránh tiếp xúc ánh mắt với con. * Nếu con bắt đầu khóc, nhẹ nhàng vỗ vào vai con, tránh tiếp xúc ánh mắt với con. Nếu bé đứng dậy, đặt con nằm xuống, nói nhẹ nhàng “Đây là giờ ngủ, con ngủ đi nhé”, vẫn tránh tiếp xúc mắt. Nếu bé ra khỏi giường, hãy đưa con nằm lại chỗ cũ. Bước 5-6-7-8: Ngay khi con ngừng khóc, quay lại ghế/ đệm ngồi và dịch ghế ra xa một chút tính từ cũi/ giường trước khi ngồi xuống. Tiếp tục làm tương tự cho tới khi con ngủ hẳn. (Tức là bước 5 dịch ghế cách giường 3 bước chân thì bước 6 dịch ghế cách giường 5 bước chân, bước 7 cách giường 7 bước chân) Bước 9: Sau khi dịch ghế/ đệm một vài lần, bạn sẽ di chuyển tới khi ra khỏi phòng. Tiếp tục trình tự này cho tới khi con ngủ. Làm như vậy cho các đêm tiếp theo, và sau mỗi đêm thì lúc khởi đầu vị trí đặt ghế của bạn sẽ càng ngày càng xa hơn. Ví dụ đêm thứ 2 bạn đặt ghế xa hơn đêm thứ nhất khoảng 3-5 bước chân. Đêm thứ 3 bạn đặt ghế xa hơn đêm thứ 2 khoảng 5-7 bước chân, cứ thế cho đến khi con bạn có thể ngủ khi bạn ở cửa phòng hoặc ngoài cửa phòng Q: Liệu có cách nào khác để thực hiện phương pháp này không? A: Bạn sẽ không lùi đệm/ghế về vị trí cũ * Đêm đầu tiên: Đặt đệm/ ghế cạnh cũi và ngồi yên tới khi con ngủ hẳn. * Đêm thứ hai: dịch ghế/ đệm ra xa một chút (khoảng 3 bước chân tính từ giường) và ngồi yên cho tới khi con ngủ. * Các đêm tiếp theo: tiếp tục dịch ghế ra xa dần mỗi đêm và ngồi yên cho tới khi ra khỏi phòng. Nếu con ngồi dậy, khóc và cố trèo ra khỏi cũi/ giường; đặt lại ghế/ đệm bên cạnh cũi/ giường và làm lại từ đêm đầu tiên. Q: Vậy tôi có thể làm gì trong suốt thời gian ngồi trên đệm/ghế A: Làm gì cũng được. Miễn là hạn chế chuyển động, không tạo ra ánh sáng và âm thanh cha mẹ nhé. (Ví dụ: cha mẹ có thể nghe nhạc hoặc.. ngủ gật)

Đọc thêm
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi

NHỮNG LỜI KHEN GÂY HẠI CHO TRẺ

Làm ba mẹ, ai cũng thấy con mình thật xịn, thật tuyệt, nhất quả đất này luôn ấy chứ. Nhưng sự cưng nựng và những lời khen + phần thưởng không phù hợp sẽ mang lại hậu quả lớn hơn những gì ba mẹ có thể tưởng tượng. ❗️Khen bằng cách so sánh con với bạn khác Nếu thấy con làm tốt, hãy tập trung vào thành tựu cũng như sự tiến bộ của trẻ. Sự so sánh có thể làm bé có sự đánh giá lệch lạc về bản thân cũng như về người khác. Trẻ có thể coi thường bạn. Nếu lần tới bạn làm tốt hơn trẻ, con sẽ thất vọng về bản thân hoặc đố kị, ghét bạn. ❗️ Những lời tán dương quá mức và khen thưởng dễ dãi Con người khi ở đỉnh vinh quang thì sẽ thiếu đi động lực. Những em bé của chúng ta cũng vậy. Tâng bốc sẽ khiến trẻ kiêu căng và không còn động lực. Cách khen thưởng chung chung hướng về định danh, cũng khiến trẻ lạc lôi: “Con của mẹ thông minh quá” => Ồ ta vốn thông minh rồi, không cần làm gì vẫn thông minh. “Oa, con siêu thế” => Mãi siêu mãi đỉnh, không phải cố làm gì. Cha mẹ cũng không nên quá dễ dãi trong việc trao thưởng cho con, Không phải cứ thấy khi nào con làm đúng thì cha mẹ liền thưởng cho con, hãy thưởng cho con khi con đã có những nỗ lực thực sự và đạt được những tiến bộ vượt bậc trong một việc so với những lần trước đây. Có mỗi việc khen thưởng thôi mà khó thế nhở. Đúng rồi ba mẹ ơi, khó nhưng EBE có giải pháp đây này: Quy tắc khen thưởng đúng cách dành cho cha mẹ: Trọng tâm thông điệp của cha mẹ nên NHẤN MẠNH VÀO MỤC TIÊU MÀ CHÚNG TA MUỐN CON ĐẠT ĐƯỢC. 🌸Khen ngợi nỗ lực và và quá trình thực hiện mục tiêu của con: Thay vì chỉ tập trung vào việc con làm được 1 điều tốt, hãy khen ngợi và hướng con tới một đích đến xa hơn trong tương lai. Công thức: [Ghi nhận cố gắng của con] + [Cho con biết mục tiêu tiếp theo] + [Khẳng định niềm tin của ba mẹ ở con] Ví dụ: Khi bé cắt được một hình tròn, thay vì hò reo “Con siêu quá”, mẹ có thể nói Hôm nay con đã rất nỗ lực để cắt được hình tròn, mẹ tin là nếu tiếp tục tập luyện, con sẽ cắt được nhiều hình tròn rất đẹp đấy. 🌸Khen ngợi ngay khi con hợp tác, tập trung cụ thể vào hành động hợp tác của con Có đôi khi không cần con phải hoàn thành một điều gì to tát mới có thể khen. Bất cứ khi nào các con giúp đỡ, hợp tác hoặc có hành vi tốt, cha mẹ hãy đưa ra một thông điệp khích lệ cụ thể để con có động lực để tiếp tục hợp tác và cư xử đúng mực. Ví dụ: Ngay khi bé tự đứng dậy khi bị ngã Ngay khi bé giúp mẹ một tay làm việc nhà Ngay khi bé tự dọn dẹp dồ chơi… 🌸Sử dụng kỹ năng buôn chuyện của bạn*** Chức năng bà tám của bạn có thể phát huy tác dụng vào lúc này. Đơn giản là những lời rỉ tai với bố bé, hay với ông bà của bé khi gọi điện thoại và "vô tình" để bé nghe thấy sẽ khích lệ bé rất nhiều. Ví dụ: Bố ơi, bố có biết không, hôm nay con đã giúp mẹ lau nhà siêu sạch đấy. Các bước khen thưởng để khích lệ trẻ ☘️Bước 1: Nhận diện hành vi mà bạn mong muốn con tiếp tục thực hiện hoặc thay đổi ☘️Bước 2: Đặt ra giới hạn, hậu quả bất cứ khi nào con có hành vi không tốt ☘️Bước 3: Đưa ra quy định về hành vi bạn đang muốn khích lệ và thông báo cho con về hệ thống khen thưởng của bạn. ☘️Bước 4: Kiên trì và thực hành đều đặn, nhất quán việc áp dụng kỷ luật và khen thưởng phù hợp. Không xao động hay thay đổi quy định liên tục. Sự thiếu nhất quán của bạn chính là lý do đầu tiên và lớn nhất để con vượt giới hạn.

Đọc thêm
Influencer của TAP
 profile icon
Viết phản hồi

NĂM BƯỚC NHỎ ĐỂ PHÁ CHIÊU "CHỬI THỀ" CỦA CON

Á À – THANH NIÊN HOI ĐÃ BIẾT “CHỬI THỀ” Bỗng một ngày, em bé ngây ther của bạn phọt ra một câu nói thô tục ở level KHÔNG THỂ TƯỞNG TƯỢNG NỔI. Ui trời, bàng hoàng rụng rời. “Ở nhà cháu nó ngoan lắm cơ mà”. Khoan khoan ba mẹ ơi, đừng vội hóa thú. Trước tiên hãy hiểu cho con, khi ra ngoài đi học và tiếp xúc với thế giới đa dạng ngoài kia, chắc hẳn con đã được học một cách thụ động từ nguồn nào đó (mà ngay cả chính bản thân con cũng không rõ nữa). Chắc hẳn con chưa hiểu ngọn nguồn của những gì con vừa “phun” ra đâu. Đơn giản thì thấy vui là nói thôi mà. Vậy lúc này ba mẹ nên làm gì nhỉ? 📌5 bước nhỏ để phá chiêu “chửi thề”, ba mẹ thử tham khảo nhé: 1️⃣ Thông báo với con rõ ràng rằng: “Ba mẹ không thích điều con vừa nói đâu nhé. Như vậy không lịch sự chút nào”. 2️⃣ Hãy tìm hiểu xem con muốn bộc lộ điều gì ở câu nói đó: Do con rất vui, cực kì phấn khích? Hay con đang buồn bã, tức giận? 3️⃣ Hướng dẫn con giải tỏa cảm xúc và diễn đạt bằng các ngôn từ thay thế phù hợp. Ví dụ: Nếu con chửi thề vì cáu kỉnh, bạn có thể đưa con vật dụng xả stress hoặc mời con cùng vào góc bình yên quen thuộc. Sau khi con bình tĩnh hơn, mẹ có thể nói với bé rằng: “Nếu tức giận, con có thể vào góc này và hét thật to “BỰC MÌNH QUÁ!” Ở bước này, cần ghi nhận sự nỗ lực của con nếu như con thực hành tốt ba mẹ nhé. 4️⃣ Nếu con đơn giản nói vì chỉ con thấy hay ho và hài hước, và tiếp tục lặp đi lặp lại để thu hút sự “bực bội” của ba mẹ, thì có thể đơn giản chỉ phớt lờ đi hoặc rời khỏi nơi đấy cho đến khi trẻ nói xong. 5️⃣ Nếu trẻ đã hiểu mọi vấn đề nhưng vẫn cố tình nói như một cách “thử thách giới hạn của ba mẹ”, ồ, vậy thì đã đến lúc bạn áp dụng bài học “thưởng-phạt” rồi. Hãy vạch ra một ranh giới về ngôn từ, thông báo rõ ràng các hậu quả nếu trẻ cố tình vi phạm và thực hiện nhất quán theo cam kết đó. Tuyệt đối không tỏ ra hào hứng, vui thích khi trẻ nói ra những ngôn từ không phù hợp, có thể ba mẹ sẽ vô tình khuyến khích trẻ lặp lại hành động này vào những lần tiếp theo. Đơn giản vì thấy VUI THÔI MÀ!

Đọc thêm
Thành viên VIP
 profile icon
Viết phản hồi