Sơ đồ trang Bé Yêu - Các bài viết của năm Tháng 11 2022
- วันหัวข้อ
- 2022-11-21Có mẹ nào có con bị xung huyết tai tư vấn giúp e vs ạ. Bé e 3,5 tuổi mà uống thuốc cả tháng trời.
- 2022-11-21Trẻ méo đầu làm sao hết? Con em này 3m, từ lúc sinh đến giờ bé thuân bên phải nên nằm nghiêng phải nhiều nên giờ bị méo đầu phải khá nhiều. Em cũng trở bé, ngủ cũng để ý xoay đầu cho con, nghe mn nói lớn nó hết mà e thấy không đúng vì đầu mẹ cũng bị hơi méo trái. Cho e hỏi có mom nào làm con hết méo đầu chưa? Và có cách gì làm bé đỡ méo đầu không ạ, chỉ em với?
- 2022-11-21Nhổ răng khi mang thai là điều khiến nhiều mẹ lo lắng. Vì sức khỏe thai kỳ thì mẹ cũng rất cẩn thận với sức khỏe răng miệng nữa. Vậy nếu như mẹ gặp vấn đề buộc phải nhổ răng khi mang thai thì mẹ cần lưu ý những gì?
Câu trả lời cho vấn đề này là bà bầu hoàn toàn có thể nhổ răng khi mang thai. Nhổ răng được xem như là biện pháp cuối cùng của các nha sĩ, trong trường hợp răng của bạn bị hư hỏng quá nặng do sâu răng và sẽ khiến sức khỏe răng miệng gặp nguy hiểm nếu không được loại bỏ sớm.
Tuy nhiên mẹ cần nhớ là nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và có quyết định đúng đắn, thực hiện xét nghiệm cần thiết trước khi thực hiện nhổ răng nhé.
Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên việc phải chăm sóc răng miệng thật kỹ càng. Bà bầu cần chú ý một số thói quen chăm sóc răng miệng hằng ngày của mình, chú ý:
- Mỗi ngày bà bầu nên đánh răng ít nhất 2 lần, sau bữa ăn để giữ vệ sinh răng miệng.
- Mẹ bầu nên chọn bàn chải răng mềm để không làm tổn thương nướu răng vì lúc này nướu dễ tổn thương hơn bình thường.
- Ở thời kỳ ốm nghén, sau mỗi lần bị nôn, bạn cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm axit trong miệng.
- Sau khi chải răng mà mẹ bầu hay bị buồn nôn thì có thể xúc miệng lại bằng dung dịch vệ sinh răng miệng.
Có một số loại nguyên liệu tự nhiên cũng giúp chăm sóc răng chắc khỏe và đẹp như vỏ chuối, nước cam, quả dâu tây, dầu dừa, nước vo gạo... nhé.
- 2022-11-21Các mom ơi bé nhà mình bị ho và có đờm mới lần bé ho nghe rất khó chịu các mom có biết dùng thuốc gì hay mẹo gì cho bé nhanh hết ko ạ#xin_ý_kiến_các_mom
- 2022-11-21mình trễ được 9 ngày rồi. trễ đc 2 ngày thì căng tức ngực. nay trễ 9 ngày thì ngực hết đau, thử thai ko lên. siêu âm nội mạc dày 16mm, có ai như z mà có thai k ạ
- 2022-11-21Chương trình "Đón bé khỏe thông minh - Mẹ bầu rinh quà đỉnh” tháng 10 kết thúc với sự tham gia vô cùng sôi nổi từ hội mẹ bầu và những phần quà siêu xịn cuối cùng cũng đã tìm được chủ nhân. Mời mẹ nhanh tay kiểm tra nhé!
Chúc mừng 127 mẹ bầu trúng giải chương trình "Đón bé khỏe thông minh - Mẹ bầu rinh quà đỉnh” tháng 10
Với cách thức tham gia siêu đơn giản cùng nhiều quà tặng hấp dẫn, chương trình "Đón bé khỏe thông minh - Mẹ bầu rinh quà đỉnh” tháng 10 đã nhận về rất nhiều lượt tham gia từ hội mẹ bầu ở khắp mọi miền trên cả nước. Và ngay bây giờ, BTC xin chúc mừng các mẹ có tên trong danh sách thắng giải dưới đây và xin cảm ơn mẹ đã tin chọn nguồn dinh dưỡng vàng từ Similac Mom nhé!
01 Giải Nhất: Mỗi giải là 01 Máy hút sữa điện đôi trị giá 8.250.000 đồng/giải.
Mẹ may mắn trúng giải:
STT Họ tên Số điện thoại Tỉnh/Thành
609 Nguyễn Thị Thoa 0347358XXX Hưng Yên, Kim Động, Phú Thịnh
06 Giải Nhì: Mỗi giải là 01 Lon Similac Mom Eye-Q 900g & 01 Máy hâm sữa tổng trị giá 2.279.000 đồng/giải.
Mẹ may mắn trúng giải:
STT Họ tên Số điện thoại Tỉnh/Thành
295 Nguyễn Thao 0934088XXX Đà Nẵng, Sơn Trà, Nại Hiên Đông
499 Lê thị yến phi 0988194XXX Bến Tre, Mỏ Cày Nam, Phước Hiệp
542 Phạm ngọc yến 0962199XXX Hà Nội, Gia Lâm, Cổ Bi
1327 Sung thị nú 0352341XXX Bình Dương, Tân Uyên, Vĩnh Tân
1451 Lê Thị Minh Thùy 0985877XXX mỹ hòa, tp long xuyên, an giang
2242 Mi Kha 0365727XXX trung lập hạ, huyện củ chi, tp hcm
20 Giải Ba: Mỗi giải là 01 Combo Nôi vải & Bộ gối, chặn và chăn cho bé sơ sinh trị giá 600.000 đồng/giải
100 Giải Khuyến khích: Mỗi giải là 01 Voucher mua hàng tại Shop Em Bé trên toàn quốc trị giá 200.000 đồng. Lưu ý: Voucher không áp dụng cho các sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 0 tới 2 tuổi của Abbott.
Danh sách chi tiết các mẹ thắng giải Ba và giải Khuyến Khích xem tại: https://bit.ly/danhsachketquathang10
Những mẹ nằm trong danh sách thắng giải vui lòng tạo tài khoản trên Ứng dụng Bé Yêu bằng số điện thoại/email đã đăng ký tham gia chương trình để hợp lệ nhận giải thưởng. Trong trường hợp, mẹ đã có tài khoản trên Ứng dụng Bé Yêu, hãy nhanh tay cập nhật số điện thoại để có thể trở thành người trúng giải hợp lệ nhé! Nếu có thắc mắc hoặc thay đổi thông tin nhận thưởng, các mẹ vui lòng liên hệ hộp thư điện tử: [email protected]. trước ngày 30/11/2022 nhé!
Giải mã sức hút của chương trình "Đón bé khỏe thông minh - Mẹ bầu rinh quà đỉnh”
Mẹ ơi, có vô vàn thứ mẹ cần chuẩn bị để đón bé yêu chào đời khỏe mạnh và thông minh sau chín tháng mười ngày đợi mong. Thấu hiểu và đồng cảm cùng mẹ, chương trình "Đón bé khỏe thông minh - Mẹ bầu rinh quà đỉnh” đã ra đời. Chương trình không chỉ dành tặng mẹ nhiều phần quà giá trị và thiết thực để hành trình đón bé đủ đầy, mà còn tư vấn dinh dưỡng giúp mẹ có thai kỳ vẹn tròn, cho bé khỏe thông minh. Chính vì thế, không quá ngạc nhiên khi mỗi kỳ chương trình "Đón bé khỏe thông minh - Mẹ bầu rinh quà đỉnh” đều nhận được sự ủng hộ lớn từ hội mẹ bầu.
Đặc biệt, trong tháng 11 này BTC và nhà tài trợ Similac dành tặng mẹ rất nhiều quà xịn, mẹ hãy kêu gọi hội chị em đang mang thai tham gia để có cơ hội nhận MIỄN PHÍ:
- 01 Giải Nhất: 01 Máy rửa bình sữa và 01 Gối đa năng dành cho mẹ bầu với tổng giá trị 6.220.000 đồng/giải.
- 06 Giải Nhì: 01 Quây bóng kèm thảm và 01 Ghế rung cho bé với tổng giá trị 2.319.000 đồng/giải.
- 20 Giải Ba: 01 Lon Similac mom 900g, 01 Địu cao cấp với tổng giá trị 689.000 đồng/giải. Similac Mom với hệ dưỡng chất Eye-Q Plus chứa DHA, Lutein, Vitamin tự nhiên... hỗ trợ bé yêu phát triển trí não ngay từ trong bụng mẹ.
- 100 Giải Khuyến khích: 01 Voucher mua hàng tại Shop Em Bé trên toàn quốc trị giá 200.000 đồng/giải.
Mời mẹ tham gia và xem thông tin chi tiết của chương trình tại: https://bit.ly/Thelechuongtrinhthang11-2022
- 2022-11-21Các mom ơi mình đang bầu 29w bị khó thở quá vs tim đập nhanh hk biết có sao hk cho minh xin ý kiến
- 2022-11-21Bầu 13 tuần đi siêu âm bs bảo nhau bám thấp, mặt trước,mép nhau vượt lỗ trong ctc. e lo quá các mom, có mom nào từng trải cho e xin ý kiến với ạ! ##cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-210338940194
- 2022-11-21Các mom cho mình hỏi bầu 3 tháng đầu có ăn được chuối sáp luộc ko? Mình thèm quá, mà search trên mạng thì bảo ăn được thôi chứ ko nói rõ giai đoạn nào. Mình cảm oen
- 2022-11-21Lịch mọc răng của trẻ sơ sinh kéo dài khoảng 2 năm, từ khi bé 6 tháng tuổi đến 2 tuổi rưỡi để hoàn thiện với đầy đủ các răng trên khuôn miệng. Có những trường hợp bé mọc răng rất sớm hoặc mọc răng muộn, bạn không cần lo lắng nhiều vì có thể do nguyên nhân di truyền hoặc cấu trúc răng khiến bé mọc răng chậm, thời gian chênh lệch thường không đến 1 năm. Mẹ có thể theo dõi lịch mọc răng sữa của bé khi có những dấu hiệu mọc răng dưới đây:
👉 Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu, dễ bị kích động.
👉 Chảy nhiều nước dãi, nướu sinh đỏ, có thể lở loét.
👉 Thường xuyên cắn, gặm đồ vật, nghiến nướu, gặm ngón tay.
👉 Rối loạn tiêu hóa nhẹ, hay còn gọi là hiện tượng “đi tướt mọc răng”.
👉 Sốt nhẹ. Thông thường, các trường hợp sốt mọc răng sẽ không quá 38 độ C.
👉 Trẻ ăn uống kém, sụt cân.
Những dấu hiệu mọc răng ở trẻ thường xuất hiện khoảng 3 đến 5 ngày trước khi chiếc răng nhú mọc và tự hết sau 3 - 7 ngày.
- 2022-11-21Đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu và gặp nhiều khó khăn khi vận động.
Cách khắc phục tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai
Mặc dù có thể chỉ là hiện tượng sinh học bình thường nhưng nếu không sớm xử lý thì tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Điển hình nhất là ảnh hưởng đến chức năng vận động và tâm trạng của mẹ bầu.
Nếu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý:
1. Không đi lại, vận động quá nhiều
Nhiều mẹ bầu quan niệm rằng, việc đi lại và vận động khi mang thai sẽ hỗ trợ tốt hơn cho kỳ sinh nở. Tuy nhiên, nếu đi lại quá nhiều sẽ khiến áp lực dồn nén lên xương khớp nhiều hơn.
Đặc biệt là càng về cuối thai kỳ, bụng bầu càng lớn dần lên, bạn nên hạn chế đi lại và vận động quá nhiều. Bởi có thể khiến những cơn đau ở vùng thắt lưng và bụng dưới diễn ra thường xuyên hơn.
Ngoài ra, thói quen đi bộ và vận động quá nhiều còn làm tăng nguy cơ bị đau khớp gối ở phụ nữ mang thai. Tốt nhất mỗi ngày bạn chỉ nên đi bộ khoảng 5 – 10 phút để hỗ trợ tốt hơn cho kỳ sinh nở.
2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thai kỳ. Khi mang thai, nhu cầu về dưỡng chất của cơ thể mẹ thường tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả thai nhi.
Chính vì thế, các mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt là tăng cường những thực phẩm giàu canxi và vitamin D để giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Đây là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng đau lưng trong thai kỳ.
Ngoài ra, bạn không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ. Bởi những loại thức ăn này thường khó tiêu, dễ gây chướng bụng, táo bón. Từ đó có thể làm phát sinh những cơn đau cuộn thắt ở vùng bụng dưới khi đang mang thai.
3. Dành thời gian nghỉ ngơi
Không ít mẹ bầu vẫn phải làm việc nặng nhọc ngay cả trong thai kỳ, nhất là ở những tháng cuối. Áp lực từ công việc rất dễ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, căng thẳng. Cùng với đó, việc duy trì quá lâu một tư thế khi làm việc cũng dễ khiến tình trạng đau lưng xuất hiện thường xuyên hơn.
Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi để hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp và đau bụng dưới xuất hiện. Đồng thời việc nghỉ ngơi cũng sẽ giúp các mệ có được tâm lý thoải mái hơn để chuẩn bị tốt cho kỳ sinh nở.
4. Dùng gối cho bà bầu
Bụng bầu chính là vật cản khiến mẹ bầu không thể ngủ ở tư thế thoải mái như bình thường. Để cải thiện vấn đề này, các mẹ có thể sử dụng gối chuyên dụng dành riêng cho bà bầu.
Gối cho bà bầu thường có gần đệm đỡ bụng bầu giúp mẹ bầu có thể ngủ thoải mái hơn. Đồng thời không phải lo lắng vùng cột sống thắt lưng cũng như vùng bụng dưới bị chèn ép.
Nên dùng gối chuyên dụng cho bà bầu để giảm áp lực lên vùng lưng và vùng bụng khi ngủ
Bên cạnh đó, khi ngồi mẹ bầu cũng nên kê một chiếc gối nhỏ phía sau lưng để làm giảm áp lực lên cột sống. Điều này không chỉ giúp mẹ bầu ngồi thoải mái hơn mà còn cải thiện được tình trạng đau nhức lưng và bụng dưới.
5. Xoa bóp vùng đau nhức
Đây là một trong những biện pháp rất hữu hiệu giúp mẹ bầu ức chế nhanh tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai. Xoa bóp sẽ giúp cho mô cơ được giãn ra, tạo cảm giác thoải mái. Đồng thời, thực hiện xoa bóp ở vùng thắt lưng còn giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép.
Bạn có thể sử dụng một chút dầu nóng thoa lên vùng da phía ngoài khu vực bị đau trước khi massage. Đối với vùng bụng nên thoa nhẹ tay để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Liệu pháp xoa bóp nên thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ để giúp tinh thần thoải mái và ngủ ngon giấc hơn.
- 2022-11-21E đc 10w đi siêu âm bị nang bạch huyết vùng cổ. Lo quá các mom ạ
- 2022-11-21Có mom nào bị chuẩn đoán tử cung thấp ko ạ?
Bác sĩ bảo em tử cung thấp, thai lớn cần theo dõi cẩn thận hơn
#xin_ý_kiến_các_mẹ
- 2022-11-21Các mom ơi em được 37w2d rồi mà đầu đau như búa bổ. Sáng thì mắc ói , k biết có phải dấu hiệu sắp sinh không các mom ơi😊
- 2022-11-21Bà bầu có được xăm hình không? Nhiều bà bầu đam mê xăm hình lên cơ thể những không biết xăm hình khi mang thai có ảnh hưởng gì đến cả mẹ và bé hay không
Làm đẹp khi mang thai là một điều vô cùng cần thiết để giữ gìn nhan sắc của mình nhưng tốt nhất các mẹ không nên xăm hình trong thời điểm mang thai này sẽ rất nguy hiểm.
Dễ bị nhiễm trùng
Thực chất, mực xăm sẽ chỉ thâm nhập vào bề mặt da của bạn nên nó sẽ không gây ảnh hưởng gì đến máu của bạn. Tuy nhiên, vẫn có một vài nghiên cứu nhỏ đưa ra bằng chứng về những tác động của mực xăm lên những tế bào bạch cầu của bạn. Và tuy là rất hiếm, nhưng đã có vài trường hợp mực xăm bị nhiễm khuẩn và gây ra những nguy hiểm không ngờ được.
Chưa kể đến những kim tiêm được dùng khi xăm. Nó có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh HIV và viêm gan cho bạn. Vì vậy, việc lựa chọn một cơ sở xăm hình có uy tín và an toàn là điều rất quan trọng.
Hình xăm sẽ thay đổi sau sinh?
Khi mang thai, trọng lượng và hình dáng cơ thể bạn sẽ khác rất nhiều so với trước đây. Vì vậy, nếu bạn xăm ở những vùng cơ thể bị “to” lên thì sau khi sinh xong, những hình xăm xinh đẹp của bạn có thể trở nên “méo mó” đấy! Chưa kể đến những vết rạn da của bạn cũng có thể khiến cho những hình xăm trở nên “dữ tợn” hơn bao giờ hết.
Nhiễm trùng mực xăm
Nhiều phụ nữ thích các hình vẽ henna và lựa chọn vẽ vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo, thai phụ không nên vẽ henna đen, vì nó không an toàn vì nó chứa para-phenylenediamine (PPD), có thể gây hại cho da. Ngoài ra, nhiều thai phụ còn có thể bị dị ứng với mực vẽ, gây ngứa, thậm chí gây bỏng da…
- 2022-11-21#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-21Các mom ơi nay e siêu âm về 32w con được có 1kg5
Trước đó 29w con được 1kg4 . Sau 2 tuần con tăng được có 1 lạng 🥲 em stress quá .
Rau độ trưởng thành thấy mn độ 1 độ 2 rồi mà em vẫn độ trưởng thành là 0 . Bsi k nói gì chắc là ks
. Em bị dư ối nhẹ. Các mom cho em xin chế độ ăn uống ngủ nghỉ với , e toàn ngủ lúc 11 12h đêm thuii hic
Em không uống hạt ngũ cốc gì đâu ạ
Có mom nào thai bé như e mà về sau con tăng kí khum ạ
Đứa đầu e đẻ trvia mà đứa này lo lắng quá lun
- 2022-11-21làm s để tăng ối v ạ
- 2022-11-21Hhhehwhhwwhww
- 2022-11-21🍍 TỰ LÀM SIRO HO TỪ DỨA DÀNH CHO TRẺ TRÊN 1 TUỔI
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị gồm: nửa trái thơm loại lớn, nửa củ gừng tươi (25g), nửa trái chanh, 3 muỗng canh mật ong.
👉 Cách làm:
1. Cho dứa và gừng vào máy xay sinh tố, bật nút 2
2. Đun hỗn hợp trên với lửa nhỏ đến sôi và để thêm 5 phút
3. Lọc hỗn hợp qua rây, cho 3 muỗng canh mật ong và vắt nửa trái chanh vào dung dịch vừa rây. Trộn đều.
4. Cho hỗn hợp vào keo thủy tinh có nắp đậy, bảo quản lạnh và dùng trong 5 ngày
Áp dụng: Cho trẻ từ 1 tuổi trở lên
Trẻ từ 1 tuổi bị ho có đờm có thể dùng 2.5ml/lần, ngày 4 lần. Khoảng 4-5 ngày cơn ho và đờm sẽ cải thiện.
⭐️ Công dụng: mật ong và gừng trong thành phần có tính kháng khuẩn và giảm viêm tự nhiên có thể hỗ trợ các vấn đề viêm nhiễm trong đường hô hấp. Đặc biệt mật ong, theo TS. Goldman, BV BC Children’s Hospital, Canada, cho biết nó có thể hỗ trợ giảm các cơn ho của trẻ về đêm, nhưng chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Ngoài ra, thành phần có dứa và chanh giàu chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin C giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của trẻ.
Lưu ý: mỗi trẻ đáp ứng có thể khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố. Công thức này chỉ để tham khảo như 1 phương pháp hỗ trợ tự làm ở nhà, không thay thế các thuốc trị bệnh hay lời khuyên hiện tại của chuyên gia.
LỜI KHUYÊN CHUNG VỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN ĐỂ TRỊ HO CHO TRẺ TẠI NHÀ.
1. Trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu bị ho và gây nhiều khó khăn cho trẻ khi ăn hoặc ngủ thì mẹ nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ để được hướng dẫn. Không tự ý dùng thuốc hoặc áp dụng bất kỳ phương pháp tự nhiên hay dân gian nào lên nhóm trẻ này. Áp dụng các phương pháp truyền miệng chưa rõ nguồn gốc khoa học có thể gây nguy hại đến trẻ.
2. Trẻ từ 3- 12 tháng tuổi khi bị ho, có đờm hay không, bạn có thể cho bé uống nước ấm hoặc nước ép táo đỏ, khoảng 5-15 ml/lần, ngày khoảng 4 lần. Không dùng mật ong hoặc loại gì có yếu tố mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
3. Trẻ từ 1 tuổi bị ho có đờm hay không, mẹ có thể dùng siro dứa tự làm tại nhà. Siro là sự kết hợp những thành phần dinh dưỡng từ dứa/thơm, mật ong, chanh và gừng có tác dụng hỗ trợ sức khỏe và giảm cơn ho.
Trong một báo cáo của TS. Goldman, R.D. BV Nhi BC, Canada chia sẻ mật ong có vai trò trong hỗ trợ làm giảm cơn ho của trẻ từ 1 tuổi, cùng với sự hỗ trợ dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch của thơm (Cervo 2014). Siro chỉ nên sử dụng để hỗ trợ khi trẻ bị ho tại nhà, không dùng hằng ngày và không thay thế thuốc và lời khuyên trực tiếp từ chuyên gia sức khỏe.
Nguồn: BS Anh Nguyen
- 2022-11-21Dành cho những người mẹ kiệt sức, từng giấu mình dù chỉ vài phút trong phòng tắm và khóc...
Dành cho những người mẹ quá mệt mỏi bởi vết sinh mổ, những đêm mất ngủ & tắc tia sữa khiến 2 bầu ngực căng như đá.
Dành cho những người mẹ từng khóc sau khi lỡ đánh hay mắng con những điều vô nghĩa và tự bản thân mình cảm thấy có lỗi.
Dành cho những người mẹ tuyệt vọng từng chiến đấu để mặc cho vừa chiếc quần denim bởi vì muốn mình gầy hơn, đẹp hơn và mặc chúng để có cảm giác tốt hơn.
Dành cho những người mẹ cảm thấy cô đơn, ngay cả khi cô ấy không ở một mình.
Bạn thực sự quan trọng, ít nhất là với một thiên thần nhỏ bé mới chào đời. Chỉ cần bạn, là con cảm thấy đủ.
Đây là một giai đoạn điên rồ và đầy thử thách cho mọi bà mẹ. Nó khó khăn, khó khăn trong nhiều hoàn cảnh và khó khăn khác nhau với mỗi người. Dù rằng chúng ta có thể không quen biết nhau, không nói chuyện với nhau nhưng tất cả chúng ta đều đang chiến đấu và bạn không hề đơn độc.
Hãy nhớ về đôi mắt nhỏ đang tìm kiếm bạn, đôi mắt luôn cho rằng bạn là người hoàn hảo nhất.
Hãy nhớ về những bàn tay nhỏ bé đòi bạn ôm, chúng đang nghĩ bạn là người mạnh mẽ nhất, người có thể chinh phục thế giới.
Hãy nhớ về những cái miệng nhỏ ăn đồ ăn bạn nấu, chúng đang nghĩ bạn là người đầu bếp giỏi giang nhất.
Hãy nhớ về trái tim nhỏ bé đang hướng theo bạn, chúng đang không muốn gì khác ngoài bạn.
Bởi vì bạn là đủ cho con, là quá đủ.
Art work by Amanda Oleander Art
--
Nguồn: Raised Happy
- 2022-11-217 nhóm thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong quá trình mang thai
Trong thời kì mang thai, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Những trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý có nhiều nguy cơ sinh ra đứa trẻ có cân nặng thấp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mẹ có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ăn bừa phứa không những khiến sức khỏe của người mẹ bị ảnh hưởng mà con sinh ra có thể sẽ không được khỏe mạnh.
1. Không nên ăn thực phẩm có chứa thủy ngân
Thủy ngân thường có nhiều trong các loại cá to như cá thu, cá mập, cá kiếm… Mặc dù những loại thực phẩm này có chứa nhiều DHA rất tốt cho việc phát triển trí não nhưng mẹ bầu nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ăn hoặc ăn một lượng rất ít theo khuyến cáo. Bởi nếu ăn thực phẩm nhiễm thủy ngân thì sẽ phá hủy hệ thần kinh trung ương, tác động đến quá trình nhận thức của thai nhi.
2. Không nên ăn đồ ăn sống
Những thực phẩm sống hoặc không được nấu chín chứa nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm gây nên bệnh tiêu chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Do vậy, dù thích đến mấy mẹ cũng nên tránh xa những thực phẩm tươi sống như bò tái, gỏi cá sống, sushi…
3. Tránh ăn các loại rau củ quả có mầm
Nếu các độc tố này tích lũy trong một số loại rau củ quả có mầm (giá, khoai tây đã mọc mầm…) nhiều sẽ gây ung thư, quái thai và những đột biến dị dạng nghiêm trọng cho thai nhi. Ăn nhiều một số loại rau củ quả như: rau ngót, rau ngải cứu, rau chùm ngây, đu đủ xanh, mướp đắng… có thể khiến cho chị em bị đau bụng, âm hư và dẫn đến sảy thai.
4. Tránh ăn thực phẩm mặn, thực phẩm được ủ muối, lên men
Những thực phẩm được ủ muối như dưa, cà, rau cải… cũng là những thực phẩm chưa được chín kỹ. Khi đó, lượng nitrat có trong thực phẩm sẽ bị chuyển hóa thành nitrit, các chất này kết hợp cùng với axit amin sẽ chuyển thành chất nguy hại cho sức khỏe. Nếu mẹ bầu mắc tiền sử bệnh huyết áp cao mà ăn những thực phẩm đó sẽ dễ bị tiền sản co giật, ảnh hưởng đến tính mạng bản thân cũng như tính mạng thai nhi.
Đồng thời, mẹ bầu nên kiêng ăn thực phẩm mặn. Bởi vì khi mang thai thì hàm lượng chì trong máu sẽ tăng lên đáng kể. Nếu tiêu thụ thực phẩm mặn thì lượng canxi cũng sẽ bị đào thải ra ngoài theo hợp chất có trong muối. Do đó, bạn tránh ăn mặn để giữ lại lượng canxi trong xương, bảo vệ thai nhi không bị chì xâm nhập.
5. Hạn chế dùng sữa, bơ, phomai chưa qua tiệt trùng
Những chế phẩm từ sữa nếu đã tiệt trùng sẽ bổ sung một lượng lớn canxi góp phần nuôi thai nhi. Thế nhưng nếu chưa qua tiệt trùng, khi truyền qua nhau thai sẽ gây bệnh cho thai nhi, trẻ sẽ bị nhiễm độc máu hoặc bị nhiễm trùng.
6. Không được dùng chất kích thích và chất chứa cafein
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu mẹ bầu uống nhiều rượu bia khi mang thai dẫn đến thai nhi bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, nặng hơn là bị sảy thai. Đối với hút thuốc lá, mẹ bầu trong thời gian có em bé mà hút hoặc ngửi quá nhiều khói thuốc lá sẽ làm giảm nguồn cung cấp oxy cho bé. Sau này, mẹ bầu dễ bị sinh non, trẻ khi sinh ra bị thiếu cân. Mẹ bầu cũng cần tránh dùng café hoặc đồ uống có ga. Những nhóm thực phẩm này không tương thích với phôi thai, phá vỡ các vitamin B1 trong thai nhi, gây nên chứng táo bón, kìm hãm sự hấp thu sắt và kẽm ở cơ thể người mẹ.
7. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn thường sẽ chứa lượng không nhỏ các chất bảo quản, các chất phụ gia và natri. Đây là những nhóm nhân tố dễ làm quái thai. Do đó, mẹ bầu nên ăn thực phẩm tự chế biến chứ không nên ăn các đồ đóng gói sẵn như mì ăn liền, thịt hộp, cá hộp… Ngoài ra, các chất phụ gia như bột nêm, bột ngọt cũng hạn chế dùng vì nó có thể ảnh hưởng đến dạ dày và hệ thần kinh của mẹ bầu.
Ngoài những kiến thức nêu trên, mẹ bầu cần lên cho mình một thực đơn dinh dưỡng phong phú với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột, chất béo, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất), đồng thời bổ sung thêm viên uống vitamin tổng hợp giúp tăng cường sự phát triển toàn diện của thai nhi. Các loại vitamin này khi sử dụng hàng ngày sẽ giúp bổ sung những loại vitamin thiếu hụt mà bữa ăn của mẹ không cung cấp đủ.
- 2022-11-21Hiện tại mình đang bầu được 26 tuần. Hôm qua đi xét nghiệm nước tiểu bác sĩ bảo bị viêm âm đạo - trực khuẩn gram + và - . Hiện tại bác sĩ kê đơn cho sử dụng thuốc đặt Natizio. Nhưng khi đặt mình rất đau và không cho thuốc vào được. Có mom nào sử dụng thuốc này không ạ? 😢
Mình cảm ơn.#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-21Con của các m thế nào
- 2022-11-21Câu đố ngày 21.11.2022: Trên mặt một chiếc đồng hồ treo tường, có bao nhiêu chữ số 1?
Thời gian kết thúc: 23h59p, ngày 21.11.2022
⚡ Quà tặng:
Thành viên may mắn và có câu trả lời đúng sẽ nhận được 200 điểm.
Tất cả các thành viên còn lại có câu trả lời đúng sẽ nhận được 50 điểm.
⚡ Lưu ý: Điểm thưởng sẽ được cộng trong vòng 72 tiếng sau khi kết quả chung cuộc lên sóng.
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
💥 Chương trình chỉ áp dụng cho thành viên Bé Yêu đã tải hoặc cập nhật phiên bản mới nhất, kể cả lượt thích và bình luận.
👉 Lưu ý: Điểm thưởng sẽ được cộng trong vòng 72 tiếng sau khi kết quả được cập nhật tại bài đăng câu đố.
Mọi thắc mắc các bạn gửi về:
Email: [email protected]
Hotline: 0961.161.712
- 2022-11-21Trước e bị đa nang, kinh 2 tháng 1 lần.. Giờ sinh bé xong có kinh lại thì 1 tháng có 2 lần 😂, tức là chu kỳ có 15ngày hà. Có chị nào giống em không cmt cho e bớt hoang mang đi..huhu#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ #chiase
- 2022-11-21Xin chúc mừng 10 mom đã trả lời nhiều câu hỏi nhất trong tuần qua..
Kiểm tra ngay lịch sử điểm để nhận 500 điểm nào! Hãy cố gắng trả lời nhiều câu hỏi nhiều nhất có thể để lọt top 10 và nhận đến 500 điểm mẹ nha!
- 2022-11-21Bé nhà em được 19 ngày 2 3 bữa nay bé không đi ị . Em thì cho bé bú sữa meiji không biết là bé uống sữa đó bị bón hay sao ạ em lo quá ! Bé không đi ngoài nhưng bé xì hơi nhiều và có mùi khá nặng ạ
- 2022-11-21Sau 30 ngày diễn ra cuộc thi, cuộc thi ảnh Trọn vẹn yêu thương cũng đã đi đến hồi kết! Xin chúc mừng 13 mom dưới đây đã chiến thắng hợp lệ.
Các mom đạt giải nhất và giải nhì vui lòng gửi email xác nhận thông tin về email [email protected]. Vì thời gian qua đã có người giả mạo người trúng giải nên địa chỉ và email thông báo nhận giải phải trùng khớp với địa chỉ và email đăng kí trên tài khoản Bé Yêu.
Thời gian BTC nhận thông tin là trước ngày 25.11.2022.
Giải nhất - Diễm Hằng
Giải nhì - Sam
Giải nhì - Anna Ng. Kim Ngọc
Danh sách 10 mom sẽ nhận 1000 điểm:
Annh Hang
☀️Ngọc Hoa☀️
Trần Như Quỳnh
Cao Nguyen Anh Tuyet
Trương tâm như
Phan Thị Thuý Kiều
Nguyễn mi
Phan Kim Chi
Như Nguyên
Cảm ơn các mom đã nhiệt tình tham gia cuộc thi ảnh và hẹn cả nhà ở một cuộc thi khác trong tương lai nhé!
- 2022-11-21#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-21#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ #chiase
- 2022-11-21Dịp cận Tết, mẹ bầu chắc cũng đang có ý định du lịch nhưng còn ngại ý kiến trái chiều cho rằng mẹ bầu không nên đi du lịch. Đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ vì điều đó sẽ gây nguy hiểm cho cả bé và mẹ. Vậy thực chất, bà bầu có nên đi du lịch không? Bà bầu nên đi du lịch ở đâu an toàn?
Câu trả lời là nếu mẹ thích và cảm thấy sức khỏe cho phép thì được. Mẹ mang thai có thể đi du lịch bên người thân và lưu lại khoảng khắc đẹp đẽ với con yêu trong những ngày trước khi chuyển dạ.
Trước tiên, đó là thời điểm nào thì mẹ có thể đi du lịch? Trong 12 tuần đầu của thai kỳ vì trong những giai đoạn đầu cơ thể rất dễ buồn nôn và khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. Bện cạnh đó, nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu tiên rất cao, cho dù mẹ có đi du lịch hay không. Đây là thời điểm tập trung nghỉ ngơi, hạn chế đi lại xa xôi mẹ nhé.
Trong tam cá nguyệt thứ ba (25 đến 40 tuần), mẹ bầu sẽ dễ gặp các vấn đề tiềm ẩn như huyết áp cao, viêm tĩnh mạch và chuyển dạ giả hoặc sinh non. Nói chung, phụ nữ không được phép đi máy bay sau 36 tuần đối với du lịch trong nước và sau 28 đến 35 tuần đối với du lịch quốc tế.
Theo các chuyên gia từ Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ, thời gian an toàn để mẹ bầu đi du lịch là vào 3 tháng giữa, từ 14 đến 28 tuần của thai kỳ. Đây là thời điểm mẹ ít bị ốm nghén và cảm thấy tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ cũng có ít nguy cơ sẩy thai tự nhiên hoặc sinh non thấp. Vì hầu hết các cấp cứu sản khoa xảy ra trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
Vậy mẹ bầu nên đi du lịch ở đâu? Phụ nữ mang bầu nên đi du lịch ở các địa danh gần chỗ mình sinh sống. Vị trí du lịch xa quá sẽ kéo theo thời gian hành trình lâu không tốt cho cả mẹ và bé. Đồng thời, mẹ nên chọn địa điểm du lịch có vị trí địa lý thấp không cao quá 3.700m.
Tích cực đi bộ và chơi các trò chơi giải trí vận động nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành sẽ tạo điều kiện tốt cho sức khỏe bé và người mẹ. Tránh các trò chơi mạo hiểm như trượt tuyết, nhảy dù, các trò các giác mạnh.
Nếu mẹ quyết định đi du lịch xa khi đang mang thai thì đừng quên mang theo sổ y bạ thai kỳ của mình, thông tin trên sổ sẽ giúp cho các bác sĩ điều trị trong các trường hợp không may mắn xảy ra trong quá trình mẹ bầu đi du lịch.
Đồng thời, mẹ không quên mang theo bảo hiểm y tế vì chi phí điều trị nhiều khi quá khả năng thanh toán của mẹ, nhất là khi mẹ đi du lịch xa như nước ngoài.
Đi máy bay có thể giúp mẹ tiết kiệm thời gian hay đi tàu thủy giúp mẹ có nhiều thời gian hơn để ngủ trong hành trình của mình. Tuy nhiên, nếu mẹ đang trong thời kỳ mang thai, phương tiện đi lại tốt nhất vẫn là xe ô tô vì mẹ có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ cấp cứu, chăm sóc y tế hơn và có thể đỗ lại nghỉ ngơi khi cần thiết. Khi di chuyển mẹ nhớ thắt dây an toàn đúng cách nhằm bảo vệ thai nhi tốt nhất và không nên ngồi trên xe quá 6 tiếng mỗi ngày và thường xuyên nghỉ ngơi khi thấy mệt.
Bên cạnh đó, mẹ đừng quên mang theo thuốc chống buồn nôn theo đơn của bác sĩ vì triệu chứng này rất phổ biến với bà bầu.
Ngoài ra, mẹ bầu được khuyến khích tiêm vaccine phòng COVID-19 trước khi mang thai hoặc khi mang thai trên 13 tuần. Khi lên máy bay, chắc chắn mẹ sẽ cần xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine. Một số gợi ý cho mẹ khi đi du lịch đó là Thành phố Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Yên… Chúc mẹ có một chuyến du lịch vui vẻ bên gia đình, bạn bè nhé!
- 2022-11-21Có Mon nào giống e bị nhạt miệng chán ăn, bụng hay cồn cào ngay cả khi vừa ăn xong ở tuần 13 ko ạ?
- 2022-11-21Làm sao để giảm đau khi sinh, nhanh chóng hồi phục sức khỏe luôn là điều mà các mẹ bầu quan tâm. Cơn đau đẻ hay đau bụng đẻ là biểu hiện sinh lý của quá trình tử cung co thắt để đưa thai nhi ra ngoài. Cường độ của cơn đau và mức độ khó chịu tùy ở mỗi người mẹ, đa số sẽ tiến triển đều đặn dần theo thời gian.
Phụ nữ đau đẻ được ví như gãy 20 cái xương sườn cùng lúc, do đó nếu nắm được phương pháp giảm đau khi sinh sẽ giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng, mau hồi phục hơn. Nhằm giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn nhẹ nhàng, bác sĩ tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM đã chia sẻ những bí quyết giúp mẹ giảm đau khi sinh em bé, chuyển dạ dễ dàng, suôn sẻ hơn như sau:
1. Phương pháp giảm đau tự nhiên
Với các phương pháp giảm đau tự nhiên, khi có các cơn đau trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu nên di chuyển và đi lại nhẹ nhàng. Một bí quyết khá hay là mẹ có thể ngồi trên một quả bóng hơi lớn để giúp giảm đau, quá trình này cần có người bên cạnh để tránh bị té ngã. Việc di chuyển hay vận động nhẹ nhàng trong thời gian này không chỉ giúp mẹ vơi đi cơn đau mà còn giúp thai nhi lọt đúng vào khung chậu của mẹ, giúp cho quá trình sinh nở được diễn ra dễ dàng hơn.
Massage nhẹ nhàng ở lưng, chân tay cũng là một phương pháp giúp mẹ bầu giảm đau khi có cơn chuyển dạ, bớt căng thẳng, lo lắng. Bên cạnh đó, thai phụ có thể tắm bằng nước ấm khi cơn đau chuyển dạ kéo đến. Khi có các cơn đau chuyển dạ, các cơ trong cơ thể sẽ bị kéo căng ra làm gia tăng áp lực, gây đau và khó chịu cho mẹ, việc tắm bằng nước ấm sẽ giúp việc giảm đau rõ rệt và mẹ thoải mái hơn.
Việc hít thở đúng cách cũng góp phần giảm đau trong chuyển dạ. Để giảm bớt cơn đau ngay khi cảm nhận được các cơn co tử cung, mẹ bầu có thể thả lỏng người, tập trung hít thở, hít thở sâu bằng mũi, và thở ra chậm bằng đường miệng.
2. Sử dụng thuốc giảm đau
Trong một số trường hợp cần thiết, ngoài phương pháp giảm đau tự nhiên, các phương pháp giảm đau ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ khi sanh hoặc mổ lấy thai.
3. Gây tê ngoài màng cứng
Trong chuyển dạ sanh, đôi khi cơn đau đẻ vượt quá sự chịu đựng của người mẹ, nếu tình trạng stress do đau kéo dài không được hỗ trợ sẽ làm cho người mẹ thở nhanh nông, tăng huyết áp, giảm lưu lượng máu qua tử cung nuôi dưỡng thai nhi. Trong các phương pháp giảm đau bằng thuốc, gây tê ngoài màng cứng đã được áp dụng từ lâu và ngày càng phổ biến. Theo Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (2007 đã khẳng định “nếu không có chống chỉ định nội khoa thì yêu cầu của mẹ là đủ để chỉ định giảm đau”, ngoài ra gây tê ngoài màng cứng không làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai, giảm nguy cơ khi sanh khó như sanh ngôi mông, sanh đôi, sanh non, hoặc khi mẹ có bệnh lý nội khoi như hen suyễn, bệnh lý van tim.
Tại Trung Tâm Sản Phụ Khoa của Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh, Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật giảm đau đang được sử dụng khá phổ biến. Kỹ thuật này do các chuyên gia gây mê hồi sức thực hiện, giúp mẹ bầu giảm thiểu đau đớn khi sinh. Bác sĩ sẽ đặt một ống thông có kích thước rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng nằm ở phần ngang thắt lưng của cơ thể. Ống thông này sẽ được lưu lại để dẫn lưu thuốc tê có nồng độ thấp trong suốt quá trình chuyển dạ, giúp sản phụ giảm đau nhưng vẫn duy trì vận động bình thường.
Sau từ 10-20 phút được gây mê ngoài màng cứng, thuốc bắt đầu có tác dụng và sản phụ sẽ cảm thấy những cơn đau được giảm dần nhanh chóng, thậm chí không cảm thấy đau.
4. Gây tê tủy sống
Gây tê tủy sống là phương pháp thường được các bác sĩ sử dụng khi sinh mổ lấy con. Phương pháp này còn được gọi là gây tê dưới màng cứng hay tê dưới màng nhện. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc tê thích hợp vào khoang dưới màng nhện, thuốc tê sẽ hòa chung vào dịch não tủy và sẽ tác dụng vào các rễ thần kinh gây mất cảm giác, liệt vận động, giúp sản phụ nằm yên, mất cảm giác hoàn toàn ở nửa thân dưới.
Với phương pháp này, trong quá trình sinh mổ, sản phụ sẽ tỉnh táo hoàn toàn, có thể lắng nghe và cảm nhận được các thao tác của bác sĩ, nhưng sẽ không có cảm giác đau đớn nào. Điều này giúp cho việc thực hiện da kề da mẹ – con ngay tại phòng mổ. Sau cuộc mổ, khi thuốc tê hết tác dụng, sản phụ sẽ dần có cảm giác trở lại.
5. Giảm đau toàn thân bằng đường tĩnh mạch
Thuốc giảm đau toàn thân thường được các bác sĩ sử dụng nhất là thuốc nhóm á phiện (nhóm opioids) có tác dụng làm giảm đau. Loại thuốc giảm đau này được đưa vào cơ thể ở dạng tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc đường tĩnh mạch (IV). Giảm đau đường tĩnh mạch thì sẽ thông qua đường tĩnh mạch để truyền trực tiếp vào mạch máu sản phụ. Phương pháp này thường sử dụng sau sinh em bé, nếu sản phụ đau nhiều không đáp ứng được các thuốc giảm đau khác. Sau thời gian thuốc hết tác dụng, người mẹ có thể tập cho bé bú bình thường.
Bất cứ phương pháp nào giảm đau khi sinh nào cũng có nhược điểm và tiềm ẩn những nguy cơ. Vì vậy mẹ bầu cần lựa chọn những cơ sở y tế có bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ để có thể thực hiện tốt các kỹ thuật giảm đau, giúp mẹ bầu vượt cạn nhẹ nhàng.
- 2022-11-21Bà bầu uống nước ngọt thì có ảnh hưởng gì tới thai kỳ hay không. Nói thật với các mẹ chứ thời điểm bây giờ, nước ngọt tràn lan, khi mang thai thì lại hay thèm linh tinh nữa chứ, cho nên đôi lúc lại ko biết là thỉnh thoảng uống 1 ngụm nước ngọt có được hay ko nữa.
Thực ra thì không chỉ các mẹ khi mang thai mà hầu hết các người mắc bệnh tiểu đường đều được khuyên hạn chế tối đa việc uống các loại đồ uống ngọt, chẳng hạn như các loại nước ngọt có gas hoặc trà sữa.
Những đồ uống như vậy được coi là không chứa bất kỳ dinh dưỡng nào và tất cả những calo dư thừa trong đó sẽ dẫn đến việc tăng cân cũng như ảnh hưởng xấu đến mức đường huyết của bạn.
Lượng đường mỗi ngày không quá 8-11 muỗng cafe. Và lượng đường này bao gồm cả trong các loại thực phẩm và đồ uống hàng ngày. Vì vậy mẹ nên hạn chế nhé. Còn chưa kể nước ngọt chứa các loại chất bảo quản, tạo màu cũng không tốt nữa.
Mẹ cũng hạn chế uống trà sữa nhé. Trà sữa trân châu mang một lượng đường khá cao, vì thế bạn có thể dễ dàng đạt mức khuyến nghị an toàn chỉ với 1 ly trà sữa. Theo phân tích 1 ly trà sữa trân châu 500ml có thể chứa khoảng 8 muỗng cafe đường với 335 calo, và 700ml sẽ có khoảng 11 muỗng cafe đường với 470 calo. Bạn vẫn có thể giải tỏa cơn thèm của bạn khi bạn là tín đồ của trà sữa trân châu khi áp dụng các tiêu chí sau:
- Chọn size nhỏ kèm với yêu cầu ít đường (Dưới 30% đường)
- Không thêm topping
- Giới hạn một ly mỗi tuần
Mẹ bầu dù thèm j đi nữa thì cũng nên đặt sức khỏe của mình lên hàng đầu, như vậy mới là chăm sóc thai kỳ tốt nhất có thể nhé.
- 2022-11-21#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-21San pham a xit pholice #
- 2022-11-21Em mang thai tuần thứ 6 và 5 ngày. Hiện bụng hay bị đau râm ran, đặc biệt lúc cử động mạnh hay đi nhiều. Giờ lại xuất hiện hiện tượng dịch âm đạo màu nâu đậm. Đi khám bs nói là dấu hiệu động cần nghỉ ngơi. Em lo quá, k biết có cách nào để giữ an toàn cho con không? Mom nào có kinh nghiệm chỉ em với ạ
- 2022-11-21#xin_ý_kiến_các_mom
- 2022-11-21#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-21#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-21Bé 2m 1thang18 days . Chít đủ thuốc ở trạm y tế . Là đủ chưa máy mom #cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-21Các mom có con biếng ăn chậm tăng cân có cách cải thiện chia sẽ với ah!!!
- 2022-11-21Các mom sau sinh thì dùng dung dịch vệ sinh loại nào vậy ạ . Cho em hỏi thêm là sau sinh mình có được tắm sữa tắm và tắm bằng bông tắm ko ạ . Chứ tắm nước gừng ngâm e cảm thấy ngứa ngứa , người lớn dặn là ko được kì nên củng ko dám tắm bông tắm . #xin_ý_kiến_các_mẹ
- 2022-11-21Máy chị đi trước cho em hỏi tý,e hiện giờ tuần 36 mà ngực vẫn chưa tiết sữa non hoặc mềm và không căng cứng gì cả,người lớn kêu em phải bóp 2 bên cho tiết sữa ra.Có ai như e giờ vẫn chưa có sữa non không ạ,có nên xoa bóp để tiết sữa cho sau sinh sữa ra không
- 2022-11-21Bầu 7w mn có bị đau lưng nhiều ko
- 2022-11-21#chiase e #xin_ý_kiến_các_mẹ
- 2022-11-21#Béyêucuame
- 2022-11-21Sữa mink bị thiếu chất béo m nào biết ăn gì để bổ sung chất béo cho sữa chỉ mink vs ạ.!!!!
- 2022-11-21Các mẹ bầu cho mình hỏi các mẹ dùng sắt loại nào và canxi loại nào thì tốt ạ #xin_ý_kiến_các_mom #xin_ý_kiến_các_mẹ
- 2022-11-22Á À – THANH NIÊN HOI ĐÃ BIẾT “CHỬI THỀ”
Bỗng một ngày, em bé ngây ther của bạn phọt ra một câu nói thô tục ở level KHÔNG THỂ TƯỞNG TƯỢNG NỔI. Ui trời, bàng hoàng rụng rời. “Ở nhà cháu nó ngoan lắm cơ mà”.
Khoan khoan ba mẹ ơi, đừng vội hóa thú. Trước tiên hãy hiểu cho con, khi ra ngoài đi học và tiếp xúc với thế giới đa dạng ngoài kia, chắc hẳn con đã được học một cách thụ động từ nguồn nào đó (mà ngay cả chính bản thân con cũng không rõ nữa). Chắc hẳn con chưa hiểu ngọn nguồn của những gì con vừa “phun” ra đâu. Đơn giản thì thấy vui là nói thôi mà.
Vậy lúc này ba mẹ nên làm gì nhỉ?
📌5 bước nhỏ để phá chiêu “chửi thề”, ba mẹ thử tham khảo nhé:
1️⃣ Thông báo với con rõ ràng rằng: “Ba mẹ không thích điều con vừa nói đâu nhé. Như vậy không lịch sự chút nào”.
2️⃣ Hãy tìm hiểu xem con muốn bộc lộ điều gì ở câu nói đó: Do con rất vui, cực kì phấn khích? Hay con đang buồn bã, tức giận?
3️⃣ Hướng dẫn con giải tỏa cảm xúc và diễn đạt bằng các ngôn từ thay thế phù hợp. Ví dụ: Nếu con chửi thề vì cáu kỉnh, bạn có thể đưa con vật dụng xả stress hoặc mời con cùng vào góc bình yên quen thuộc. Sau khi con bình tĩnh hơn, mẹ có thể nói với bé rằng: “Nếu tức giận, con có thể vào góc này và hét thật to “BỰC MÌNH QUÁ!”
Ở bước này, cần ghi nhận sự nỗ lực của con nếu như con thực hành tốt ba mẹ nhé.
4️⃣ Nếu con đơn giản nói vì chỉ con thấy hay ho và hài hước, và tiếp tục lặp đi lặp lại để thu hút sự “bực bội” của ba mẹ, thì có thể đơn giản chỉ phớt lờ đi hoặc rời khỏi nơi đấy cho đến khi trẻ nói xong.
5️⃣ Nếu trẻ đã hiểu mọi vấn đề nhưng vẫn cố tình nói như một cách “thử thách giới hạn của ba mẹ”, ồ, vậy thì đã đến lúc bạn áp dụng bài học “thưởng-phạt” rồi. Hãy vạch ra một ranh giới về ngôn từ, thông báo rõ ràng các hậu quả nếu trẻ cố tình vi phạm và thực hiện nhất quán theo cam kết đó.
Tuyệt đối không tỏ ra hào hứng, vui thích khi trẻ nói ra những ngôn từ không phù hợp, có thể ba mẹ sẽ vô tình khuyến khích trẻ lặp lại hành động này vào những lần tiếp theo.
Đơn giản vì thấy VUI THÔI MÀ!
- 2022-11-22Làm ba mẹ, ai cũng thấy con mình thật xịn, thật tuyệt, nhất quả đất này luôn ấy chứ. Nhưng sự cưng nựng và những lời khen + phần thưởng không phù hợp sẽ mang lại hậu quả lớn hơn những gì ba mẹ có thể tưởng tượng.
❗️Khen bằng cách so sánh con với bạn khác
Nếu thấy con làm tốt, hãy tập trung vào thành tựu cũng như sự tiến bộ của trẻ. Sự so sánh có thể làm bé có sự đánh giá lệch lạc về bản thân cũng như về người khác. Trẻ có thể coi thường bạn. Nếu lần tới bạn làm tốt hơn trẻ, con sẽ thất vọng về bản thân hoặc đố kị, ghét bạn.
❗️ Những lời tán dương quá mức và khen thưởng dễ dãi
Con người khi ở đỉnh vinh quang thì sẽ thiếu đi động lực. Những em bé của chúng ta cũng vậy. Tâng bốc sẽ khiến trẻ kiêu căng và không còn động lực.
Cách khen thưởng chung chung hướng về định danh, cũng khiến trẻ lạc lôi:
“Con của mẹ thông minh quá” => Ồ ta vốn thông minh rồi, không cần làm gì vẫn thông minh.
“Oa, con siêu thế” => Mãi siêu mãi đỉnh, không phải cố làm gì.
Cha mẹ cũng không nên quá dễ dãi trong việc trao thưởng cho con, Không phải cứ thấy khi nào con làm đúng thì cha mẹ liền thưởng cho con, hãy thưởng cho con khi con đã có những nỗ lực thực sự và đạt được những tiến bộ vượt bậc trong một việc so với những lần trước đây.
Có mỗi việc khen thưởng thôi mà khó thế nhở.
Đúng rồi ba mẹ ơi, khó nhưng EBE có giải pháp đây này:
Quy tắc khen thưởng đúng cách dành cho cha mẹ: Trọng tâm thông điệp của cha mẹ nên NHẤN MẠNH VÀO MỤC TIÊU MÀ CHÚNG TA MUỐN CON ĐẠT ĐƯỢC.
🌸Khen ngợi nỗ lực và và quá trình thực hiện mục tiêu của con: Thay vì chỉ tập trung vào việc con làm được 1 điều tốt, hãy khen ngợi và hướng con tới một đích đến xa hơn trong tương lai.
Công thức: [Ghi nhận cố gắng của con] + [Cho con biết mục tiêu tiếp theo] + [Khẳng định niềm tin của ba mẹ ở con]
Ví dụ: Khi bé cắt được một hình tròn, thay vì hò reo “Con siêu quá”, mẹ có thể nói
Hôm nay con đã rất nỗ lực để cắt được hình tròn, mẹ tin là nếu tiếp tục tập luyện, con sẽ cắt được nhiều hình tròn rất đẹp đấy.
🌸Khen ngợi ngay khi con hợp tác, tập trung cụ thể vào hành động hợp tác của con
Có đôi khi không cần con phải hoàn thành một điều gì to tát mới có thể khen. Bất cứ khi nào các con giúp đỡ, hợp tác hoặc có hành vi tốt, cha mẹ hãy đưa ra một thông điệp khích lệ cụ thể để con có động lực để tiếp tục hợp tác và cư xử đúng mực.
Ví dụ:
Ngay khi bé tự đứng dậy khi bị ngã
Ngay khi bé giúp mẹ một tay làm việc nhà
Ngay khi bé tự dọn dẹp dồ chơi…
🌸Sử dụng kỹ năng buôn chuyện của bạn***
Chức năng bà tám của bạn có thể phát huy tác dụng vào lúc này. Đơn giản là những lời rỉ tai với bố bé, hay với ông bà của bé khi gọi điện thoại và "vô tình" để bé nghe thấy sẽ khích lệ bé rất nhiều.
Ví dụ:
Bố ơi, bố có biết không, hôm nay con đã giúp mẹ lau nhà siêu sạch đấy.
Các bước khen thưởng để khích lệ trẻ
☘️Bước 1: Nhận diện hành vi mà bạn mong muốn con tiếp tục thực hiện hoặc thay đổi
☘️Bước 2: Đặt ra giới hạn, hậu quả bất cứ khi nào con có hành vi không tốt
☘️Bước 3: Đưa ra quy định về hành vi bạn đang muốn khích lệ và thông báo cho con về hệ thống khen thưởng của bạn.
☘️Bước 4: Kiên trì và thực hành đều đặn, nhất quán việc áp dụng kỷ luật và khen thưởng phù hợp. Không xao động hay thay đổi quy định liên tục. Sự thiếu nhất quán của bạn chính là lý do đầu tiên và lớn nhất để con vượt giới hạn.
- 2022-11-22Với nhiều cha mẹ, “thà làm việc thêm 2 tiếng còn hơn đưa con đi ngủ”.
Bởi phải cực vất vả mới “lùa” được lũ trẻ lên giường. Tiếp sau đấy là hàng tiếng đồng hồ lăn lộn trước khi các bạn nhỏ thực sự chìm vào giấc ngủ. Đến lúc ấy, thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi của cha mẹ cũng chẳng còn nhiều nữa.
Đối với một đứa trẻ, việc con không biết tự ngủ, cũng làm bé mất nhiều thời gian hơn các bạn khác (đã biết tự ngủ) để đưa mình vào giấc ngủ. Con ngủ ít, ngủ muộn, không sâu giấc.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng này khi con đã lớn?
Phần mở đầu của chùm bài viết về “HƯỚNG DẪN BÉ SAU 1 TUỔI TỰ NGỦ”, NCKPLCC giới thiệu đến cha mẹ một phương pháp rất nổi tiếng trong giời gian gần đây “Fading Chair” - “Chiếc ghế biến mất”
Phương pháp “CHIẾC GHẾ BIẾN MẤT”
Kỹ thuật “chiếc ghế biến mất” là gì?
Đây là phương pháp luyện ngủ đã được áp dụng thành công cho rất nhiều trẻ. Giúp con tự đưa mình vào giấc ngủ mà không phụ thuộc vào sự giúp đỡ của cha mẹ.
Phương pháp này dành cho các bé trên 12 tháng tuổi chưa biết tự ngủ hoặc mất tự ngủ quá lâu (trên 1 tháng).
Đây là phương pháp luyện tự ngủ khá nhẹ nhàng. Bạn chỉ cần có một chiếc ghế thoải mái, hoặc một tấm đệm ngồi để hỗ trợ bạn trong quá trình luyện ngủ cho con là được.
Q: Tôi cần phải áp dụng phương pháp này trong bao lâu?
A: Điều này tuỳ thuộc vào con bạn.
Quá trình luyện ngủ này sẽ mất từ 2 đến 3 tháng (có thể lâu hơn). Và từng đêm, bạn cũng cần có thời gian đủ rảnh, để có thể đợi con chìm vào giấc ngủ.
Phương pháp này cần nhiều thời gian mới thành công, vì vậy các bậc phụ huynh cần hết sức kiên trì nhé!
Tôi có thể áp dụng kỹ thuật này như thế nào?
Bạn hãy tuần tự thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Thiết lập một trình tự ngủ cố định và nhất quán. Ví dụ: Đánh răng - Mặc quần áo ngủ - Đọc sách - Giảm ánh sáng trong phòng, thì thầm trò chuyện về việc hôm nay con sẽ được luyện từ ngủ, nói với con về từ khóa ví dụ “Con ngủ đi nhé, đến giờ ngủ rồi” - Chúc con ngủ ngon và thực hiện bước 2.
Bước 2: Đặt một chiếc ghế/ đệm bên cạnh cũi/ giường của con.
Bước 3: Đặt con nằm vào cũi/ giường khi con hơi liu diu.
Bước 4: Ngồi trên ghế/ đệm; tránh tiếp xúc ánh mắt với con.
* Nếu con bắt đầu khóc, nhẹ nhàng vỗ vào vai con, tránh tiếp xúc ánh mắt với con. Nếu bé đứng dậy, đặt con nằm xuống, nói nhẹ nhàng “Đây là giờ ngủ, con ngủ đi nhé”, vẫn tránh tiếp xúc mắt. Nếu bé ra khỏi giường, hãy đưa con nằm lại chỗ cũ.
Bước 5-6-7-8: Ngay khi con ngừng khóc, quay lại ghế/ đệm ngồi và dịch ghế ra xa một chút tính từ cũi/ giường trước khi ngồi xuống. Tiếp tục làm tương tự cho tới khi con ngủ hẳn. (Tức là bước 5 dịch ghế cách giường 3 bước chân thì bước 6 dịch ghế cách giường 5 bước chân, bước 7 cách giường 7 bước chân)
Bước 9: Sau khi dịch ghế/ đệm một vài lần, bạn sẽ di chuyển tới khi ra khỏi phòng. Tiếp tục trình tự này cho tới khi con ngủ.
Làm như vậy cho các đêm tiếp theo, và sau mỗi đêm thì lúc khởi đầu vị trí đặt ghế của bạn sẽ càng ngày càng xa hơn. Ví dụ đêm thứ 2 bạn đặt ghế xa hơn đêm thứ nhất khoảng 3-5 bước chân. Đêm thứ 3 bạn đặt ghế xa hơn đêm thứ 2 khoảng 5-7 bước chân, cứ thế cho đến khi con bạn có thể ngủ khi bạn ở cửa phòng hoặc ngoài cửa phòng
Q: Liệu có cách nào khác để thực hiện phương pháp này không?
A: Bạn sẽ không lùi đệm/ghế về vị trí cũ
* Đêm đầu tiên: Đặt đệm/ ghế cạnh cũi và ngồi yên tới khi con ngủ hẳn.
* Đêm thứ hai: dịch ghế/ đệm ra xa một chút (khoảng 3 bước chân tính từ giường) và ngồi yên cho tới khi con ngủ.
* Các đêm tiếp theo: tiếp tục dịch ghế ra xa dần mỗi đêm và ngồi yên cho tới khi ra khỏi phòng.
Nếu con ngồi dậy, khóc và cố trèo ra khỏi cũi/ giường; đặt lại ghế/ đệm bên cạnh cũi/ giường và làm lại từ đêm đầu tiên.
Q: Vậy tôi có thể làm gì trong suốt thời gian ngồi trên đệm/ghế
A: Làm gì cũng được. Miễn là hạn chế chuyển động, không tạo ra ánh sáng và âm thanh cha mẹ nhé. (Ví dụ: cha mẹ có thể nghe nhạc hoặc.. ngủ gật)
- 2022-11-22Sốt là triệu chứng, không phải là bệnh lý. Sốt là một biểu hiện TỐT của cơ thể. Nhưng cần có cách chăm sóc và theo dõi con đúng cách, kịp thời, để đảm bảo an toàn cho con!
Lưu ngay những thông tin cần thiết dưới đây để hiểu và xử lý đúng nhé mẹ ơi!!
- 2022-11-22Trong cuốn Tính khí của trẻ, hướng nội – hướng ngoại được dùng để miêu tả xu hướng chúng ta tiêu hao/nạp năng lượng tinh thần như thế nào khi tiếp xúc với xã hội.
Hình dung dễ hiểu thế này:
- Người hướng ngoại, càng tiếp xúc với nhiều người, càng “hăng”, càng nhiều năng lượng, vui vẻ, hoạt ngôn.
- Người hướng nội: tiếp xúc với càng nhiều người, càng tiêu hao năng lượng và kiệt sức. Người hướng nội nạp năng lượng bằng cách dành thời gian cho các hoạt động tĩnh hoặc một mình.
Theo cách hiểu này, chúng ta hoàn toàn lý giải được sự khác biệt khi có những đứa trẻ có xu hướng “bám người”, luôn tìm mọi cách thu hút sự chú ý của ba mẹ; còn có những trẻ lại tỉ mỉ tự chơi trong góc riêng một cách bình yên thoải mái – đơn giản đây là cách con làm đầy bình năng lượng của chính mình. Như vậy chúng ta có thể tự tin rằng khi con có xu hướng hướng nội, con vẫn có thể có thể trau dồi được các kĩ năng giao tiếp xã hội cực tốt, hoặc những trẻ hướng ngoại có thể có sức tập trung tốt và quan sát tỉ mỉ tinh tế, với điều kiện được hướng dẫn cách thể hiện phù hợp.
Trong ngày, trẻ hướng nội và hướng ngoại nạp năng lượng theo những cách khác nhau và vào những thời điểm khác nhau. Khi hiểu được về đặc điểm năng lượng và cách nạp năng lượng của trẻ, bạn sẽ lựa chọn, mã hoá và truyền đạt thông điệp của mình đúng đắn và phù hợp hơn.
Nếu bạn cẩn thận quan sát và chăm chú lắng nghe, bạn sẽ biết con mình là em bé hướng nội hay hướng ngoại. Hãy đọc hết danh sách dưới đây, đánh dấu vào những mệnh đề bạn đồng ý trong mỗi nhóm. Con có thể biểu hiện như 1 em bé có khuynh hướng vừa hướng nội vừa hướng ngoại, nhưng bạn sẽ muốn biết bé thiên về đặc điểm nào hơn (hay nói cách khác, hãy chọn những đặc điểm mà bạn nhận thấy thường xuyên và rõ ràng hơn).
Số dấu tick ở bên nào nhiều hơn, thì có thể coi là em bé của bạn nghiêng về xu hướng nạp năng lượng đó hơn.
Hãy thử xem bé thuộc xu hướng nào để có cách giao tiếp phù hợp với con nhé!
- 2022-11-22❤️❤️❤️ #xin_ý_kiến_các_mom
- 2022-11-22em bầu tuần 20 hay bị đau râm bụng dưới với ra dịch có mùi, có ai bị như e không ạ, mn chỉ em với#xin_ý_kiến_các_mom
- 2022-11-22Em lần đầu mang thai còn bỡ ngỡ các mon gthic giúp em để yên tâm hơn ạ. Em cảm ơn #cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-22#xin_ý_kiến_các_mom #xin_ý_kiến_các_mẹ
- 2022-11-22Em mổ lần 2
- 2022-11-22Loại sữa ct nào tăng cân cho bé v các m
- 2022-11-22Bé em dự sinh tháng 12 là bé trai ạ
- 2022-11-22Đau lưng mang thai tuần đầu chưa làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ nhiều, tuy nhiên việc vừa phát hiện mang thai đã gặp phải những cơn đau khó chịu sẽ làm các mẹ không ít những lo lắng và sợ hãi.
Một vài nguyên nhân lí giải cho tình trạng đau lưng khi tuần đầu mang thai:
- Do nội tiết tố thay đổi: khi mang thai cơ thể các mẹ sẽ sản sinh ra một loại hormone tên gọi là relaxin đây là hormone làm cho khung xương chậu giãn nở ra, các cơ các dây chằng cũng dãn giúp ích cho việc sinh nở dễ dàng nhưng gây ra sự lỏng lẻo giữa các khớp xương dẫn đến tình trạng đau lưng và khó chịu ở vùng lưng dưới hay vùng xương chậu.
- Do căng thẳng, lo lắng: khi mang thai tuần đầu việc lo lắng, suy nghĩ quá nhiều là tình trạng chung của tất cả chị em phụ nữ, càng lo lắng, căng thẳng, stress thì lại làm cho cơn đau lưng diễn biến nghiêm trọng và phức tạp hơn vì khi đó cơ thể không được nghỉ ngơi, phục hồi khiến cơn đau không thể dứt điểm được.
- Do ngồi và hoạt động sai tư thế: vì đây mới là tuần đầu tiên của thai kì nên mẹ bầu chưa thể chắc chắn hoàn toàn rằng mình đã mang thai mới chỉ đang trong trạng thái nghi ngờ dẫn đến có những hoạt động, dáng ngồi không đúng tư thế gây ảnh hưởng đến lưng.
-Tăng cân nhẹ: tăng cân là tình trạng hiển nhiên khi phụ nữ có thai, nhưng mới mang thai ở tuần đầu nên việc tăng cân chỉ xuất hiện nhẹ nhàng. Tăng cân sẽ làm thay đổi trọng lượng của cơ thể tạo sức ép lên cột sống dẫn đến đau lưng.
Mang thai tuần đầu bị đau lưng có nguy hiểm không?
2/3 chị em phụ nữ đều gặp phải tình trạng đau lưng khi mới bắt đầu mang thai nên đây là tình trạng phổ biến không đáng lo ngại cho sức khỏe. Đau lưng ở tuần đầu của thai kỳ như một dấu hiệu thông báo cho các mẹ là mình sắp được lên chức, sắp được thực hiện thiên chức làm mẹ nên không hề gây nguy hiểm các mẹ nhé. Bởi những cơn đau này xảy ra do sự thay đổi tự nhiên của cơ thể khi phụ nữ mang thai như thay đổi nội tiết tố, tăng cân ,… và những cơn đau này sẽ giảm dần đi về những tháng về sau của thai kỳ.
Để cải thiện tình trạng đau lưng khi mang thai ở tuần thai đầu mẹ bầu có thể áp dụng một vài cách dưới đây:
- Tập thể dục: các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với phụ nữ mang thai đó là đi bộ, yoga, bơi lội, thiền các bài tập trên không những giúp hệ xương khớp dẻo dai, chắc khỏe mà còn giúp mẹ bầu có một tinh thần vui vẻ, thoải mái giảm căng thẳng trong tuần đầu mang thai.
- Cải thiện tư thế: đứng thẳng lưng, khi ngồi cũng nên ngồi thẳng lưng, ngồi ghế có tựa, khi lấy đồ nên ngồi xuống lấy không nên gập người lấy đồ vì sẽ khiến cơn đau nặng hơn.
- Không đi giày cao gót: nói không với những đôi giày cao gót vì khi sử dụng sẽ làm thay đổi dáng đi hướng người về phía trước làm tăng nguy cơ đau lưng, hơn nữa việc sử dụng giày cao tăng nguy cơ vấp ngã dẫn đến động thai, sảy thai. Lựa chọn phù hợp nhất là những đôi giày đế bệt, giày thể thao ôm chân, thoải mái khi sử dụng.
- Không mang vác vật nặng, hay làm việc nặng: những công việc này sẽ tạo áp lực lên cột sống gây nên đau lưng.
- Chườm nóng, sử dụng cao xoa bóp: phương pháp này khá hiệu quả, sử dụng túi chườm nóng chườm vào những vị trí đau sẽ làm cơn đau giảm đi rõ rệt, hoặc việc sử dụng dầu, cao xoa bóp để massage cũng là một cách tốt để cải thiện cơn đau.
- 2022-11-22Bé nhà mình 4 tháng 7 ngày, chưa dựng đứng cổ được ạ, mình hơi lo
- 2022-11-22Bà bầu bị co thắt bụng dưới trong thời gian đầu mang thai. Nguyên nhân chính là do thai đã bắt đầu vào tử cung và làm tổ trong buồng tử cung. Lúc này, bạn không cần quá lo lắng bởi vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong khoảng 2 - 3 ngày rồi dần dần biến mất.
- Bà bầu nên chú ý xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Điều này giúp cho bạn có sức khỏe tốt đồng thời đảm bảo thai nhi hấp thụ được dinh dưỡng và phát triển bình thường. Một số mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau bụng dưới khi mang thai, nguyên nhân chính là do bạn chưa có chế độ ăn uống phù hợp. Kết quả là bạn bị chứng đau bụng dưới, đi kèm theo đó là hiện tượng táo bón.
- Bên cạnh đó, chúng ta không nên chủ quan nếu như thấy hiện tượng đau bụng dưới. Đây có thể là dấu hiệu thông báo người phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung Một số nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có thể kể đến như viêm nhiễm đường sinh dục, bất thường ở vòi tử cung (chít hợp vòi tử cung,...). Tốt nhất, trước khi mang thai chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản để có các biện pháp điều trị phù hợp, tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung.
- Một trong những hiện tượng người phụ nữ nào cũng gặp phải khi mang thai đó là thai nhi trong bụng đạp. Đây là một hiện tượng rất bình thường, chúng là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển rất tốt. Cha mẹ rất hào hứng cảm nhận em bé đang đạp trong bụng người phụ nữ.
Đầu tiên, các mẹ bầu nên nghiên cứu và xây dựng chế độ ăn hợp lý, trong đó việc bổ sung thêm nhiều chất xơ là vô cùng cần thiết. Chất này thường có trong rau củ quả, hoa quả và một số loại ngũ cốc. Đồng thời bạn hãy uống thật nhiều nước nhé!
Thời gian đầu, chúng ta không nên nằm một chỗ quá lâu, tốt nhất bạn nên tập luyện một số bài thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên vận động để duy trì sức khỏe. Đến giai đoạn cuối chuẩn bị sinh, thai phụ nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt tránh vận động mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và của thai nhi. Chúng ta cũng nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để chào đón em bé.
- 2022-11-22Có đến 70% các mẹ mắc phải tình trạng cơ thể nặng mùi khi mang thai ở những tháng đầu thai kỳ.
Mùi cơ thể mẹ bầu thường gặp phải
Hôi miệng
Tình trạng thai nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ chính là nguyên nhân gây hôi miệng. Lúc này cơ chế hoạt động của cơ thể sẽ bị rối loạn làm tăng sản xuất hormone progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn, nôn ói.
Trào ngược dạ dày làm tăng lượng axit trong khoang miệng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây những bệnh về răng miệng và khiến hơi thở có mùi hôi. Đồng thời mùi nôn nghén làm cho hơi thở có mùi khó chịu, từ đó khiến nhiều mẹ bầu mặc cảm khi tiếp xúc với người khác.
Hôi nách
Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bầu sẽ bị biến đổi mạnh mẽ làm rối loạn một số chức năng của cơ thể. Trong đó những ống tuyến mồ hôi dưới da có thể hoạt động mạnh hơn làm mồ hôi vùng da dưới cánh tay tiết ra nhiều hơn.
Ngoài ra thân nhiệt của mẹ bầu khi mang thai cũng tăng cao hơn, khiến mồ hôi khi tiết ra có chứa nhiều axit béo không bão hòa. Đây là nguồn thức ăn chủ yếu của những loại vi khuẩn vi khuẩn dưới cánh tay. Trong quá trình chúng tiêu hóa lượng acid béo sẽ khiến chúng bị phân hủy và gây ra mùi khó chịu. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu làm cho cơ thể nặng mùi khi mang thai.
Hôi vùng kín
Khi mang thai, lượng chảy qua vùng âm đạo gia tăng khiến độ pH (độ pH bình thường của âm đạo là từ 3,8 đến 4,5). Mất cân bằng PH làm cho hàng rào bảo vệ âm đạo hoạt động giảm năng xuất tạo điều kiện cho những vi sinh vật có hại xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm phụ khoa và gây mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra, những nội tiết tố như estrogen và progesterone và prolactin trong giai đoạn cuối của thai kỳ cũng khiến âm đạo tiết nhiều dịch và có mùi hôi. Nếu lúc này mẹ không làm vùng kín kỹ lưỡng tạo khiến cho vi khuẩn sản sinh gây mùi khó chịu.
Mẹo thoát khỏi tình trạng cơ thể nặng mùi khi mang thai
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mẹ cần đánh răng ít nhất 2 lần một ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để mang lại mùi hương dễ chịu và loại bỏ những loại vi khuẩn gây bệnh
Tắm ít nhất hai lần mỗi ngày, mẹ có thể tắm với xà phòng diệt khuẩn để diệt vi khuẩn gây mùi hôi rồi dùng khăn sạch lau khô người.
Giữ vùng kín sạch và khô, làm sạch âm đạo bằng nước ấm, cắt tỉa lông ở đây và cả ở nách, những nơi có thể tích tụ mồ hôi là “ổ” vi khuẩn trên da, khiến cơ thể nặng mùi.
Sư dụng những thảo dược tự nhiên hoàn toàn lành tính như chanh, gừng, lá tía tô, mướp đắng... để khử mùi cho vùng da dưới cánh tay và gót chân.
Mặc quần áo rộng rãi và thoáng khí, mẹ nên chọn trang phục (đặc biệt là đồ lót) làm từ các loại vải như vải lanh, vải cotton thoáng khí và giặt sạch sau một lần sử dụng.
Uống đủ nước giúp kiểm soát mùi tốt hơn vì nước giúp cơ thể thải chất độc hiệu quả và giữ cho cơ thể sạch sẽ.
Tránh ăn quá nhiều hành, tỏi, thịt đỏ vì chúng khiến cơ thể nặng mùi khi mang thai. Việc bổ sung dồi dào trái cây, rau xanh có thể làm giảm mùi cơ thể và cũng có lợi cho thai nhi.
Như vậy chúng ta có thể thấy cơ thể nặng mùi của mẹ bầu là do sự thay đổi của cơ thể và có thể tự chữa trị tại nhà. Mẹ nên sử dụng những sản phẩm lành tính, an toàn để tránh ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Trong những trường hợp nặng mẹ có thể đến bác sĩ để được thăm khám và có cách chữa trị đúng cách.
- 2022-11-22#xin_ý_kiến_các_mom
- 2022-11-22#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-22Khi trẻ sơ sinh ra đời, não bộ đã có tới 100 tỷ tế bào thần kinh, trong đó vỏ đại não chiếm 14 tỉ tế bào. Kích thước của chúng vẫn còn nhỏ, các sợi nhánh và các trục thần kinh chưa hình thành nhiều, chưa có thông tin truyền qua lại giữa các no-ron (tế bào thần kinh).
Bản thân trẻ mới sinh sẽ tiếp xúc với môi trường mới khiến con cần thích nghi như ánh sáng và âm thanh. Từ đó, các tế bào khu vực thính giác và thị giác phát triển. Đây là quá trình hình thành cơ bản của các liên kết về cảm giác trong não.
Các nhà khoa học đã khẳng định 3 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển não bộ, trong giai đoạn này não hoàn thành 70 – 80% liên kết giữa các tế bào ở sau não. Từ năm 4 tuổi trở đi các đường kết nối tế bào sẽ được diễn ra ở các phần khác nhau ít quan trọng hơn của thùy não trước.
Khoa học cũng chỉ ra quá trình phát triển từ phải sang trái của não trẻ em. Trong đó: từ 0 - 2 tuổi là thời kỳ phát triển của não phải – đây là giai đoạn thần đồng; 3 - 4 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ của não trái; từ 6 tuổi là thời kỳ của não trái. Đến 8 tuổi trí lực không phát triển rõ rệt nữa, và sau đó con người chỉ có thể phát triển kỹ năng và tri thức.
⭐ Với cơ chế tác động lên các phần thùy não của trẻ trong giai đoạn não bộ phát triển mạnh mẽ nhất, các phương pháp giáo dục sớm đã được khoa học chứng minh có thể giúp não bộ trẻ phát triển toàn diện.
📥 Bố mẹ hãy dành thời gian giáo dục sớm cùng con hằng ngày để không bỏ lỡ giai đoạn “vàng” này cho con nhé
- 2022-11-22Có rất nhiều mẹ còn nhầm lẫn những khái niệm này với nhau. Vì vậy Bibabo sẽ giúp ba mẹ phân biệt rõ những khái niệm này trong EASY là gì:
🔷 Nếp sinh hoạt EASY: Là nếp sinh hoạt trong đó bé được thực hiện các hoạt động Ăn - Chơi - Ngủ theo thứ tự cố định. Những hoạt động này được lặp lại trong ngày tạo thành nhịp sinh hoạt nhất quán cho con. EASY sẽ giúp bé biết trước và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cho các hoạt động ổn định, nối tiếp nhau. Bé theo EASY không nhất định phải khuyến khích bé tự ngủ
🔷 Lịch sinh hoạt EASY: Là khung thời gian hoạt động trong một ngày của các bé theo EASY. Lịch EASY sẽ bắt đầu từ lúc bé thức dậy vào buổi sáng, tiếp theo là chuỗi hoạt động trong ngày và kết thúc với hoạt động đi ngủ đêm. Lịch EASY thường được thực hiện theo lịch mẫu (EASY 3, EASY 4, EASY 2-3-4…) sao cho đảm bảo tổng thời gian thức - ngủ trong một ngày phù hợp với sự phát triển tinh thần, thể chất của bé.
🔷 Chu kỳ EASY: Được tính từ lúc bé thức dậy, ăn, ợ hơi, chơi và ngủ cho tới khi con thức giấc. Tóm lại, chu kỳ EASY sẽ gồm đầy đủ 1 chuỗi hoạt động Ăn - Ợ hơi - Chơi - Ngủ. Ví dụ, trong lịch EASY 3 thì 1 chu kỳ EASY sẽ kéo dài 3 tiếng: Bé thức dậy ăn - ợ hơi - chơi trong 1h đầu và ngủ 2h cuối.
🔷 Tự ngủ: Là phương pháp khuyến khích bé tự đưa mình vào giấc ngủ. Có nhiều phương pháp khuyến khích con tự ngủ như 4S/5S, CIO with check, No cry, bế lên đặt xuông…Muốn con tự ngủ tốt thì bé cần có nếp sinh hoạt ổn định để tạo thành nhịp sinh học cho bé. Nếu con ăn ngủ lẫn lộn thì rất khó để bé tự ngủ thành công.
Điều quan trọng nhất là mẹ phân biệt được giữa EASY và Tự ngủ. Mẹ hoàn toàn có thể cho bé theo EASY mà không khuyến khích bé tự ngủ. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn khuyến khích bé tự ngủ thì nhất định phải có lịch sinh hoạt EASY ổn định mẹ nhé!
Việc không hiểu rõ về EASY & Tự ngủ dễ khiến mẹ áp dụng sai, áp dụng không hiệu quả.
- 2022-11-22Chúng ta là bậc cha mẹ, chắc hẳn sẽ luôn trăn trở, lo lắng cho con cái rất nhiều. Ai ai cũng đều mong muốn con có một thói quen tốt, tự lập, tự tin hay giỏi giang mọi thứ. Đó cũng chính là nền tảng hay là hành trang cho con có một tương lai tốt đẹp hơn chính thế hệ của chúng ta lúc bây giờ.
Chúng ta có thể nhận ra rằng, ngày nay cha mẹ rất hay được nghe tới tầm quan trọng của Nếp sinh hoạt – thói quen cũng như là các phương pháp để giúp con tự lập, tự do phát triển trong khuôn khổ cho phép.
Đơn giản hơn, chúng ta hãy tưởng tượng rằng không biết tiếp theo sẽ thế nào, hôm nay và ngày mai ra sao... Thì con trẻ của chúng ta cũng thế, chúng sẽ thường hay lo lắng, bất an nên muốn được che chở và dựa dẫm vào người khác.
Ngược lại, khi chúng ta cho con cơ hội được tự làm những việc trong khả năng của con mà ta cảm thấy an toàn và bảo đảm, thì con sẽ thật sự cảm thấy tự tin và muốn được tự làm mọi việc.
Con biết trước những sự kiện sẽ xảy ra nối tiếp nhau trong một ngày, biết trước mình sẽ đón chờ điều gì sẽ giúp con (và cả cha mẹ) cảm thấy quen thuộc và an toàn. Thói quen cũng thúc đẩy trách nhiệm đối với bản thân.
Khi một đứa trẻ hoàn toàn quen thuộc với trình tự sinh hoạt của mình, bé sẽ muốn thực hiện nó một cách độc lập.
Giai đoạn 0-2 tuổi là giai đoạn chúng ta cần tập trung dạy bé về nề nếp sinh hoạt và cách tự phục vụ bản thân, bắt đầu từ việc tự ngủ và tự ăn. Con cũng sẽ được giới thiệu và luyện tập rất nhiều trình tự sinh hoạt từ đơn giản đến phức tạp, là tiền đề cho kỷ luật và ý thức cá nhân sau này.
Ví dụ như khi đến tuổi ăn dặm, con được học về trình tự trước và sau khi ăn, tập cho con có nếp sinh hoạt đơn giản, đầu đời như là tập cho bé học cách tự ngủ và ăn có giờ giấc, trình tự trước khi đi ngủ (đêm, có thể là cả ngày).
Đến tuổi ăn dặm con sẽ được giới thiệu và luyện tập trình tự sinh hoạt trước và sau khi ăn (rửa tay, ngồi vào ghế ăn, ăn xong rửa tay...). Khi đi học, con sẽ được giới thiệu và luyện tập trình tự trước khi đi học, khi tắm, khi chơi trò chơi…
Trong một ngày, con sẽ luôn được giới thiệu một trình tự sinh hoạt bao gồm tất cả những hành động, công việc hay thói quen hàng ngày.
Nếu cha mẹ luyện tập cho bé thực hiện theo các trình tự này trong thời gian dài sẽ giúp trẻ tự giác biết được buổi sáng sau khi ngủ dậy cần làm gì, đến bữa ăn cần làm gì, sau khi ăn xong cần làm gì và tự giác thực hiện các công việc phục vụ bản thân và giúp đỡ bố mẹ trong khả năng của mình.
Từ đó sẽ hình lập những kỹ năng độc lập cho bé. Cũng có lúc bé sẽ có những thay đổi về hành động, tâm lý hay trách nhiệm theo từng độ tuổi, từng giai đoạn. Đôi khi có những biến đổi không cố định về khoảng thời gian sinh hoạt của bé.
Tuy nhiên, dù là khoảng thời gian nào đi nữa vẫn cần phải theo một lịch sinh hoạt chung cho cả ngày (sẽ thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn). Đó là giới hạn để con không quá lạm dụng quyền hạn của mình hay còn gọi là “tự do trong khuôn khổ”.
- 2022-11-22Cơ hội đổi quà yêu thích với số điểm tí hon, giảm hơn đến 80% 😍😍😍
Số lượng quà giảm điểm có hạn, các thành viên Bé Yêu nhớ canh chừng để không bỏ lỡ quà yêu thích của mình nhé!
Chương trình sẽ bắt đầu vào ngày 25.11.2022
Link đổi quà: https://community.beyeu.com/rewards?lng=vn
- 2022-11-22Những câu chuyện xung quanh giấc ngủ của con như môi trường ngủ, an toàn ngủ, giờ ngủ… là những điều các mẹ cần hiểu rất rõ.
📮 Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ trong phòng điều hòa không?
TRẢ LỜI: Trẻ nên ngủ trong phòng có đặt máy điều hòa vì điều này mang sự thoải mái cho trẻ và cũng có thểngăn ngừa đột tử sơ sinh do nhiệt độ nóng. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu tâm những vấn đề sau:
*Không nên đặt nơi bé ngủ dưới làn hơi trực tiếp của điều hòa.
*Nhiệt độ phòng ngủ được WHO khuyến cáo là 20-22 độ C, và nên mở máy điều hòa trước khi cho bé vào. Mẹ có thể duy trì nhiệt độ 20 - 26 độ C để phù hợp với khí hậu Việt Nam
=> Trẻ có thể ngủ trong phòng máy điều hòa, nhưng tránh nằm dưới làn hơi điều hòa và điều chỉnh nhiệt độ phòng hợp lý. Bệnh đường hô hấp thường không do nhiệt độ lạnh, mà thường do nhiễm vi khuẩn hoặc virut từ không khí hoặc bị lây từ người bị nhiễm hoặc đang mang mầm bệnh.
📮 Trẻ sơ sinh quấy khóc, khó ngủ khi nằm giường nhưng lại ngủ ngon khi nằm nôi, võng. Vậy có nên để trẻ ngủ trên nôi, võng suốt đêm không?
TRẢ LỜI: Theo báo cáo của GS.BS Keong, C.C, Trưởng khoa Ngoại thần kinh BV Raja Permaisuri Bainun, trẻ sơ sinh nằm trên nôi đung đưa (bao gồm cả nôi điện) hoặc võng có thể gia tăng tổn thương vùng chất xám và chất trắng do não trẻ sơ sinh chưa ổn định. Việc tổn thương này ảnh hưởng đến IQ và khả năng nhận thức của trẻ. Mức độ tổn thương tùy thuộc vào tốc độ đung đưa. Tuy nhiên, dù ở tốc độ nào thì việc gây ra sự rung và lắc trong não bộ trẻ sơ sinh là đều nên tránh.
=> Cha mẹ có thể đặt bé nằm nôi/cũi cố định, và tránh đung đưa nôi cho trẻ dưới 1 tuổi khi mà não bộ chưa phát triển ổn định. Võng cũng có một nguy cơ khác là có thể làm trẻ cuộn tròn sang tư thế nằm nghiêng hoặc nằm úp, rất dễ gây đột tử cho bé hoặc cũng dễ gây té ngã (đối với các bé trên 8 tháng). Do đó, cha mẹ nên tránh cho bé nằm võng.
📮 Cho trẻ sơ sinh ngủ riêng giường (vẫn chung phòng) với bố mẹ ngay từ nhỏ có nên không và có tác hại gì không?
TRẢ LỜI: Theo thống kê, cha mẹ Châu Á thích ngủ với trẻ trên cùng 1 giường cho đến ít nhất 6 tháng tuổi vì những lý do sau:
✔️ Dễ dàng cho bé bú khi bé có nhu cầu
✔️ Tăng tình cảm và mối ràng buộc mẹ -con
✔️ Luôn lo lắng không biết trẻ cần gì trong lúc ngủ không, như có đói không, có nóng không, có ngủ ngon không, sao đổ mồ hôi nhiều.
Bạn có thể ngủ chung cùng bé khi bạn:
✅ Không là người nghiện rượu, hoặc thuốc lá (kể cả chồng của bạn).
✅ Lúc bạn không quá mệt hoặc quá buồn ngủ do công việc
✅ Lúc bạn đang dùng thuốc an thần, thuốc trầm cảm hoặc đang điều trị 1 căn bệnh nào đó mà phải dùng thuốc liên quan đến đến hệ thần kinh trung ương.
🔹 TRẺ CON CÓ THỂ CHO BẠN BIẾT ĐIỀU NGUY HIỂM
Nhiều cha mẹ lo lắng trẻ không biết nói làm sao cho bạn biết trẻ đang gặp rắc rối gì đó. Tuy nhiên, thực tế trẻ dưới 1 tuổi rất nhạy cảm với mọi thứ. Do đó, trẻ có thể cảnh báo bạn những điều làm bé khó chịu bằng những cao độ giọng khóc khác nhau. Trẻ con khóc ở những thời điểm khác nhau, nếu bạn là người mẹ có kinh nghiệm sẽ nhận biết tiếng khóc đòi sữa sẽ khác tiếng khóc bị ướt tã gây khó chịu. Nghiên cứu cho thấy trẻ nằm chung giường thường khó cảnh báo cho cha mẹ nếu cha mẹ quá mệt mỏi hoặc mất nhận thức hơn. Tuy nhiên, trẻ có thể cảnh báo tốt hơn khi bé nằm trên cũi, nhưng chung phòng với mẹ.
🔹 CÁCH ĐẶT BÉ XUỐNG CŨI
Bạn nên đặt bé xuống cũi khi bé mệt mỏi và muốn ngủ. Không nên ru đến khi bé ngủ rồi mới đặt xuống cũi. Trẻ sẽ thức ngay sau đó vì trẻ rất nhạy cảm với thay đổi không gian và vắng hơi thở của mẹ. Bằng cách đặt bé xuống cũi trước khi bé ngủ sẽ tạo cơ hội cho bé tự rơi vào giấc ngủ. Giấc ngủ như vậy sẽ ổn định.
[Bibabo note: Dùng quấn nhộng sẽ giúp hạn chế tình trạng bé giật mình, khó ngủ khi mẹ đặt bé xuống. Nhờ đó con đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn]
=> Cha mẹ có thể ngủ cùng bé nếu không có những yếu tố nguy cơ kể trên. Khi nằm trên giường, giường đủ lớn và khu vực bé ít mùng mềm. Tuy nhiên, cách tốt nhất và an toàn nhất là nên đặt bé nằm ngủ trong cũi, và đặt cũi trong phòng của bạn
📮 Có phải với trẻ sơ sinh, môi trường phải thật yên tĩnh con mới ngủ ngon?
Nhiều cha mẹ thường quan niệm: Khi trẻ sơ sinh ngủ thì nên thật yên tĩnh. Điều này chưa đúng vì thực chất khi trẻ chưa sinh ra còn trong bụng mẹ, trẻ vẫn đều đặn nghe rất nhiều âm thanh từ môi trường bên ngoài. Do đó, một không gian quá yên tĩnh đôi lúc làm bé khá khó chịu và hay khóc. Nhưng, cũng đừng quá ồn ào, gào thét cũng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé.
Tốt nhất, đừng quá hoàn hảo, bạn chỉ nên hạn chế những âm thanh quá lớn, nhưng tiếng bước chân, tiếng nói chuyện của bạn hoặc tiếng radio/tv phòng bên cạnh không làm bé khó chịu như bạn nghĩ.
- 2022-11-22👉 "Routine" - Trình tự sinh hoạt
👶 Khi còn ở trong bụng mẹ, con không có cảm giác khác biệt giữa ngày, đêm; con không phải tự ăn, tự ngủ, không tiếp xúc với các loại tiếng động thay đổi. Con thậm chí không có cơ hội cất lên tiếng khóc nên đương nhiên sẽ k có khái niệm sinh hoạt, nếp sống, thói quen,...
👉 Vì vậy nếu ba mẹ muốn nuôi con khỏe, mẹ nhàn thì việc thiết lập nếp sinh hoạt cho bé là cần thiết. Khi các chuỗi hoạt động giống nhau được thực hiện trong các khoảng thời gian tương đương nhau, con sẽ học được thứ tự các hành động và đoán trước được điều gì sẽ xảy ra với mình.
1 ngày của em bé nhà mình bắt đầu lúc 7h sáng
🔹 Con thức dậy và ti sữa sau đó vận động nhẹ nhàng, chơi với mẹ đến 9h sẽ ngủ giấc đầu tiên
🔹 11h dậy ăn sữa, ăn dặm đến 14h con ngủ giấc ngày thứ 2. Mẹ sẽ có thời gian làm việc của mình
🔹 15h30 con dậy ăn sữa và chơi tự lập. Đến19h bé tắm, ăn dặm và thực hiện trình tự ngủ đêm
👉 Những hoạt động này lặp đi lặp lại và các mẹ hay trao đổi với nhau là lịch sinh hoạt EASY
Nhờ vậy mà con cứ đúng giờ là ăn, tự ngủ không cần ti mẹ mà còn một mạch 12 tiếng mỗi đêm. Chỉ cần đặt con vào cũi, thơm trán con là con hiểu điều gì sắp xảy ra tiếp theo, quay mặt vào tường 1-2p là ngủ luôn. Mẹ ngủ đủ giấc người khỏe re, giờ giấc sinh hoạt của cả nhà cũng không bị ảnh hưởng nhiều.
Mình học được những kiến thức, kinh nghiệm thiết lập EASY đều từ khóa học giáo dục sớm của Bibabo. Giải thích gọn gàng, dễ hiểu lại có LSH theo từng tuần để mình tiện theo dõi. Giữa khoảng ăn và ngủ bé có thời gian chơi, vận động nên mình thường tương tác với bé qua các hoạt động kích thích não bộ, thị giác, xúc giác,.. cũng có sẵn hướng dẫn bằng video trong khóa học này.
Ví dụ như:
✅ Tập thể dục chân đạp xe, vắt chéo chân hỗ trợ con lật lẫy sớm, tummy time để đầu cổ con cứng cáp hơn
✅ Bé rất thích xem thẻ thị giác và những đồ chơi mẹ treo trên cao. Nhờ thế mà mắt con sáng và linh hoạt hơn hẳn
✅ Mỗi sáng mẹ đều đưa ra vườn tắm nắng, cho con hít hà không khí thiên nhiên, cho con ngửi các loại cây, loại hoa nữa
✅ Để con tự cầm nắm đồ vật, tự cảm nhận cứng mềm. Bé nhà mình các cử động ngón tay, cổ tay đã rất nhanh nhạy
✅ Dạy bé cả thẻ hình, thẻ số luôn ạ. Giai đoạn này con có khả năng ghi nhớ nguyên mảng nên bé sẽ học được rất nhanh đó ạ
✅ Chơi ú òa với bé cũng sẽ kích thích cảm xúc tích cực cho bé. Nhìn con cười tít mắt là mẹ hạnh phúc lắm luôn
- 2022-11-221. Đừng bao giờ nhại lại giọng địa phương của người khác vì điều đó không có gì hay ho đâu con ạ!
2. Khi người khác đang nghỉ ngơi, con hãy giữ yên lặng. Nếu con có chuyện muốn nói thì con hãy nhẹ nhàng đi ra ngoài.
3. Khi ai đó hỏi con cái gì, nếu con không biết thì hãy trả lời lịch sự rằng "Mình không biết hoặc mình không hiểu lắm". Con đừng nói trống không "Sao mà biết được".
4. Khi con nói xin lỗi thì con đừng thêm từ "được chưa".
5. Nếu con mượn đồ của người khác thì con hãy nhớ trả lại.
6. Khi con mượn đồ trân quý của ai đó, con hãy nhớ giữ gìn cẩn thận.
7. Khi con ăn, con hãy ăn xong rồi nói chuyện.
8. Người văn minh hãy biết cách học lấy những điều thông minh.
9. Nếu có cuộc gọi nhỡ, con hãy lịch sự nhắn tin khi chưa thể gọi lại.
10. Con đừng xem trộm tin nhắn, ảnh hay nhật ký của người khác.
11. Khi người khác đang nói, con nên để họ nói xong rồi nói.
12. Nếu con nói "tôi mời" thì con phải là người thanh toán. Còn nói "chúng ta đi ăn đi" thì ai trả phần người đấy con nhé!
13. Nếu ai đó xúc phạm con, con không nên đáp trả hoặc to tiếng với họ mà hãy mỉm cười bước đi.
14. Nếu đi cùng ai đó, người ấy chào một người bạn không biết thì con cũng nên chào họ.
15. Đeo tai nghe khi xem video, nghe nhạc ở nơi công cộng để không làm phiền tới người khác.
16. Tránh cười, nói chuyện quá to khi nhìn chằm chằm vào người khác.
17. Con không nên phóng xe nhanh qua vũng nước.
18. Một người đàn ông có giáo dục sẽ luôn thể hiện sự tôn trọng đúng mực với phụ nữ con nhé!
19. Con hãy trả lại số tiền đã vay càng sớm càng tốt.
20. Nếu ngủ ở nhà người khác, con hãy nhớ gấp chăn gối cho gọn gàng trước khi đi.
21. Hãy nhìn vào người đối diện khi con nói chuyện với ai đó.
22. Đừng cãi nhau ở chốn công cộng.
23. Đôi giày của con lúc nào cũng nên sạch sẽ.
24. Nguyên tắc vàng khi dùng nước hoa là dùng vừa phải. Nếu con vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của mình vào buổi tối thì có nghĩa là mọi người đã quá mệt với nó rồi.
25. Nếu ai đó giúp đỡ con dù chuyện nhỏ nhất cũng nên nói lời "cảm ơn".
St
- 2022-11-22👉 Vấn đề nằm gối tưởng chừng rất quen thuộc nhưng bác thấy vẫn nhiều mẹ đang làm sai cách. Hầu hết các mẹ đều nghĩ rằng bé cũng giống như người lớn, có gối mềm sẽ ngủ ngon giấc hơn, sâu hơn. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy.
Việc sử dụng gối cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ mới sinh vài tuần là hoàn toàn không nên vì cột sống của bé lúc này vẫn thẳng chứ chưa cong như người lớn. Bởi vậy, khi nằm ngửa, lưng và gáy của bé sẽ cùng nằm trên một mặt phẳng nên hoàn toàn không cần gối đầu. Bên cạnh đó, việc cho trẻ sơ sinh nằm gối quá sớm còn gây ra một số tác hại như:
🚨 Tăng nguy cơ ngạt thở khi ngủ: Khi dùng gối, phần đầu của trẻ bị nhô cao hơn phần cơ thể. Hậu quả là làm cho cổ bị động ép thành một đường cong đồng thời cằm kề sát gần ngực khiến cho khả năng hô hấp của trẻ gặp khó khăn gây ngạt thở khi ngủ. Ngoài ra, việc này còn ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh trưởng của xương khớp và cột sống của trẻ.
🚨 Làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng: Việc nằm gối ngay từ những ngày đầu mới sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng bởi tư thế này làm tăng áp lực tác động vào một điểm trong thời gian dài và tạo nên mặt phẳng trên hộp sọ.
🚨 Tăng nguy cơ dị tật cột sống: Xương sống của trẻ sơ sinh là một đường thẳng (tức phần đầu và lưng xương đều thẳng với nhau). Nếu như nằm gối sẽ khiến cho cổ của bé bị lệch đi khỏi quỹ đạo, lâu dần xương sống có thể thay đổi hình dạng đồng thời làm tăng nguy cơ gây dị tật cột sống.
👉 KHI NÀO PHỤ HUYNH NÊN CHO CON NẰM GỐI?
Thời điểm thích hợp nhất mà phụ huynh nên cho trẻ sơ sinh nằm gối là khi trẻ được 3 tháng tuổi. Lúc này bé đã bắt đầu hình thành đường cong sinh lý ở phần gáy và cổ. Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý không để bé nằm gối qua cao, độ cao thích hợp nhất của gối nên rơi vào 1-2cm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng khăn mỏng gấp lại rồi kê đầu cho bé khi ngủ. Mẹ lưu ý không nên kê ở khăn/gối ở phần lồi sau đầu trẻ mà nên đặt thấp xuống bên dưới gần vị trí cổ bé.
Khi con được khoảng 6 – 8 tháng tuổi, đường xong sinh lý thứ 2 đã bắt đầu hình thành, phần vai cũng bắt đầu mở rộng hơn, độ cao của gối phù hợp nhất ở thời điểm này sẽ là 3-4cm.
Gối tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại có tác động lớn tới sự phát triển xương sống của con. Do đó, mẹ chú ý cho bé nằm gối có độ cao phù hợp với tuổi.
St
- 2022-11-22#xin_ý_kiến_các_mẹ
- 2022-11-22GIÁ TRỊ CỦA SỰ BÌNH AN
Mẹ nhớ nhé! Mẹ thấy vui con thấy vui, mẹ thấy buồn con cũng thấy buồn. Em bé nhận cảm giác từ mẹ, vì vậy cốt lõi của #thaigiáo chính là sự bình an ❤️
🌱 Khi một em bé được sinh ra, sóng não sẽ kết nối mạnh mẽ với mẹ. Lúc này con đang cần nương nép vào mẹ, cần thoả mãn nhu cầu cơ bản nhất là SỐNG và AN TOÀN.
🌱 Đừng vội tách bé ra khỏi mẹ, bé sẽ vô cùng hoảng loạn và tổn thương.
🌱 Em bé phát triển CẢM GIÁC đầu tiên rồi mới đến ÂM THANH, sau cùng mới là HÌNH ẢNH.
🌱 Đừng làm đảo ngược chu trình này, bởi nó sẽ tạo ra bản lỗi vĩnh viễn không có cơ hội sửa chữa.
🌱 Nhất nhất trong 8 tuần đầu bé cần được bên mẹ và nhận cảm giác BÌNH AN.
🌱 Một người mẹ stress thì không thể cho con cảm giác BÌNH AN được.
🌱 Một người mẹ tổn thương cũng không thể cho con bầu sữa BÌNH AN.
🌱 Hãy tránh xa những người tiêu cực, những lời tiêu cực, kiểu như: “Lại vịt giời à, thế thì phải cố thằng con giai nữa”, “Nuôi con kiểu gì mà để con gầy thế, được bao nhiêu kg rồi?”; “Mẹ ăn hết phần con hay sao mà béo thế”; hay những hình ảnh tiêu cực: tai nạn, phốt đánh ghen, lừa đảo…vv bởi vì chúng ta chỉ cho con những gì chúng ta có. Mà những cái CÓ trong đầu này chỉ là RÁC nó sẽ làm hỏng bầu sữa mẹ. Làm tổn thương con ngay từ lúc con còn non nớt, cần được bảo vệ. Lời chúc phúc, lời tốt lành mới sản sinh ra Dopamine - Hormone hạnh phúc.
🌱 Đừng quấn con, trói chặt con với suy nghĩ để nó “chặt“. Nó mới ngủ ngon. Con cần làm quen dần và thích ứng với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Chỉ số AQ( chỉ số vượt qua nghịch cảnh, thích ứng và chống lại bệnh tật) con chỉ có cửa sổ 1 tháng đầu. Hãy để con nằm sấp để kích thích cuống não( PON) và khai mở nó.
🌱 Đừng bỏ mặc con khóc nấc giữa đêm tối, bơ vơ không có vòng tay ôm của mẹ chỉ vì muống RÈN còn ngủ xuyên đêm. Những đứa trẻ tổn thương đó sau này rất có thể sẽ bỏ lại bố mẹ trong nhà dưỡng lão, bởi những gì con nhận lúc còn thơ, lớn lên sẽ thành vốn sống một cách vô thức.
🌱 Và hãy cho con được BÚ SỮA MẸ, nó không chỉ là nguồn sống, là dinh dưỡng nuôi lớn phần THÂN.
Nó còn là món quà tuyệt vời của tạo hoá giúp con hoàn thiện TRÍ TUỆ và TÂM HỒN.
Làm nghề nào cũng cần học, làm cha mẹ lại càng cần học suốt đời.
Nhờ học cửa sổ vàng chuyên sâu e đã nuôi con bình an,khỏe mạnh,thông minh vượt trội hơn
Nguồn: Cửa Sổ Vàng
- 2022-11-22NHIỆT ĐỘ PHÒNG VÀ CÂU CHUYỆN VỀ CÁI MÁY LẠNH
Tôi hay nói vui với các đồng nghiệp thân thiết hay các phụ huynh của bệnh nhi của mình rằng, hầu như 99% phụ huynh đem con đến khám với tôi lần đầu tiên đều than phiền về chuyện bé khó ngủ, trằn trọc và hay đổ mồ hôi. Vài lần tôi có dịp hỏi một số bà giúp việc (khoảng 40-50 tuổi) đi theo phụ huynh bé, thì câu trả lời sẽ là “vì nó nóng quá bác sĩ ơi!”
Phần 1:
NGƯỜI LỚN THẤY LẠNH, TRẺ MỚI THẤY MÁT
Có nhiều người cho rằng, trẻ ở trong bụng mẹ đã quen với nhiệt độ cơ thể mẹ (~ 37°C), nên khi ra đời, nếu không quấn kỹ và ủ ấm thì trẻ sẽ bị lạnh. Nhưng điều này hoàn toàn không chính xác. Khi còn là thai nhi, trẻ chưa cảm nhân được nhiệt độ. Cho đến khi ra đời, não trẻ mới học cách để dần cảm nhận được nhiệt độ của môi trường bên ngoài. Giai đoạn này, trẻ bắt đầu ăn uống (bú sữa mẹ hoặc sữa công thức) và chuyển hóa để lớn lên vì thế, trẻ tỏa nhiệt nhiều. Trẻ nóng hơn so với người lớn, dễ bị đổ mồ hôi dẫn đến nổi rôm sảy. Do đó, để trẻ cảm thấy đủ mát, nhiệt độ phòng phải lạnh hơn cảm nhận của người lớn. Với người lớn, khoảng 23-24°C là cảm thấy lạnh, nhưng với trẻ, tầm 20°C trẻ cũng chưa thấy lạnh.
Để chứng điều này, các nghiên cứu đối chứng đã được thực hiện. Kết quả là, nhiệt độ phòng phù hợp với trẻ là dưới 24°C. Đối với trẻ nhũ nhi, nhiệt độ phòng phù hợp và an toàn trong khoảng từ 16-21°C. Nếu để nhiệt độ lên đến 28°C khiến trẻ bị nóng thì trẻ tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi. Hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi là hiện tượng đột tử xảy ra ở bé hoàn toàn khỏe mạnh trước đó mà người ta không biết được nguyên nhân, đa số xảy ra bé từ 2-6 tháng tuổi . Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy có một số yếu tố nguy cơ làm tăng xác suất bé bị hội chứng này, ví dụ như , hút thuốc lá thụ động (người khác hút thuốc lá mà bé “hưởng” chất độc khói thuốc) , nhiệt độ phòng nóng đối với bé ( từ 27°C trở lên) Mặt khác, trẻ được sinh ra ở bất cứ vùng miền và vị trí địa lý nào cũng đều có cảm nhận về nhiệt độ như nhau . Trẻ sẽ cảm thấy lạnh khi nhiệt độ dưới 10°C , 16-17°C thì đủ mát với trẻ .
Bs. Nguyễn Trí Đoàn – Trích “ Để con được ốm”
- 2022-11-22💯CHỈ NHỮNG ĐIỀU ĐƠN GIẢN . 💯
NHỮNG CÂU NÓI YÊU THƯƠNG VÀ KHÍCH LỆ THẾ THÔI NHƯNG CÓ THỂ TẠO RA 1 EM BÉ THẬT MẠNH MẼ .TỰ TIN VÀ THÔNG MINH TÀI GIỎI
CÁC BA MẸ THỬ NÓ MỖI NGÀY NHÉ
1- Mẹ( bố) yêu con.
2- Con là một cô gái ( chàng trai) tuyệt vời.
3- Mẹ tin tưởng ở con.
4- Con đã làm tốt lắm con yêu.
5- Bố mẹ rất tự hào về con.
6- Con đã rất cố gắng, tuyệt lắm con yêu
7- Mẹ hạnh phúc vì có con.
8- Con là cả thế giới của ba mẹ.
9- Con là một em bé giàu lòng nhân ái.
10- Con yêu, con là một em bé thú vị và hài hước.
11- Con là 1 cô gái thông minh
12- Không có gì có thể cản bước con yêu của mẹ
13- Con yêu điều đó thực sự ý nghĩa với mẹ
14- Con là cả thế giới của mẹ con yêu........
- 2022-11-22NHỮNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC ĐỀU CÓ 3 ĐIỂM GIỐNG NHAU
* Mẹ được chiều chuộng,
* Cha được tôn trọng,
* Con được tiếp nhận.
Lời mở đầu cuốn “Anna Karenina” của Tolstoy vô cùng chấn động:
“Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng gia đình bất hạnh thì lại muôn màu muôn vẻ”.
1. MẸ ĐƯỢC CHIỀU CHUỘNG
Một nhà văn nữ đã từng viết một bộ phim ấm áp như sau:
"Khi xe lửa đến bến, cạnh chỗ tôi có một ghế trống. Một cậu bé chừng 3 tuổi nhảy lò cò chạy đến, ngồi xuống và nói với người mẹ đứng ở cửa xe: “Mẹ ơi, nhanh lên, ở đây có ghế này!”
Chẳng bao lâu sau đôi vợ chồng trẻ bước đến. Người vợ níu lấy tay chồng, cười tươi roi rói, âu yếm nhìn cậu con trai bảo:
- Chỉ có một chỗ, con ngồi đi, mẹ và bố con đứng đây là được rồi.
Cậu bé nói :
- Con là con trai không cần ngồi, mẹ ngồi đi.
Chẳng thể từ chối lời thỉnh cầu của cậu bé, người mẹ đành ngồi xuống. Người cha xoa xoa đầu khích lệ cậu bé.
Qua cuộc nói chuyện của họ đại khái tôi có thể hiểu được rằng người mẹ trẻ đang dẫn cậu con trai đi chơi và nhân tiện đưa cha đi làm. Cậu con trai phụng phịu nói với cha:
- Ba có thể đi cùng với mẹ con được không.
Người cha an ủi:
- Con phải ngoan, đợi ba đi làm về sẽ tới đón con và mẹ, rồi dẫn con đi ăn món chuối mà con thích nhất nhé.
Cậu bé vẫn không vui lắm, cứ níu chặt lấy tay cha, nhưng không nói thêm bất cứ lời nào.
Sau khi người cha tới bến, lúc sắp xuống xe, đột nhiên anh nói rất nghiêm túc với cậu con trai nhỏ:
- Con phải chăm sóc tốt cho mẹ đấy, không được khóc, không được sinh chuyện với mẹ. Đó là vợ của ba, con hiểu không? Ba đi kiếm tiền cho hai mẹ con đây!
Mọi người trên xe đều cười ồ lên, nhìn cậu bé như thể một người đàn ông đã trưởng thành.
*******************
Nếu tôi có mặt ở đó, tôi cũng sẽ dành cho người cha này một tràng pháo tay. Bởi lẽ ông rất mực chiều chuộng vợ mình. Đây chính là quy tắc hạnh phúc cơ bản của một gia đình.
Tóm lại:
Tâm trạng của người vợ càng ổn định, tình cảm gia đình càng ổn định. Mà cách tốt nhất để tâm trạng của người vợ thật ổn định chính là chiều chuộng cô ấy.
Những người phụ nữ được sống trong tình yêu của người chồng thì trái tim cô ấy cũng mềm mại, dịu dàng và an định. Cô ấy sẽ khoan dung với mỗi người xung quanh, sẽ tạo nên bầu không khí ấm áp, vui vẻ của gia đình.
Ngược lại, khi người phụ nữ sống trường kỳ trong sự lạnh nhạt, oán hận và thô bạo của người chồng thì những tình cảm phụ diện này sẽ được chuyển tiếp cho các thành viên khác trong gia đình. Một gia đình từ đó sẽ chẳng thể bình yên, oán khí trùng trùng.
Tại nước ngoài có một câu ngạn ngữ nổi tiếng nhà nhà đều biết là:
“Happy wife happy life”, nghĩa là “Vợ vui lòng, cuộc sống vui vẻ”.
Câu này nên trở thành kim chỉ nam của mỗi một ông chồng.
2. CHA ĐƯỢC TÔN TRỌNG:
Ở Anh có lưu truyền câu chuyện “Nữ Hoàng gõ cửa” như sau:
Một lần, Nữ Hoàng Victoria cãi nhau với chồng, ông bỏ về phòng ngủ trước và đóng chặt cửa lại. Khi Nữ Hoàng về đến phòng ngủ, cửa đóng im ỉm, bà đành phải gõ cửa.
Người chồng nói vọng ra hỏi:
- Ai đó?
Victoria kiêu ngạo trả lời:
- Nữ Hoàng.
Không ngờ bên trong vẫn không có tiếng bước chân ra mở cửa. Ông chồng cũng chẳng nói gì. Bà đành gõ cửa lần nữa.
Bên trong lại vọng ra tiếng hỏi:
- Ai đó?
Nữ Hoàng trả lời:
- Victoria
Bên trong vẫn không có chút động tĩnh. Nữ Hoàng đành phải gõ cửa thêm một lần nữa.
Bên trong lại cất tiếng hỏi:
- Ai đó?
Nữ Hoàng đã học được cách ngoan ngoãn, bèn nhẹ nhàng đáp:
- Vợ của ngài.
Lần này thì cánh cửa đã mở.
Bởi lẽ phụ nữ cần được yêu thương, đàn ông cần được tôn trọng.
3. CON CÁI ĐƯỢC TIẾP NHẬN
Thầy Lưu Xứng Liên, người chỉ dẫn về giáo dục gia đình, từng gặp một đứa trẻ không dám về nhà.
Lúc đó đúng vào kỳ thi cuối kỳ, bài thi buổi sáng hôm ấy của cậu bé lớp 5 là môn ngữ văn. Bố mẹ cậu sớm đã chuẩn bị cơm nước xong xuôi, đợi con về nhà. Nhưng chỉ thấy những đứa trẻ khác đều đã về đến nhà mà con mình thì mãi cũng chẳng thấy bóng dáng đâu.
Ban đầu họ cho rằng cu cậu mải chơi nên về muộn, bèn đậy mâm cơm lại, chờ con về. Nhưng tan học gần cả tiếng đồng hồ mà vẫn chẳng thấy tăm hơi cậu bé. Hai vợ chồng bắt đầu lo lắng, bèn vội vàng chia nhau đi tìm.
Khi tìm thấy con mình, chỉ thấy cậu bé cúi đầu, quanh quẩn bên ngoài lớp học, dường như muốn vào trong mà chẳng dám cất bước.
Cha cậu bé là một người rất có trách nhiệm, vì chuyện này mà ông tìm đến thầy Lưu Xứng Liên, hỏi xem con mình rốt cuộc làm sao và ông nên làm thế nào?
Sau khi tìm hiểu, thầy Lưu Xứng Liên biết rằng người cha này bình thường yêu con vô cùng. Anh thường dẫn cháu đi chơi, nhưng nếu con trai mà thi không tốt thì sẽ đánh và mắng cháu. Thầy Lưu Xứng Liên nói với ông rằng:
- Tôi biết chắc rằng anh rất yêu con mình. Tất cả những gì anh làm đều là vì muốn tốt cho cậu bé. Nhưng anh có biết con trai mình hy vọng gì ở anh không? Cậu bé biết chắc rằng khi không liên quan tới việc học hành thì anh có thể đối xử tốt với mình. Nhưng khi mình học hay thi không tốt thì cậu bé cũng hy vọng anh vẫn đối xử tốt với cháu như vậy. Cậu bé cần tình yêu trước sau như một của anh.
Không thể yêu thương con một cách vô điều kiện là căn bệnh thông thường của rất nhiều ông bố bà mẹ. Nhưng trong mắt đứa trẻ, tiêu chuẩn của một gia đình hạnh phúc lại là việc mình có được tiếp nhận hay không.
Gia đình là nơi duy nhất bạn có thể trở về mà không cần lý do, là nơi bạn cảm thấy dẫu mình thế nào thì cũng đều được tiếp nhận. Dẫu cho bạn đã trở thành cha mẹ, thì khi cuộc đời chưa đi tới đường cùng, bạn cũng vẫn luôn muốn về bên cha mẹ để được tiếp thêm sức mạnh.
Gia đình là:
* Thế giới của mẹ,
* Vương quốc của cha,
* Khu vườn thần tiên của con trẻ.
Đây chính là hình mẫu về một mái ấm hạnh phúc.
👇👇👇
Nguồn: Nhịp sống kinh tế
- 2022-11-22Các mom cho mình hỏi có mom nào rốn bé 17 ngày chưa rụng như con mình ko ạ? Mình chỉ vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lí hằng ngày. Các mom vệ sinh bằng gì và có cách gì để rốn bé mau rụng ko ạ? Rốn đã khô màu đen rồi ạ!
- 2022-11-22Câu đố ngày 22.11.2022: Con gì có kích thước bằng con voi nhưng chẳng nặng gram nào cả?
Thời gian kết thúc: 23h59p, ngày 22.11.2022
⚡ Quà tặng:
Thành viên may mắn và có câu trả lời đúng sẽ nhận được 200 điểm.
Tất cả các thành viên còn lại có câu trả lời đúng sẽ nhận được 50 điểm.
⚡ Lưu ý: Điểm thưởng sẽ được cộng trong vòng 72 tiếng sau khi kết quả chung cuộc lên sóng.
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
💥 Chương trình chỉ áp dụng cho thành viên Bé Yêu đã tải hoặc cập nhật phiên bản mới nhất, kể cả lượt thích và bình luận.
👉 Lưu ý: Điểm thưởng sẽ được cộng trong vòng 72 tiếng sau khi kết quả được cập nhật tại bài đăng câu đố.
Mọi thắc mắc các bạn gửi về:
Email: [email protected]
Hotline: 0961.161.712
- 2022-11-22các mom có kinh nghiệm cho em con em đc 5 tháng rưỡi lúc bé 2 tháng mấy là em tự dưng mất sữa làm đủ cách mà sữa ko về nên cho con uống sữa ngoài optimom kisd sữa non mà bé ko tăng cân r em mua đủ loại sữa khác cho bé hỗ trợ tăng cÂN mà bé đi phân xanh ko ạ hiênh tại đc có 6kg em rầu ghê ko bik đổi sữa nào nữa😞😞
- 2022-11-22#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-22Các mom ơi 36w3d mà tv e bé đk 3kg rồi! Liệu tới ngày dự sinh có to quá không các mom ơi;( em lo sợ không đẻ thường được! E chỉ mong muốn được đẻ thường mà giờ lo lắng không biết sao! E bầu con so ạ, các mom chia sẻ kinh nghiệm làm sao để mở phân nhanh sinh thường được với ạ! Không thì có mom nào nhả vía sinh thường cho em với ạ🥹🥹🥹
- 2022-11-22Bầu 6 tháng buồn nôn thì có sao ko các mẹ nhỉ? Bình thường cứ nghĩ tới buồn nôn thì lại nghĩ tới ốm nghén. nhưng mà ốm nghén thì bình thường hết 3 tháng thì cũng sẽ thuyên giảm. e đang nghi đây là dư chấn hay kiểu cơn ốm nghén còn kéo dài á mn. Vì kể từ thời điểm hết 3 tháng thai kỳ thì thỉnh thoảng e vẫn gặp phải tình trạng này luôn á. Ban đầu nghĩ do ăn uống hoặc mệt mỏi quá độ cơ. cũng có nói với bác sĩ về vấn đề này nhưng bác sĩ kiểm tra thai kỳ thì thấy thai nhi vẫn phát triển bình thường. Chỉ có cái là lâu lâu cơn buồn nôn ghé thăm lại rất khó chịu luôn các mẹ ơi. Có mẹ nào trải qua tình trạng này ko ạ. và e phải làm cách nào để không còn bị buồn nôn nữa đây ạ? Các mẹ có kinh nghiệm thì cho e xin với ạ.
- 2022-11-22#xin_ý_kiến_các_mẹ các mẹ cho mình xin review về máy tiệt trùng sấy khô bình sữa nào ổn áp với ạ, nhất faz với moaz
- 2022-11-22##cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-22Ăn chay khi mang thai là lựa chọn đặc biệt của mẹ, nhưng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sắp xếp bổ sung dinh dưỡng hợp lý, như vậy sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và bình thường. Protein là một nguồn chất cũng rất cần thiết. Bình thường đối với các mẹ thông thường thì bổ sung qua nguồn thịt cá, vậy còn nếu mẹ ăn chay thì làm sao bổ sung đây.
Dưới đây là một số thực phẩm chứa protein, các mẹ nếu ăn chay thì có thể tham khảo và bổ sung vào chế độ ăn của bản thân nhé.
Các loại đậu
Đậu là một trong những nguồn thực phẩm rất giàu protein, là sự lựa chọn của nhiều bà bầu ăn chay. Một cốc đậu có thể chứa tới 8g protein và nhiều loại chất dinh dưỡng khác như chất xơ, vitamin C, vitamin B6, sắt, folic, canxi, kẽm… tốt cho mẹ và bé. Mẹ có thể chọn một số loại đậu phổ biến như đậu xanh, đậu đen, đậu lăng, đậu nành…
Hạt diêm mạch
Hạt diêm mạch có thể sử dụng cho các bé ăn dặm và cũng tốt cho những bà bầu ăn chay. Hạt diêm mạch cũng được mệnh danh là siêu ngũ cốc vì có chứa 8g protein trên mỗi cốc hạt. Ngoài ra, hạt diêm mạch còn bổ sung một số dưỡng chất như folate, vitamin B6, B1, B2, sắt, kẽm, mangan, kali, chất xơ… Mẹ có thể chế biến hạt diêm mạch chung với salad hoặc làm diêm mạch trộn với đậu hũ vo viên… cũng khá ngon miệng nhé.
Các loại hạt
Một trong những thực phẩm cung cấp protein không thể thiếu đối với bà bầu ăn chay đó là các loại hạt. Cụ thể như hạt nhân, hạt bí, hạt hướng dương, hạt dẻ… đều là những loại hạt chứa protein cao và giàu dinh dưỡng. Mẹ có thể ăn trực tiếp các loại hạt khi được rang lên hoặc kết hợp làm bánh, làm sữa hạt… thì sẽ đa dạng và ngon miệng hơn đấy.
Đậu hũ
Không thể bỏ qua đậu hũ với hàm lượng protein vào khoảng 10g cho nửa cốc đậu hũ. Ngoài ra, đậu hũ cũng chứa nhiều canxi và sắt, rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Với đậu hũ, mẹ bầu có thể tự tin chế biến thành rất, rất nhiều món ăn đa dạng và ngon miệng, bảo đảm đủ chất và cũng tăng cảm giác thèm ăn, giúp mẹ tìm thấy nhiều niềm vui trong việc ăn uống hơn.
Các loại rau lá xanh
Rau lá xanh cũng là một nguồn cung cấp protein tốt cho các mẹ đang mang thai. Mẹ có thể lựa chọn như:
- Rau chân vịt chứa 5,2g protein trong mỗi cốc. Rau còn có folate, vitamin A, C, K… giúp mẹ và bé khỏe mạnh
- Măng tây chứa 4,3g protein trong mỗi cốc. Măng tây cũng giàu folate, vitamin A để nuôi dưỡng làn da và thị lực tốt
- Cải brussel chứa 4g protein cho mỗi cốc, có thể làm salad ăn rất ngon
- Cải xoăn giàu protein, chất chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và ngừa ung thư
Trên đây là một số thực phẩm chứa protein tốt cho các mẹ bầu ăn chay nhé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
- 2022-11-22Mình được 37 tuần, vì tập đầu mình sinh mổ, mà lúc đó mẹ chồng lo hết nên k nhớ. Giờ 12 năm rồi mới bầu tập 2, mẹ ck lại qua đời nên k biết như nào. Các mom nào đã sinh rồi thì sau khi sinh mổ xong nên ăn sáng, trưa, tối nên ăn những món gì ạ
- 2022-11-22Chào các mom, dẫu biết là chuyện gd k nên đem lên mạng xã hội, nhưng thật sự e đag rất cần ng để giãi bày tâm sự mà k biết nói với ai nên đành chia sẻ lên đây cho đỡ buồn. Vck e lấy nhau được 3 năm, đúng là thời gian đầu thì cuộc sống lúc nào cũng tươi đẹp, nhưng về gần đây ck e dường như k giống như xưa nữa. Khi đưa ra một quyết định j đó ck e k hề bàn bạc với e mà luôn tự ý quyết định, đến khi e k đồng ý thì sẵn sàng mở miệng ra chửi e, xưng hô mày tao mà trước đây chưa từng như thế. Tiền thì là của chung vậy mà nói muốn làm gì là việc của tao. Trong khi vk muốn mua cái váy hay đôi giày thì ý kiến này nọ. E thực sự thấy tủi thân lắm, hơn nữa ck e luôn có những lời nói như kiểu k xem trọng bên ngoại nhà e nữa. Vài hôm trước đi ăn cỗ lại vô tình nghe được quá khứ của ck mình với mấy e người yêu cũ. Biết là chuyện cũ rồi đấy nhưng nghe xong vẫn thấy chạnh lòng các mom ạ. Bởi vì từ khi yêu cho đến khi cưới e chưa bao giờ được ck mình đối xử tốt như thế, k hoa cũng chẳng quà cũng chẳng đòi hỏi thứ j cả, có cả những chuyện nghe xong cũng thấy choáng. Nghĩ lại e thấy mình dại khờ quá, chỉ vì 1 chút bốc đồng tuổi trẻ với k kiên định với chính kiến của mk mà sa lầy vào cs hôn nhân quá sớm. Hiện tại e cảm thấy thực sự áp lực và mệt mỏi. E đã có 1 bé gần 3y và đag mang thai bé thứ 2. Một mặt thì muốn giải thoát cho bản thân bớt khổ, vì cũng rất nhiều lần e phải chịu uất ức rồi nếu đi tiếp thì sẽ còn đau mãi, nhưng lại cũng thương con còn bé, phải xa 1 trong 2. Giờ e k biết làm thế bào cả các mom ạ 😪
- 2022-11-22##cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-22#xin_ý_kiến_các_mẹ chỉ cách giúp e với ạ
- 2022-11-22con bị vàng da đi chiếu đèn vàng có hết k mọi người ơi.
- 2022-11-22Dúu dkdjfkdjfjf
- 2022-11-22#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-22#Xin_cac_mom_chi_bao
- 2022-11-22Mọi ng ơi bé nhà e 5 tháng, cứ mẹ bế cho ăn xong là ưỡn người khóc đòi đi rong mà bà vs bố bế thì lại ngoan là sao ạ😢
- 2022-11-22Bé nhà em 1 tháng 7 ngày bé đi ngoài có hiện tượng ra phân có chất nhầy màu đỏ như máu có sau không các mẹ ơi
- 2022-11-22Bữa mình vẫn ăn uống no mà sao lại nthe ạ?#Xin_cac_mom_chi_bao
- 2022-11-22Mọi người ơi ai từng sinh bé rồi cho e hỏi tí . Đẻ thường tốt hay đẻ mổ tốt vậy e mới bé đầu tiên nên hoang mang quá . Cứ nghĩ tới sợ sợ sao ý . Mà người e nhỏ liệu có sức đẻ thường ko mn
- 2022-11-22Các chị em ơi . Kết bạn zalo chia sẻ hay tâm sự với nhau nhiều cái nhau chưa biết đi ❤️ cmt số zalo mk kết bạn nhé . Đông đông mk lập nhóm .
- 2022-11-22#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23Mấy ngày em bị sốt giờ mất sữa đột ngột phải làm sao ạ?huhu#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23Các mom ơi chồng chửi nhiều quá stress muốn đi chơi 1 ngày có nên mang con theo không? Không mang con theo thì lại nhớ con
- 2022-11-23Có chị em nào mêt mỏi đau nhức toàn thân khi mang thai, như em không ạ, ăn không ngon, thở mệt, toàn ăn ngủ nằm làm gì cũng không nổi, mà sinh xong ngưòi hết các triệu chứng này va khỏe mạnh trở lại đủ sức chăm con không ?
Rút kinh nghiêm lần đầu không kiêng cữ gì, va sau này cơ thể luôn suy kiệt yếu ớt, lần này mình muốn ở cữ và kiêng cữ thât tốt. (Mình thấy không mất mát gi mà có cơ hôi cải thiện lai sức khỏe) . Mình nhờ các mẹ chỉ cho mình cách kiêng cữ, các loại thuốc xông hơ cần mua, v.v.v...vitamin sau sinh, ăn uống bồi bổ..v.v..
P/s: đừng ai nói với mình ko cần kiêng nhé. Thân thể va sức khỏe mình, minh hiểu, nên mình ko dám ko kiêng.
Cám ơn các mom
- 2022-11-23##cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23Mẹ bầu bị phù nề tay chân ở tháng cuối có thể là do mặc đồ quá chật, thai lớn, tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng..
Bà bầu 9 tháng bị phù nề tay chân là chuyện thông thường nhưng đi kèm đau bụng, buồn nôn nên đi khám bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất các mẹ nhé!
Bà bầu ăn ít kali cũng là một trong những nguyên nhân. Vì Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể. Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm.
Tiêu thụ nhiều caffein, ăn nhiều natri (muối), làm việc vất vả, đứng lâu, thời tiết nóng bức… cũng là nguyên nhân gây phù chân..
Bà bầu 9 tháng bị phù nề ở chi dưới bao gồm bàn chân, bắp chân, mắt cá và thậm chí cả ở tay là khá phổ biến trong thai kỳ. Với những trường hợp này, nếu nghỉ ngơi hợp lý, các dấu hiệu sưng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu mẹ bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt thậm chí kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng…thì khả năng cao là mẹ nằm trong 10% các mẹ bầu có hiện tượng sưng phù chân là tín hiệu của tiền sản giật.
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng này, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện, các bác sĩ sẽ kiểm tra nước tiểu để xác định chính xác mẹ có mắc tiền sản giật hay không. Chân sưng phù nhưng nước tiểu của mẹ không chứa protein và huyết áp cao thường là lành tính. Còn nếu như mẹ mắc chứng tiền sản giật, bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp như nghỉ ngơi tại giường hoặc thậm chí nhập viện nếu tình hình nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, các mẹ đừng chủ quan, hãy quan sát các dấu hiệu của cơ thể và đến ngay bác sĩ nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường đi kèm với phù chân tay để có được sự điều trị kịp thời nhất nhé.
- 2022-11-23Nhức mỏi chân khi mang thai là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để những cơn đau nhức này không quá ảnh hưởng đến bản thân và em bé trong bụng.
Nhức mỏi chân gặp ở giai đoạn nào trong thai kỳ?
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể gặp phải hiện tượng đau nhức chân từ khi kết thúc tam cá nguyệt thứ hai cho đến khi bắt đầu tam cá nguyệt thứ ba, kèm theo tình trạng phù, sưng nề đôi chân.
Đặc biệt, vào 3 tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi ngày càng phát triển, áp lực đè nén lên chân tăng lên làm cho thai phụ càng dễ bị nhức mỏi hơn. Tình trạng này diễn ra thường xuyên vào ban đêm hơn ban ngày.
Nhức mỏi chân khi mang thai biểu hiện ra sao?
Trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể kèm sưng phù, hoặc lan tỏa ra cả mặt sau của chân và phần hông. Sưng phù là hiện tượng phổ biến hay gặp ở thai phụ bị nhức mỏi chân. Các vị trí dễ bị sưng phù gồm mặt, chân, mắt cá chân và bàn chân. Đôi khi, sưng phù thường bị nhầm lẫn với việc tăng cân trong giai đoạn sau của thai kỳ. Nhức mỏi chân kèm sưng phù khiến việc di chuyển trở nên khó khăn làm mẹ bầu có xu hướng ngồi, nằm nhiều, hạn chế vận động đi lại.
Nhức mỏi chân có hết sau khi sinh con không?
Tùy theo cơ địa và quá trình sinh hoạt của mỗi người mà sau khi sinh nở, hiện tượng nhức mỏi chân có thể biến mất, giảm nhẹ đi hoặc vẫn tiếp diễn và thậm chí nặng thêm. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe thai phụ là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Khi những cơn đau nhức xảy ra quá thường xuyên và không thể tự khắc phục, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ giảm đau. Hiện tượng nhức mỏi chân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như u xơ tử cung hay tụ máu ở chân, do đó bạn nên báo cho bác sĩ về đặc điểm và tần suất đau nhức để được kịp thời chẩn đoán và xử lý.
Phòng ngừa nhức mỏi chân khi mang thai
Để phòng ngừa nhức mỏi chân khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý.
Về chế độ dinh dưỡng, bạn nên hạn chế ăn muối, uống nước thường xuyên, tránh xa các chất kích thích chứa Cafein như cafe, chè… Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp bạn cung cấp đủ Canxi và các chất cần thiết cho cơ thể, phòng ngừa đau nhức chân.
Chế độ tập thể dục và nâng cơ đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa đau mỏi chân khi mang thai. Hầu hết các bài thể dục nhẹ nhàng đều đem lại tác dụng tốt, đặc biệt là đi bộ và đạp xe thường xuyên.
Yếu tố tinh thần cũng góp phần nhất định giúp hạn chế những cơn đau nhức. Bạn nên tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, mệt mỏi. Hãy ngủ đủ giấc, suy nghĩ lạc quan để giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.
- 2022-11-23##xin_ý_kiến_các_mom #cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23Các mẹ có ai biết cách nào để giảm ốm nghén sớm cho những người nghén nặng ko ạ? Em được 5w rồi, mà nghén quá các mẹ ạ. Ăn gì vào em cũng nôn ra, đêm còn dậy mấy lần vì người nôn nao ko chịu được, toàn nôn khan vì nhiều lúc bụng ko còn gì để cho ra cả, có hôm còn cho ra cả tí máu, còn ko có cả cái gì mà cho ra theo đường bài tiết bình thường nữa 🙁 Mà e sợ nước lắm, động tắm hay gội đầu là đầu đau tưng bừng với chóng mặt. Em làm đủ cách theo như trên mạng, nào là ngậm gừng, ăn kẹo gừng, uống nước tía tô, uống nước mía gừng, uống nước chanh...nhưng tình trạng vẫn ko đỡ, lúc nào cũng muốn cho ra và người thì lâng lâng ko thể tả được. Trước em béo tốt mà sau hơn 1 tuần ốm nghén e gầy đi trông thấy, da dẻ xanh xao, hqua phải truyền dịch ạ.
Có mẹ nào có cách gì chỉ em với, chứ cứ tiếp tục ntn chắc e phải nghỉ làm mất, cứ vài hôm lại xin nghỉ về sớm, vài hôm lại xin nghỉ ốm ntn ngại quá 🙁
- 2022-11-23Cho e xin ý kiến với ak
- 2022-11-23Nguyên nhân đau đầu gối khi mang thai
Đau đầu gối khi mang thai là triệu chứng khá bình thường mà bất cứ chị em nào khi có bầu cũng sẽ phải chịu đựng. Đau đầu gối khi mang thai dù là nặng hay nhẹ đều cũng sẽ khiến chị em vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Vậy nguyên nhân đau khớp gối khi mang thai là gì? Chỉ có nắm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh, bạn mới có thể đưa ra được phương án điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Do tăng cân khi mang thai
Do thay đổi nội tiết tố
Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
Suy tuyến giáp và các bệnh lý khác
Do ít vận động trong thời gian dài
Ngủ sai tư thế
Những cách điều trị hiệu quả tại nhà là:
Chườm gối: Chườm gối là các thức sử dụng nhiệt để tác dụng lên vùng gối đang bị đau. Có 2 cách chườm gối là chườm nóng và chườm lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ làm tê liệt các vùng cơ, dây thần kinh quanh khu vực đầu gối và giúp giảm đau tạm thời. Còn nhiệt độ nóng sẽ giúp các cơ ở vùng đau được thư giãn, tăng lưu thông máu và làm giảm các mô sưng đau ở đầu gối.
Massage đầu gối: Xoa bóp đầu gối là cách thức làm thư giãn dây chằn và các cơ ở khớp gối, đồng thời tăng khả năng tuần hoàn màu đến các cơ giúp giảm sưng đau. Khi bị đau đầu gối, các mẹ bầu hãy ngồi trên ghế, hai chân chạm sàn, mũi chân hướng về phía trước và thực hiện các động tác tác động một lực nhẹ nhàng vào vùng đầu gối như ấn nắm tay vào đầu gối nhẹ nhàng, dùng bàn tay vuốt nhẹ nhàng từ phần trên đầu gối xuống dưới…
Tập các động tác phù hợp: Khi bị đau khớp gối, bạn không nên ngồi ì một chỗ mà cần phải vận động đúng cách để giảm đau. Việc tập luyện sẽ giúp bạn tăng cường lưu thông máu, các mô trở nên linh hoạt hơn không những giúp giảm đau mà còn cải thiện các mô xương sụn chắc khỏe hơn, làm chậm quá trình thoái hóa.
Bổ sung chất dinh dưỡng: Một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu gối khi mang thai ở phụ nữ là do thiếu chất, đặc biệt là là vitamin D và canxi. Vì vậy, việc bổ sung của các chất dinh dưỡng vào cơ thể mẹ bầu là rất cần thiết và quan trọng. Để cải thiện tình trạng đau đầu gối, các mẹ có thể bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như thịt ba chỉ xào lá lốt, cháo gạo lứt và nhân mễ, khoai sọ hầm xương heo…
- 2022-11-23Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 5
Thông thường, đây là thời điểm dễ chịu nhất của các mẹ bầu. Những triệu chứng như mệt mỏi buồn nôn khi mang thai cũng giảm dần rồi hết hẳn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ hết hẳn. Một số mẹ vẫn bị ốm nghén suốt 3 tháng giữa thai kỳ và thậm chí kéo dài đến cả thai kỳ. Nếu may mắn, có thể cuối tam cá nguyệt thứ 2 mẹ sẽ tạm biệt những cơn ốm nghén khó chịu này.
Cách khắc phục buồn nôn khi mang thai
Có rất nhiều biện pháp để khắc phục chứng mệt mỏi buồn nôn khi mang thai cho mẹ bầu. Các mẹ có thể tham khảo những biện pháp sau:
Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
Xây dựng thực đơn phù hợp
Bổ sung nước – điện giải – năng lượng
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Dùng gừng tươi để khắc phục cơn buồn nôn
Điều trị buồn nôn khi mang thai không cần thuốc
Với phương pháp này, mẹ có thể áp dụng những bài tập yoga, thiền hoặc bấm huyệt, xoa bóp, giãn cơ… Không chỉ giúp mẹ giảm ốm nghén, những bài tập này còn là sự chuẩn bị cho quá trình sinh nở rất tốt.
Ngoài ra, việc nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, lo lắng trong khi mang thai cũng là điều rất cần thiết. Nếu tinh thần mẹ thoải mái thì những cơn ốm nghén sẽ có phần dịu đi.
- 2022-11-23Khô miệng khi mang thai thì là tình trạng hay xảy ra, dù không nghiêm trọng quá nhưng mà cũng khiến các mẹ cảm thấy khó chịu. Cảm giác như lúc nào cũng phải cần uống nước, hoặc cần ăn uống cái gì đó ấy. Khô miệng khi mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể như:
- Mất nước: Lượng chất lỏng không đủ sẽ không tạo ra đủ nước bọt, làm cho miệng bà bầu bị khô.
- Biến động nội tiết tố: Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm giảm lưu lượng nước bọt gây ra hiện tượng khô miệng.
- Tăng thể tích máu: Tăng thể tích máu khiến bà bầu đi tiểu thường xuyên, dẫn đến mất chất lỏng từ cơ thể. Lượng nước trong cơ thể không đủ có thể làm giảm sản xuất nước bọt.
- Nôn mửa: Tình trạng nôn mửa do ốm nghén tạo ra một môi trường axit bên trong miệng và gây mất chất lỏng từ cơ thể. Nếu nước bọt không đủ để tuôn ra các chất lỏng có tính axit, miệng bà bầu sẽ bị khô.
-Lối sống: Bà bầu uống rượu và đồ uống có chứa caffeine, sử dụng các sản phẩm thuốc lá, ăn thức ăn mặn hoặc cay và thở bằng miệng cũng có thể dẫn đến khô miệng.
- Thuốc: Bà bầu sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao khi mang thai cũng có thể dẫn đến khô miệng.
Có một số cách có thể giúp mẹ khắc phục tình trạng khô miệng khi mang thai, mẹ có thể tham khảo áp dụng xem sao nhé:
- Uống nhiều nước để đảm bảo nhu cầu chất lỏng cho cơ thể.
- Thở bằng miệng có thể khiến vùng cổ họng khô, đặc biệt về đêm.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giảm tình trạng khô miệng.
- Bà bầu cũng có thể nhai kẹo cao su không đường giúp kích thích khoang miệng tiết ra nước bọt.
- Tránh hút thuốc và tiêu thụ rượu. Đây là hai nguyên nhân trực tiếp có thể khiến bà bầu khô miệng. Ngoài ra, cà phê, trà và đồ uống có gas có thể làm bà bầu thường xuyên khô miệng do khát nước.
- Duy trì vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng hàng ngày.
- Giảm thức ăn mặn, ít ăn đường.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các mẹ nhé.
- 2022-11-23Ăn gì để hạ đường huyết cho bà bầu?
Việc đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và hợp lí là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ăn uống không điều độ và đúng cách có thể khiến lượng đường huyết tăng quá cao, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Không có chế độ ăn uống cụ thể nào được khuyến nghị cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thời gian thai kì. Thai phụ cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe hiện tại của mình và nghe theo lời khuyên của bác sĩ để bổ sung các thực phẩm phù hợp. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số cách giúp kiểm soát lượng đường trong máu phổ biến mà không gây ra biến chứng.
Trong quá trình thai kì, các mẹ bầu nên chia bữa chính ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và không được ăn quá nhiều trong cùng một bữa. Các loại thực phẩm cần bổ sung là những loại không đường, ít béo như thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, sữa không béo hoặc không đường; những thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả tươi, trái cây ít ngọt, sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt,... Đồng thời, bạn có thể thay thế gạo trắng thường ngày bằng gạo lứt để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Quan trọng nhất là mẹ bầu cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp cân bằng lượng đường trong máu, tránh tình trạng đường huyết tăng lên đột ngột. Bên cạnh đó, bạn nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây tăng đường như bánh kẹo, trái cây ngọt, chè, kem hay các thực phẩm giàu chất béo như lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, thức ăn chiên, xào. Ngoài ra, các loại nước ngọt, thức uống chứa cồn và các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, mì gói, thịt hộp cũng là những loại thực phẩm mà mẹ bầu cần tránh để phòng ngừa nguy cơ tăng đường huyết.
- 2022-11-23Rối loạn tuyến giáp khi mang thai gây ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé?
Trong giai đoạn thai kỳ, thai nhi phát triển trong bụng mẹ đến khoảng tuần thai thứ 13 mới hình thành tuyến giáp và có thể sản sinh hormone tuyến giáp để sử dụng. Vì thế trong 13 tuần đầu tiên này, thai nhi sẽ cần dùng hormon tuyến giáp mà cơ thể mẹ sản sinh và cung cấp qua rau thai. Hormone tuyến giáp cũng có vai trò rất quan trọng trong việc phân chia tế bào, hình thành và phát triển các cơ quan của thai nhi nên sự thiếu hụt hormone sẽ gây ra những biến chứng nặng nề cho thai.
Tùy vào mức độ thiếu hụt và loại hormone tuyến giáp thiếu hụt, sự phát triển của thai sẽ bị ảnh hưởng khác nhau, nhẹ có thể chậm phát triển trí tuệ, nặng có thể đần độn, trí thông minh kém,… Ngoài ra, nếu thai phụ bị suy tuyến giáp trong thai kỳ, nhất là những tuần đầu thì có nguy cơ đối mặt với biến chứng: sảy thai, thai chết lưu, rau bong non, đẻ non,…
Phụ nữ mang thai ít bị cường chức năng tuyến giáp hơn, biến chứng gây ra cho thai nhi cũng không nguy hiểm như suy giáp. Các biến chứng do cường giáp khi mang thai có thể gặp gồm: sảy thai, thai nhẹ cân, sinh non, tiền sản giật,… Cần đặc biệt cẩn thận với cơn cường giáp cấp khi chuyển dạ ở phụ nữ mang thai có nguy cơ, nó có thể gây tử vong cho cả mẹ và trẻ.
- 2022-11-23Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu ở tam cá nguyệt 1 là rất quan trọng, bởi vì giai đoạn này, thai nhi vẫn còn rất yếu và rất cần mẹ chú ý, cẩn thận trong mọi khâu sinh hoạt. Vậy thì trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần chú ý gì trong khâu chăm sóc? Một số điểm dưới đây là lưu ý cho mẹ nhé:
👉Khám thai, siêu âm định kỳ: Mẹ bầu nên kiểm tra cân nặng, huyết áp, theo dõi sự phát triển của thai nhi. Bạn có thể sẽ siêu âm ban đầu xác nhận nhịp tim, ngày mang thai. Điều này giúp người mẹ chắc chắn mọi thứ đang tiến triển bình thường.
👉Xét nghiệm di truyền: Giữa tuần 10 và 13 của thai kỳ, bạn sẽ được kiểm tra độ mờ da gáy để xác định hội chứng Down và các bất thường khác.
👉Ăn uống đúng cách: Mẹ bầu không nên dùng caffein trong quá trình mang thai cũng như các loại thực phẩm có khả năng làm co bóp tử cung mạnh dễ dẫn đến tình trạng sảy thai. Một số thực phẩm như đồ ăn tươi sống, sữa chua tiệt trùng, đồ uống chứa cồn,... cũng nên tránh sử dụng. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung những chất dinh dưỡng giàu axit folic, protein, sắt, vitamin B5, vitamin B12, thực phẩm giàu chất xơ,... Nếu như mẹ bầu gặp phải tình trạng nôn nghén nặng trong giai đoạn này thì nên chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế nôn ói và đảm bảo cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết.
👉Tập thể dục nhẹ nhàng: Mỗi ngày bạn nên dành ra 30 phút để tập những bài tập nhẹ nhàng dành cho mẹ bầu. Điều này sẽ giúp ích cho cả mẹ và bé thoải mái và được phát triển tốt hơn.
👉Sinh hoạt vợ chồng: Nếu cả mẹ và bé phát triển ổn định, bạn có thể giữ thói quen sinh hoạt vợ chồng trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý về số lần cũng như không nên hoạt động quá mạnh nhé.
👉Dành thời gian đọc sách: Thói quen đọc sách rất quan trọng, thói quen này giúp phát triển trí thông minh của thai nhi hơn.
👉Cẩn thận khi làm việc nhà: Những hóa chất gia dụng và dung dịch chùi rửa rất có hại và ảnh hưởng đến thai nhi. Các bà mẹ nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp những chất độc này.
👉Dùng các áo ngực cho bà bầu: Ngực căng tròn và đầy đặn hơn vào tuần thứ 8 và thứ 10 của thai kỳ. Lúc này bạn nên sử dụng áo ngực dành cho bà bầu. Việc này giúp nâng đỡ “núi đôi” của bạn, đồng thời khiến tâm trạng bạn cũng dễ chịu hơn.
Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.
- 2022-11-23Khó ngủ khi mang thai là vấn đề thường gặp hơn các mẹ tưởng nha. Bởi vì khi mang thai thì mẹ sẽ đối mặt với rất nhiều thay đổi trong cả cơ thể, tâm trạng cho tới lối sống. Một trong số đó sẽ góp phần gây ra chứng khó ngủ cho mẹ bầu. Mẹ hãy xem xét xem mình có gặp các nguyên nhân dưới đây không nhé:
Đi tiểu thường xuyên
Tuy ở trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi vẫn còn rất nhỏ, nhưng tử cung của bạn vẫn đang phát triển để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Điều này gây áp lực lên bàng quang. Hơn nữa, trong suốt thai kỳ lượng máu vẫn tiếp tục tăng lên cho đến khi đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mẹ và thai nhi (thường sẽ lớn hơn thể tích bình thường 50%), từ đây thận phải xử lý nhiều chất lỏng cơ thể hơn, do đó nước tiểu cũng được sản xuất nhiều hơn.
Từ đó, việc đi tiểu thường xuyên hơn có thể khiến bạn cảm bị mất giấc ngủ và không được ngon giấc.
Ốm nghén
Những cơn ốm nghén do sự thay đổi của cơ thể và phản ứng với sự gia tăng nồng độ hcG khiến cho mẹ khó chịu và có thể bị mất ngủ.
Sự gia tăng hormone estrogen và progesterone khiến ngực phát triển nhanh hơn, đồng thời cũng nhạy cảm hơn. Lưu lượng máu, hàm lượng chất béo sẽ bắt đầu tập trung nhiều hơn ở khu vực này khiến cho sự nhạy cảm càng tăng cao. Những điều này có thể khiến mẹ bị đau vùng ngực và các tư thế ngủ có thể không phù hợp. Bạn cần lựa chọn tư thế thoải mái nhất.
Nhiệt độ cơ thể cao hơn
Tốc độ trao đổi chất ngày một tăng cao nhằm mục đích cung cấp nhu cầu năng lượng cho cơ thể trong thai kỳ. Điều này sẽ khiến nhiệt độ tăng cao hơn. Vì thế, việc tạo một không gian thoáng đãng, mát mẻ sẽ giúp cho bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
Ngáy trong giấc ngủ
Một số phụ nữ khi mang thai bắt đầu nhận ra họ đột nhiên xuất hiện tình trạng ngáy trong giấc ngủ. Điều này là kết quả của hormone thai kỳ làm cho niêm mạc mũi sưng lên, dẫn đến tình trạng ngạt mũi. Đặc biết khi nằm xuống, hoặc bạn bị thừa cân, béo phì, các mô thừa ở đầu và cổ sẽ khiến cho tình trạng ngáy trong giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn.
Để có thể cải thiện chứng khó ngủ thì mẹ có thể lưu ý là: Mẹ bầu nên có những giấc ngủ ngắn trong ngày, Hạn chế uống nhiều chất lỏng vào ban đêm, đặc biệt trước khi đi ngủ, Duy trì chế độ tập luyện thể dục để nâng cao sức khỏe, Lựa chọn không gian ngủ thoáng đãng, mát mẻ và đệm ngủ phù hợp. Và quan trọng nhất chính là tinh thần của mẹ, hãy hình thành và duy trì những thói quen tốt, tinh thần thoải mái sẽ giúp mẹ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, đánh bay cơn lo mất ngủ khi mang thai mẹ nhé.
- 2022-11-23Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai
Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về nguyên nhân vì sao phụ nữ thường bị chuột rút trong quá trình mang thai. Trong lĩnh vực sản khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai được các bác sĩ đã chỉ ra như:
- Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lục nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân;
- Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu;
- Mất nước khiến cơ thể bị rối loại điện giải gây ra tình trạng chuột rút.
- Thiếu canxi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Khi lượng canxi không được cung ứng đầy đủ, cơ thể của mẹ bầu sẽ tự “rút” canxi để truyền cho bé.
Triệu chứng cần lưu ý trong thai kỳ đối với các cơn đau có thể gây lầm lẫn với chuột rút ở cơ bụng:
Trong một giờ có hơn 6 cơn co thắt, là dấu hiệu cần cảnh giác.
Các cơn đau không giảm dần theo thời gian.
Xuất hiện đồng thời với cơn chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Ngoài ra chảy máu cũng có thể là triệu chứng của nhau tiền đạo hoặc sẩy thai.
Cần thận trọng với bất kỳ các cơn co thắt nào xảy ra liên tục khi đang mang thai, có tiền sử sinh non, thai ngoài tử cung hoặc cổ tử cung ngắn.
Co thắt đi kèm với đau bụng dữ đội và buồn nôn hoặc sốt, rất có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, sỏi thận hoặc túi mật.
Phòng ngừa
Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Mẹ bầu làm việc tại văn phòng tranh thủ thời gian co duỗi bắp chân và vận động hai chân sau mỗi giờ làm việc.
Tránh làm việc mệt nhọc. Duy trì thói quen vận động nhịp nhàng và điều độ.
Tập thể dục khi mang thai với các bài tập nhẹ như yoga, đi bơi, đi bộ,… giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra thuận lợi hơn.
Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu.
Cách khắc phục tình trạng chuột rút
Trong thực đơn hàng ngày, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu kali, magiê, đặc biệt là canxi (thịt,cá, trứng, rau - củ - quả, đặc biệt là chuối, nho khô, lê…).
Uống nhiều nước, tốt nhất nên bổ sung mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước để hạn chế tình trạng mất nước.
Nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Luôn để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
Tắm bằng nước ấm. Ngâm chân trong nước nóng được pha với ít muối và gừng để tránh bị chuột rút vào ban đêm.
Khi nhận thấy bất cứ nghi ngại gì về dấu hiệu chuột rút trong lúc mang thai với cơn đau tiếp diễn kèm theo đau và sưng chân, chạm vào có cảm giác nóng xung quanh, cần đến ngay các cơ sở y tế để được sự trợ giúp kịp thời của các y – bác sĩ nguy cơ bị đông máu thay vì chuột rút. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì có khả năng sẩy thai.
- 2022-11-23Bé biếng ăn
- 2022-11-23Kinh nghiệm sinh con thông minh, có mẹ nào quan tâm không ạ? Thực ra sinh con thông minh là điều mà mẹ nào cũng mong muốn hết. Và mẹ có thể bồi đắp trí não cho con ngay thời điểm con ở trong bụng mẹ nhé.
Các mẹ chú ý những khía cạnh sau trong thời gian mang thai nhé:
Chú ý dinh dưỡng: Để trẻ phát triển toàn diện và bình thường, điều đầu tiên các mẹ cần đảm bảo là cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi trong suốt thai kỳ. Chú trọng các nguồn dưỡng chất cần bổ sung như axit folic, vitamin A, D, protein, omega -3, DHA… cần phải được mẹ tìm hiểu và bổ sung đầy đủ. Mẹ cũng nên hạn chế các thức ăn bất lợi cho thai nhi trong giai đoạn này như các món cay nóng, nhiều dầu mỡ và các thức ăn có nguy cơ gây sẩy thai;
Một số loại thực phẩm tốt cho trí não thai nhi mà mẹ nên ăn thường xuyên gồm có: cá hồi, các loại cá béo, trứng, sữa, súp lơ, các loại rau lá xanh đậm, măng tây, thịt bò, hải sản, sữa chua, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc… với một lượng vừa phải nhằm phát huy tác dụng tốt nhất;
Tập thể dục: Tình mẫu tử và chất endorphin tăng cao trong quá trình tập thể dục là bí quyết để các bà mẹ sinh con thông minh hơn. Thông qua nhau thai, endorphin sẽ kích thích sản sinh ra các hóa chất tốt nhất cho hoạt động hình thành trí não của thai nhi trong vòng 8 giờ. Ngoài ra, tập thể dục còn làm tăng lưu lượng máu đi khắp cơ thể, trong đó có tử cung và nhờ vậy giúp trẻ phát triển tốt hơn;
Giữ tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc: Mẹ bầu không có những lo âu, căng thẳng và khủng hoảng tâm lý là tốt nhất. Khi mẹ hạnh phúc, thai nhi cũng cảm nhận được điều này và trở nên hạnh phúc. Nghiên cứu cho thấy trẻ hạnh phúc hơn thì thường thông minh hơn;
Tắm nắng sớm: Hãy dành 20 phút mỗi ngày để tắm nắng cùng con nhé. Kết hợp bổ sung vitamin D trong bữa ăn hằng ngày sẽ giúp bé phát triển toàn diện, đặc biệt là kích thích tư duy, nhận biết thông tin và tránh các bệnh về xương khi chào đời. Vitamin D là chất dinh dưỡng cần thiết để giúp xương và tim bé phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, chất này còn là nhân tố giúp trẻ tránh được nguy cơ mắc bệnh tự kỷ;
Massage nhẹ nhàng vùng bụng: Từ khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, con yêu đã có thể cảm nhận được các động tác vuốt ve của mẹ. Sự êm ái từ bàn tay sẽ kích thích não bộ của trẻ, giúp trẻ cảm nhận được hơi ấm từ thế giới bên ngoài, tăng phản xạ và thậm chí xoa dịu bé những lúc khó chịu;
Trò chuyện với con: Ở tuần thứ 23 thì mẹ có thể suốt ngày trò chuyện với con rồi. Lúc này thính giác của bé đã phát triển. Bé có thể nghe được những âm thanh trong bụng mẹ như tiếng tim đập, máu lưu thông… Và lúc này bé cũng có thể nghe được những âm thanh bên ngoài. Do đó, nếu lúc này mẹ thường xuyên nói chuyện hay đọc sách cho bé nghe thì bé sẽ sớm làm quen với ngôn ngữ. Đặc biệt nếu mẹ đọc hay nói các từ bằng ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ thì sau này bé cũng có khả năng tiếp thu ngoại ngữ này tốt hơn;
Nghe nhạc: Nhờ âm nhạc, não bộ của bé được sống trong những giây phút hạnh phúc nhất bởi chất serotonin sẽ được sản sinh ra nhiều nhất trong lúc nghe nhạc. Đó chính là chìa khóa cho sự phát triển của trí tuệ của con. Mẹ có thể chọn những bản nhạc nhẹ nhàng và đeo tai nghe ở gần bụng của mẹ. Các giờ nghe nhạc mẹ cũng nên sắp xếp cố định để tạo thành phản xạ có điều kiện cho bé.;
Nghĩ về con: Có một sự liên hệ mật thiết giữa mẹ và con, dù không được nói ra thành lời. Việc mẹ chỉ nghĩ ngợi về bé thôi dưỡng như không gây ra tác động gì, nhưng thật ra nó mang lại cho trẻ những cảm nhận và phát triển hơn về mặt thần kinh;
Sau cùng để đảm bảo con sinh ra khỏe mạnh, thông minh bà bầu nên đi khám thai định kỳ theo chỉ định từ các bác sĩ sản khoa để tầm soát bệnh tật, tránh các nguy cơ, rủi ro có thể tổn thương cho mẹ và bé.
- 2022-11-23Trong thời kỳ mang thai, khả năng xảy ra thiếu máu thiếu sắt ở người phụ nữ tăng lên. Nếu thai phụ trước khi mang thai không có đủ lượng sắt dự trữ, hoặc trong khi mang thai không thu nhận đủ lượng sắt cần thiết thì sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Một số nguy cơ làm tăng khả năng bà bầu thiếu sắt có thể là: Nôn nghén nhiều;
Khoảng cách mang thai liên tiếp;
Sinh đôi, sinh ba;
Mang thai khi còn ở lứa tuổi vị thành niên;
Không thu nhận đủ lượng sắt cần thiết;
Trước khi mang thai là người có chu kì kinh nguyệt ra nhiều máu (cường kinh);
Có tiền sử thiếu máu trước khi mang thai…
Tuy nhiên, thiếu máu nặng trong khi mang thai khiến nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và trầm cảm sau sinh tăng lên. Một số nghiên cứu còn cho thấy thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ tử vong của thai nhi ngay trước hoặc sau khi sinh.
Vậy làm thế nào để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai? Nhu cầu về sắt ở phụ nữ mang thai cao hơn so với phụ nữ không mang thai, cụ thể trong thai kì mỗi ngày người phụ nữ cần 27 mg sắt.
Mỗi ngày người phụ nữ mang thai nên sử dụng ít nhất là ba khẩu phần thức ăn giàu sắt, chẳng hạn như:
-Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, và cá.
-Các loại rau có lá màu xanh đậm (ví dụ như rau chân vịt, bông cải xanh, và cải xoăn kale).
-Ngũ cốc và lúa mì bổ sung sắt.
-Các loại đậu hạt, đậu lăng, và đậu phụ.
-Các loại hạt và mầm.
-Trứng.
NgoàI ra, để làm tăng khả năng hấp thu sắt từ các nguồn thực vật (và cả các sản phẩm bổ sung sắt), hãy sử dụng cùng với thực phẩm chứa nhiều vitamin C, chẳng hạn như: Các loại hoa quả chi cam chanh và nước ép từ chúng; Dâu tây; Kiwi; Cà chua; Ớt chuông.
Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt thì hãy tránh sử dụng cùng các sản phẩm tăng cường canxi, bởi mặc dù calci cũng là thành phần thiết yếu đối với phụ nữ mang thai, nhưng canxi lại có thể làm giảm hấp thu sắt.
Nếu đã thực hiện chế độ ăn đầy đủ, giàu sắt hoặc đã sử dụng các loại sản phẩm bổ sung vitamin có chứa sắt mà vẫn bị thiếu máu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để xác định các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu máu, và trong một số ít trường hợp sẽ cần thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa huyết học. Nếu như thiếu sắt được xác định là nguyên nhân duy nhất dẫn tới thiếu máu, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng sản phẩm bổ sung sắt (như viên bổ sung sắt).
- 2022-11-23Thai 39 tuần mà em bé đuọc 2.8kg thì phải làm sao các mom. Bác sỹ bảo thai bé và bị dây rốn quấn cổ 1 vòng ạ. Giờ em bé đã tụt rồi. Em lo quá😭😭😿
- 2022-11-23#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23#Xin_cac_mom_chi_bao thai e đc 12 tuần vẫn chưa biết trai hay gái, nhịp tim bé 163/lần phút là trai hay gái nhỉ?
- 2022-11-23#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23Giảm sữa mẹ
- 2022-11-23Em mang thai được 25w mà em bị nấm phụ khoa đặt thúôc thì chỉ hết vài tuần và bị tái lại thì nên làm cách nào ạ #cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23Khi CHERRY ngủ trưa mà bị chụp lén 😁🤪
( 22.11.2022 CHERRY 28 THÁNG 05 NGÀY )
- 2022-11-23[GIẢI ĐÁP] LÀM THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SINH ĐẺ NTN?
Mang thai 3 tháng cuối, việc tìm hiểu cách làm thủ tục đăng ký sinh đẻ là rất quan trọng để mẹ không rơi vào thế bị động khi chuyển dạ sinh con bất ngờ. Tốt nhất là mẹ và người thân nên tìm hiểu trước để biết rõ cách thực hiện. Khi có dấu hiệu chuyển dạ thì vào viện làm mọi thứ thật suôn sẻ, sinh đẻ êm xuôi (vì dân gian có câu “đầu xuôi đuôi lọt” mà).
Giấy tờ và hồ sơ cần thiết trong hành trang đi sinh
Sổ khám thai, các phiếu siêu âm, X quang, ECG (nếu có) và các phiếu xét nghiệm trong thời kỳ mang thai (khám tại bệnh viện hoặc các nơi khác).
Sổ hộ khẩu bản chính và bản photocopy
Chứng minh thư dân dân/thẻ căn cước bản chính và bản photocopy
Thẻ bảo hiểm (có dán ảnh) bản chính và bản photocopy
Thẻ gia hạn BHYT (không dán ảnh) bản chính và bản photocopy
Toàn bộ hồ sơ khám thai mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, được để trong túi hồ sơ, mẹ phải mang đi. Cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi khi sinh.
Quy trình nộp hồ sơ sinh đẻ như thế nào?
Các mẹ nào còn chưa biết trình tự thì có thể tham khảo dưới đây:
-Mua sổ khám, nộp phí khám.
-Làm các xét nghiệm: tổng xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
-Thử đường huyết.
-Đếm cử động và nghe nhịp tim thai.
-Siêu âm thai.
Chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản: CMND, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu có), sổ hộ khẩu. Các giấy tờ này để làm giấy chứng sinh cho em bé, thủ tục hưởng bảo hiểm y tế cho mẹ. Nên photo làm 2 bản và nộp cho bệnh viện khi họ yêu cầu.
** LƯU Ý:
1.Mỗi bệnh viện sẽ có quy định khác nhau về việc làm hồ sơ sinh và thay đổi theo từng thời điểm nên mẹ cần cập nhật trước tình hình để tránh mất thời gian, lãng phí tiền bạc.
2.Đến sớm trước giờ bệnh viện bắt đầu làm việc để lấy số thứ tự. Lắng nghe hướng dẫn của y tá để tiết kiệm thời gian trong khi di chuyển đến các phòng khám, xét nghiệm một cách nhanh nhất.
3.Mẹ bầu nên đi cùng người nhà để có người hỗ trợ lấy số khám, nộp lệ phí, dựa dẫm lúc mệt mỏi.
4.Không ăn sáng để tiến hành xét nghiệm máu. Nếu bệnh viện muốn làm xét nghiệm đường huyết, mẹ cần nhịn ăn ít nhất từ 8 giờ tối ngày hôm trước và chỉ ăn sau khi tiến hành xét nghiệm đường huyết xong. Do vậy, nên mang theo nước lọc, đồ ăn nhẹ để ăn ngay khi khám xong.
5.Chuẩn bị từ 1-2 triệu đồng để nộp phí. Nếu mẹ bầu có bảo hiểm y tế đúng tuyến thì số tiền này sẽ được miễn giảm khá nhiều.
6.Khi cơ thể có thay đổi bất thường: ra dịch hồng, đau bụng lâm râm, đau quặn, rỉ ối… thì nên đến bệnh viện khám ngày, làm thủ tục đăng ký sinh (nếu mẹ chưa đăng ký trước đó).
7.Sau khi mọi thủ tục hoàn tất, nếu bị đau nhiều thì mẹ cần gọi bác sĩ để họ khám xác định đã sinh được ngay hay chưa. Nếu chưa thì ra phòng chờ thêm, nếu rồi thì chuyển vào phòng sinh.
8.Mẹ bầu khám thai định kỳ ở bệnh viện nào thì nên đăng ký sinh ở bệnh viện đó.
- 2022-11-23#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23Các mom cho e hỏi con e da bị như vậy là bị gì thế ạ và có sao không.chỗ da ở khe mũi và lông mày đấy ạ
- 2022-11-23Mẹo giúp sinh nở không đau 😍
- 2022-11-23Tại sao cùng 1 loại Nan mà 2 muỗng khác nhau, có phải mình mua trúng hàng giả rồi k ạ. Vậy loại nào là thật? Hay các mom đã dùng rồi chia sẻ kinh nghiệm cho mình với ạ. Hộp trc mình mua siêu thị mẹ và bé muỗng ngắn hộp sau nhờ bà nội mua chỗ khác muỗng dài. K biết sao ạ?
- 2022-11-23Cho mình hỏi bầu 12 tuần cần uống những sản phẩm gì cần thiết vậy các mom. ♥️♥️ #cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23Các mom cho e xin ít review về sữa nutrimum với ạ
- 2022-11-23#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23Sao không ạ
- 2022-11-23#xin_ý_kiến_các_mom
- 2022-11-23#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23Dòng tã nào dùng ban đêm cho bé tốt ạ . Bé e đêm tiểu nhiều
- 2022-11-23Giờ em phải làm sao đây các mẹ nhìn tội còn lắm
- 2022-11-23#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ #
- 2022-11-23Sau 1 tháng đến 6 tháng bị cong chân làm sau hết ạ
- 2022-11-23Bó hoa nhũ đỏ 15 bông đẹp ấn tượng thực sự, một vẻ đẹp không tì vết mà bất cứ ai cũng phải trầm trồ thán phục. Món quà đặc biệt dành tặng cho người đặc biệt của bạn.
Bó hoa nhũ đỏ 15 bông bao gồm:
Hoa sáp nhũ: 15 bông hoa sáp nhũ đỏ
Vương miện
Giấy gói hoa
Một mẫu hoa sáp nhũ xinh tặng người thương không tì vết, nhẹ nhàng nữ tính thuần khiết. Dùng để tặng bố mẹ, đồng nghiệp ngày quốc tết phụ nữ 8/3, 20/10, người thân yêu thì hết nước chấm các ông ạ.
giá sản phẩm: https://hoasaphanoi.vn/san-pham/bo-hoa-nhu-do-15-bong/
>>Xem thêm: Mẫu hoa sáp đẹp
- 2022-11-23Bầu được 12 tuần 5 ngày thì có ăn đc khổ qua (mướp đắng) được không ạ ❤️#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-23Các #xin_ý_kiến_các_mom mom nào có mẹo gì cai sữa con mà không bị nhứt ngực hk ạ chỉ em với e c.ơn ạ 😔
- 2022-11-23E đang ở tuần 37 mà bị kiểu như rỉ nước tiểu có sao không các mom ?
- 2022-11-23Bé 6 tháng uống sữa mẹ hoàn toàn bổ sung thêm dha được ko các m
- 2022-11-23Các mom chỉ e cách với
- 2022-11-23Đi khám bs chưa thấy vào bs cho thuốc uốn 1 tuần.sáng nay dậy thấy ra máu như vậy có sao ko ạ ... e lo quá...
- 2022-11-23Ai có con bi như e mà có cách nào chữa khỏi chỉ e với ạ.chứ thấy con bú dk từng nào nôn sứa ra từng đó mẹ nóng ruột quá
- 2022-11-24Mom học hỏi
- 2022-11-24Bé ngậm ti giả có lợi và có hại j k các mom
- 2022-11-24E 37t rồi bị tri loi ra phải làm thế nào các chị chỉ cho e với
- 2022-11-24Bé hơn 6 tháng mẹ bị chống mặt huyết áp thấp ạ
- 2022-11-24Các mom cho e xin kinh nghiệm với ạ #cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-24Bà bầu có được chạy bộ không? Quan niệm xưa nay đối với các bà bầu là cần phải đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, nâng cơ thể như nâng trứng, hứng cái bụng đang ngày càng to lên như hứng hoa. Vậy thì đến khi bước vào thai kỳ, các chị em trong làng chạy bộ có phải tạm ngừng niềm đam mê để nhường chỗ cho việc chuẩn bị làm mẹ? Thực tế là chạy bộ nói chung là an toàn với hầu hết bà bầu và thai nhi, thậm chí, các chuyên gia còn khuyến khích các bà bầu tiếp tục xỏ giày chạy xuống phố.
Dĩ nhiên, bạn đang có một sinh linh nhỏ bé lớn dần lên trong bụng, bạn cảm thấy mình đẫy đà lên, dễ mệt mỏi hơn, buồn nôn và liên tục có nhu cầu đi xả nước!! Vậy, bà bầu chạy bộ có được không? Mẹ bầu cần chú ý những gì nếu vẫn muốn duy trì chạy bộ trong khi đang mang bầu?
Đại học Sản và Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị các bà bầu tập thể dục ít nhất từ 20 – 30 phút mỗi ngày trong suốt toàn bộ thai kỳ. Làm như vậy sẽ giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, sinh non, cao huyết áp thai kỳ, sinh con trọng lượng quá lớn và giảm khả năng phải sinh mổ. Việc này thậm chí còn có thể cải thiện quá trình phát triển não bộ của thai nhi.
Chúng ta đều biết rằng chạy bộ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và giúp làm giảm lo, stress hiệu quả, tăng cường đề kháng - miễn dịch. Ngoài ra, bác sĩ sản – phụ khoa Erin Dawson Chalat, đồng thời là một người chạy bộ ở Maine nói: “Những người phụ nữ tập thể dục trong thời gian mang bầu thường sinh đẻ dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, cảm thấy dễ chịu hơn sau khi sinh và hồi phục nhanh hơn.”
Tập luyện thể chất trong thai kỳ giúp làm giảm tỉ lệ trầm cảm tới 67% và giúp làm giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng trầm cả sau sinh.
Tuy nhiên, nếu trước đây nếu mẹ bầu chưa từng chạy bộ thì không nên bắt đầu tập chạy trong thai kỳ mà hãy chọn các hình thức tập luyện nhẹ nhàng hơn như các bài aerobics dành riêng cho thai phụ, đi bộ, yoga v.v… Trong bất kỳ trường hợp nào, bạn vẫn chỉ nên bắt đầu tập một cách từ từ, tăng khối lượng và cường độ lên ít một.
Nếu bạn gặp các biến chứng thai kỳ, ví dụ như ra máu, có vấn đề về nhau thai hay tiền sản giật… thì không nên tiếp tục chạy. Nếu bị đồng thời nhiều biến chứng, bạn có thể gặp rủi ro sinh non và trường hợp này thì chạy bộ là bất khả.
Nhưng đối với những người không gặp biến chứng thai kỳ thì theo các chuyên gia, việc duy trì tập luyện sẽ không có hại gì, chạy bộ sẽ không khiến bạn bị sảy thai hay làm đau em bé.
“Thai nhi được cô lập trong túi ối và bảo vệ rất tốt trong quá trình thai nghén,” tiến sĩ Dawson nói. Nhưng khi sang tam cá nguyệt thứ ba, hầu hết các bà bầu chạy bộ đều nên dừng lại.
[ Các lời khuyên để chạy bộ an toàn khi đang mang thai ]
1.Chọn giày chạy phù hợp: Giày nên vừa vặn hơn và hỗ trợ cổ chân, vòm chân tốt hơn, giúp bạn giữ thăng bằng dễ dàng hơn và tránh chấn thương.
2. Dùng áo ngực thể thao: Ngực bạn sẽ tăng kích thước và trọng lượng, vì vậy, bạn nên đầu tư cho áo ngực thể thao mới.
3. Đeo đai lưng hỗ trợ bụng: Đai lưng sẽ giúp giữ ổn định cho cái bụng đang lớn dần lên của bạn, làm giảm khó chịu hay cảm giác đau khi bụng nảy lên xuống trong quá trình chạy. Đai lưng này còn giúp làm giảm áp lực lên vùng chậu và hỗ trợ giữ tư thế chạy tốt.
4. Uống đủ nước;. Bạn nên uống nhiều nước trước, trong và sau khi chạy để tránh bị mất nước và quá nhiệt.
5. Lắng nghe cơ thể: Nếu cảm thấy quá mệt thì hãy bỏ bớt hoặc rút ngắn bài tập. Nếu chạy bộ trở nên khó chịu thì hãy chuyển sang đi bộ.
6. Tập sức mạnh: Do bạn dễ bị chấn thương cơ bắp, dây chằng và khớp hơn trước nên hãy kết hợp thêm các bài tập cải thiện sức mạnh. Các bài tập này bao gồm bước nhún gối (lunge), squat và nâng tạ nhẹ v.v…
7. Chạy ở tuyến đường có nhà vệ sinh công cộng: Khi em bé lớn dần lên trong bụng, bàng quang của bạn sẽ bị chèn ép nhiều hơn, khiến bạn có nhu cầu tiểu tiện thường xuyên hơn.
8. Ăn uống đầy đủ: Để duy trì mức năng lượng trong khi tập luyện, hãy ăn nhẹ trước khi tập, ví dụ như một ít hoa quả hay bánh mì phết bơ lạc. Hãy ăn đồ ăn chứa nhiều nước và bổ sung thực phẩm chứa carbohydrate, protein và chất béo sau khi chạy.
Chúc các bạn có một quá trình mang thai và sinh nở khoẻ khoắn và suôn sẻ.
- 2022-11-24Có kinh nguyệt khi mang thai là suy nghĩ đầu tiên của các mẹ khi lần đầu mang thai nhưng có thấy ra tí huyết nhe. Hoàn cảnh chung đó là sau khi trễ kinh và nghi ngờ có thai, kèm theo một số dấu hiệu bất thường xíu như tâm trạng không ổn, cơ thể khó chịu, ăn uống và mùi vị thay đổi... thì bông dưng mẹ lại thấy có máu. Vậy thì có trường hợp nào vừa có kinh mà vừa mang thai hay không?
Câu trả lời là Không nha các mẹ ơi. Mẹ không thể có kinh nguyệt khi mang thai. Nguyên nhân là bởi chu kỳ kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh cùng tinh trùng.
Khi quá trình thụ tinh không diễn ra thì thì nồng độ kích thích tố trong cơ quan sinh sản sẽ giảm xuống. Đây chính là những chất kiểm soát sự phóng thích của trứng vào ống dẫn trứng đồng thời làm niêm mạc tử cung dày lên, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã được thụ tinh vào “làm tổ”. Khi không có sự thụ tinh, bộ phận này sẽ tách khỏi thành tử cung, tạo ra kinh nguyệt.
Trường hợp mà mang thai rồi có thấy máu thì có thể là máu báo thai đó các mẹ ạ. Còn trong trường hợp mẹ bầu đã mang thai, đang trong thai kỳ mà thấy có máu thì mẹ cần đi khám bác sĩ ngay để tránh một số tình trạng không mong muốn như sảy thai, dọa sảy thai hay thai ngoài tử cung... Bất cứ một dấu hiệu bất thường nào thì mẹ cũng cần theo dõi và đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.
- 2022-11-24Bé nhà e gần 8 tháng từ khi bé moc răng den giờ là tính nết bé thay đổj hẳn. Cư gào khóc khi muon gì đó. Cứ hay khóc. Cứ bám mẹ. Kg biết cac mom co giong nhu v kg ạ. E tresss quá#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-24Bé nhà mình vòng đầu 44.5cm có to quá k ạ?
- 2022-11-24#xin_ý_kiến_các_mom bé nhà e dc 22 ngày mà bé 4 ngày rồi kg đi ngoài các mom có cách nào trị táo bón chỉ giúp e với ạ
- 2022-11-24E đi khám bs nói thai e nằm hơi thấp cần dưỡng thai.... mà máu thì vẫn ra .... thì làm sao ạ
- 2022-11-24Tâm trạng mẹ bầu thay đổi lên xuống là điều dễ hiểu trong thai kỳ. Mẹ nào cũng phải trải qua nhiều cung bậc khác nhau. Tuy vậy, cũng có nhiều mẹ chủ quan lắm nha, bởi vì nghĩ tâm trạng ko quan trọng lắm hay ko ảnh hưởng rõ ràng so với những thay đổi về thể chất. Nhưng thực sự thì ảnh hưởng lắm nha các mẹ, thậm chí nếu có những thay đổi đáng kể thì mẹ cần đi bác sĩ đấy.
Vậy những dấu hiệu liên quan tới tâm trạng mẹ bầu thế nào thì mẹ phải đi bác sĩ đây? Mẹ hãy chú ý những dấu hiệu dưới đây nha:
- Thường xuyên cảm thấy rất buồn, cáu kỉnh hoặc tức giận vô cớ
- Cảm thấy sợ hãi, hoảng sợ thường xuyên
- Bồn chồn, khó tập trung, hay quên
- Thay đổi thói quen ăn uống và ngủ nghỉ, chẳng hạn như biếng ăn và mất ngủ
- Không còn cảm xúc với những sở thích trước kia
- Lo lắng quá mức về việc có em bé hoặc làm mẹ
- Tim đập nhanh, thở nhanh, căng cơ
- Thường xuyên có những suy nghĩ đáng sợ mà chúng không biến mất
Trên đây là những dấu hiệu thay đổi tâm trạng mẹ bầu và có nguy cơ trầm cảm khi mang thai. Do đó mẹ cần theo dõi để có cách xử lý phù hợp nha. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.
- 2022-11-24⚡⚡⚡Nếu bố mẹ thấy con ngồi dáng chân hình chữ W thì nhắc nhở và sửa lại ngay cho con nhé!
☀Trẻ em thường có xu hướng ngồi chữ W do thói quen. Các bố mẹ thường nghĩ rằng hầu hết trẻ đều ngồi như vậy, và trẻ sẽ bỏ kiểu ngồi này khi lớn lên. Nhìn có vẻ vô hại nhưng các nhà khoa học cho biết tư thế ngồi chữ W ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ.
✨Cách ngồi này có thể kéo dài từ 6 tháng - 3tuổi, khá phổ biến ở trẻ em khi ngồi trên mặt đất. Ở tư thế này, đầu gối trẻ gập cong, bàn chân dang ra mỗi bên theo cấu hình chữ “W”. Nếu không kịp thời can thiệp tư thế này có thể gây ra các vấn đề về dáng người, làm chậm sự phát triển của cơ thể trong việc kiểm soát và ổn định tư thế, đồng thời làm chậm phát triển các kỹ năng vận động. Do vậy, không nên để trẻ ngồi tư thế này.
❌❌TÁC HẠI CỦA TƯ THẾ NGỒI CHỮ W:
- Cơ thể trẻ sẽ gây áp lực quá mức lên các khớp háng, gân kheo, cơ xoay trong và dây chằng gót chân, dẫn đến việc có thể gây trật khớp háng hoặc khiến ảnh hưởng tiiêu cực đến các vấn đề về dáng người sau này.
- Các cơ bắt đầu thắt chặt và có thể khiến cơ bị ngắn lại vĩnh viễn. Điều này ảnh hưởng đến sự phối hợp, cân bằng và phát triển các kỹ năng vận động. Tư thế ngồi này mở rộng phần cơ nâng đỡ cơ thể, khiến việc chuyển trọng tâm ngồi, kiểm soát tư thế và giữ ổn định khi chơi, di chuyển và khi vươn người ra phía trước ít hơn so với các tư thế ngồi khác.
⚠ Mặc dù trẻ cảm thấy đây là tư thế ngồi thoải mái nhất, cần ngăn chặn tư thế này càng sớm càng tốt. Nếu bạn nhìn thấy trẻ ngồi tư thế này, cần liên tục khuyến khích trẻ điều chỉnh sang tư thế ngồi khác, chẳng hạn như ngồi khoanh chân.
❇❇ Các tư thế ngồi giúp hỗ trợ sự phát triển của trẻ :
- Ngồi khoanh chân (còn gọi là “đan chéo”).`
- Ngồi duỗi thẳng chân về phía trước, có thể cong thẳng hay cong trụ.
#st
- 2022-11-24Câu đố ngày 24.11.2022: Con cá mập khi trưởng thành gọi là con gì?
Thời gian kết thúc: 23h59p, ngày 24.11.2022
⚡ Quà tặng:
Thành viên may mắn và có câu trả lời đúng sẽ nhận được 200 điểm.
Tất cả các thành viên còn lại có câu trả lời đúng sẽ nhận được 50 điểm.
⚡ Lưu ý: Điểm thưởng sẽ được cộng trong vòng 72 tiếng sau khi kết quả chung cuộc lên sóng.
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
💥 Chương trình chỉ áp dụng cho thành viên Bé Yêu đã tải hoặc cập nhật phiên bản mới nhất, kể cả lượt thích và bình luận.
👉 Lưu ý: Điểm thưởng sẽ được cộng trong vòng 72 tiếng sau khi kết quả được cập nhật tại bài đăng câu đố.
Mọi thắc mắc các bạn gửi về:
Email: [email protected]
Hotline: 0961.161.712
- 2022-11-24#xin_ý_kiến_các_mom
- 2022-11-24Tiêm bầu 2mui văcxin đúng nhỉ
- 2022-11-24Mk bị đau hông bên trái vs đau tức xương sườn bên phải.có mom nào bị như mk k. Mỗi khi nằm nghiêng sang phải hoặc ngồi thẳng bị đau sườn lm mk k nằm nghiêng phải dc,chỉ nghiêng trái hoặc nằm thẳng dc thôi còn mỗi khi cử động cúi người hay lật mk thì rất đâu hông trái#xin_ý_kiến_các_mẹ
- 2022-11-24hôm qua mình siêu âm bé gái nhà mình 32 tuần 2 ngày được1864g và đã quay đầu vậy có sớm ko ạ , và có bị nhỏ kg không
- 2022-11-24#xin_ý_kiến_các_mom
- 2022-11-24#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ con khoẻ mẹ cũng khoẻ
- 2022-11-24Cảm cúm là bệnh lý rất thường gặp không chỉ ở phụ nữ mang thai mà ở mọi đối tượng do con đường lây nhiễm khá đơn giản. Đặc biệt, con người rất dễ mắc bệnh cúm khi thời tiết thay đổi. Bệnh cúm ở bà bầu xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa đông là thời điểm mẹ dễ mắc bệnh nhất. Những lúc thời tiết chuyển mùa mẹ cũng nên chú ý bảo vệ sức khỏe để phòng tránh cúm.
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch yếu hơn khiến cho sức đề kháng của họ suy giảm, cơ thể nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, ở giai đoạn đầu thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nhiều bộ phận của cơ thể khiến cho mẹ bầu cũng có những thay đổi nhất định. Đặc biệt, mẹ trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Hệ thống miễn dịch của mẹ giảm sút khiến mẹ bầu dễ bị ho, cảm lạnh và cúm.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, sự thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống xung quanh cũng khiến mẹ dễ bị cúm.
Bà bầu bị cúm thường nặng hơn và thời gian bị bệnh cũng dài hơn so với người bình thường. Nếu người bình thường thường bị cúm khoảng 3 – 4 ngày thì mẹ bầu thường bị lâu hơn, khoảng 1 tuần hoặc hơn.
Bên cạnh đó, bệnh cúm ở bà bầu cũng có nguy cơ biến chứng cao hơn những người khác. Nếu không được chữa trị sớm, mẹ dễ bị viêm phổi, viêm phế quản. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể gặp một số biến chứng như nhiễm trùng máu dẫn đến giảm huyết áp, viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm nội tâm mạc… Tuy nhiên những biến chứng này ít xảy ra hơn.
Bệnh cúm ở bà bầu không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động xấu đến thai nhi. Bệnh cúm ở bà bầu để lâu ngày có thể có nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu, em bé sinh ra cũng nhẹ cân hơn những đứa trẻ khác. Virus cúm không chỉ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà còn gây hại đến thai nhi nếu không có những biện pháp chữa trị đúng cách, kịp thời. Bệnh cúm ở bà bầu có thể dẫn đến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, nhất là khi mẹ bị cúm trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.
Bệnh cúm ở bà bầu có thể khiến thai nhi bị dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh và một số khiếm khuyết khác trên cơ thể. Ngoài ra, nếu mẹ bị cúm trong 5 tháng đầu thai kỳ thì bộ não của thai nhi rất dễ bị tổn thương dẫn đến rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, nếu bà bầu bị cúm kèm theo sốt cao thì độc tính của virus càng biểu hiện mạnh, nó có thể kích thích tử cung co bóp gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Chính vì vậy, ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của bệnh cúm hãy đi khám ngay để được tư vấn cách điều trị phù hợp, an toàn. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống nhé. Cũng nhờ đi khám, mẹ sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mình và nhận được những tư vấn hữu ích từ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học để có được một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ nên ăn uống đủ chất, ăn nhiều trái cây nhất là trái cây họ cam, quýt để tăng sức đề kháng giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn tốt hơn.
- 2022-11-24#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-24Mẹ bầu tập đầu được 25 tuần, bị ho khan, ho có đàm nhiều quá. Có cách nào giảm bớt không các mom ơi?? HồI mớI cấn bầu em cũng bị ho, cảm thường xuyên và cũng không đc uống thuốc, bsi bảo về uống nước ấm, gừng và lê chưng tắc mật ong đỡ. Bây giờ gần sang tháng thứ 7 thì cũng bị luôn. Để lâu sợ ảnh hưởng con, mà uống thuốc cũng sợ ảnh hưởng con. Hoang mang quá ạhhh!!! Mn cho em xin chút ý kiến với… :(((
- 2022-11-2416w có cần làm xét nghiệm gì ko các mom ơi, 12w em có làm double test rồi ạ, kqua bình thường thì tuần 16 cần làm trip test nữa không ạ
- 2022-11-24Thực tế là rất khó xác định thời điểm chính xác bạn sẽ chuyển dạ là khi nào để có thể chuẩn bị mọi thứ cho cuộc vượt cạn. Song mẹ đừng quá lo lắng, vào giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện những các dấu hiệu sắp sinh thật sự cho bạn biết bé yêu sẵn sàng chào đời.
Chuyển dạ sinh đủ tháng khi tuổi thai từ 38 – 42 tuần (trung bình 40 tuần sẽ là ngày sinh dự kiến), khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập khỏe mạnh ngoài tử cung.
Sinh non khi tuổi thai từ 23 – 37 tuần, thai nhi có thể sống được.
Sinh già tháng khi tuổi thai ≥ 42 tuần.
Sau đây là 10 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh dễ nhận thấy nhất, mời các mom tham khảo:
1.Sa bụng, bụng bầu tụt xuống: Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ dịch chuyển dần vào khu vực khung xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra trước một vài tuần hoặc vài giờ trước khi bạn chuyển dạ thực sự. Đây cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so (con đầu) dễ nhận thấy nhất. Khi dấu hiệu này xuất hiện, bạn có thể sẽ cảm thấy dễ thở hơn vì thai nhi không còn chèn ép phổi. Thế nhưng, thai nhi tụt xuống khung chậu sẽ gây áp lực lên cổ tử cung và đè lên bàng quang, khiến bạn muốn đi tiểu nhiều hơn.
2.Cơn gò tử cung: Các cơn co thắt sinh lý Braxton Hicks hay dấu hiệu sắp sinh giả.
Trong khi đó, các cơn co thắt là dấu hiệu đẻ con thật sự sẽ mạnh, đau khiến bạn khó chịu và không giảm dù bạn đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơn co diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 7 phút sẽ có một cơn co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút. Vì vậy, sẽ không quá khó để bạn có thể phân biệt giữa co thắt sinh lý với co thắt chuyển dạ. Tần suất các cơn gò tử cung diễn ra mạnh và liên tục có thể khiến bạn run rẩy dù không cảm thấy lạnh.
3.Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi: Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn. Đây là hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung, khi nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã bong ra nhằm “dọn đường” cho bé yêu chào đời. Dịch nhầy có thể có màu trong suốt, sậm màu hoặc màu hồng hoặc có một ít máu.
4.Cổ tử cung giãn nở là dấu hiệu sắp sinh: Khi bạn đi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể đo lường, theo dõi độ giãn và mỏng của cổ tử cung thông qua việc thăm khám âm đạo. Đây gần như là một trong những dấp hiệu sắp sinh chính xác.
5.Tiêu chảy: Khi đã sắp đến ngày dự sinh, tiêu chảy có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên chuẩn bị chào đón bé yêu chào đời. Điều này thường khiến bạn mệt mỏi vì mất nước nhưng đừng quá lo lắng vì đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Trong quá trình chuyển dạ, bạn cũng có thể muốn đi vệ sinh. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là hãy uống nhiều nước để tránh mất nước. Nếu tình trạng tiêu chảy quá nghiêm trọng, bạn nên đi khám để bác sĩ có những chỉ định y khoa thích hợp.
6.Giảm cân hoặc ngừng tăng cân: Vào cuối thai kỳ, cân nặng của bạn thường ổn định hoặc thậm chí có thể sụt cân. Điều này là bình thường, bạn không cần lo lắng vì sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do lượng nước ối giảm đi và chuẩn bị cho bé ra đời.
7.Mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn: Mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn cũng là một dấu hiệu sắp sinh. Bụng bầu ngày càng to, gây chèn ép bàng quang khiến bạn phải đi tiểu đêm thường xuyên nên khó có thể ngủ yên giấc mỗi đêm. Ngược lại, ở giai đoạn này có không ít bà mẹ bỗng trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn một cách khác thường và thích dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đồ đi sinh hơn. Đây cũng có thể xem là một dấu hiệu sắp sinh khi bản năng làm mẹ của bạn trỗi dậy và bạn muốn chuẩn bị tốt nhất để chào đón bé yêu của mình.
8.Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn: Khi sắp sinh em bé, bạn có thể sẽ cảm thấy những cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên hơn. Đồng thời, tình trạng đau mỏi vùng lưng hoặc hai bên háng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
9.Giãn khớp: Các khớp xương trở nên linh hoạt hơn để giúp khung xương chậu mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.
10.Vỡ ối: Tùy mỗi người mà lượng nước ối có thể chảy ra nhiều hay ít, chảy thành dòng hay nhỏ từng giọt. Nước ối thông thường trong lợn cợn trắng đục hoặc có màu vàng nhạt. Mẹ cũng nên đặc biệt thận trọng hơn nếu bị vỡ ối non trước tuần 37 của thai kỳ.
Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu sắp sinh sau, bạn hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
Gặp phải các dấu hiệu sinh non như các cơn co thắt xuất hiện trước tuần thứ 37, chảy máu âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau vùng xương chậu hoặc đau lưng.
Vỡ ối hoặc rò rỉ nước ối. Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu nước ối có màu vàng nâu hoặc màu xanh lục vì đây là dấu hiệu của phân su. Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ nếu nước ối có màu máu.
Bạn cảm thấy em bé trong bụng hoạt động ít hơn thường ngày.
Chảy máu âm đạo, bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt.
Bạn bị đau đầu nặng và kéo dài, thay đổi thị lực, đau ở vùng bụng trên, bị sưng hoặc gặp bất kỳ triệu chứng khác của tiền sản giật.
- 2022-11-24bị buồn nôn
- 2022-11-24Bầu 3 tháng đau bụng có nguy hiểm không?? Điều này còn phụ thuộc vào mức độ đau và các dấu hiệu đi kèm.
Mang thai 3 tháng đầu nếu chỉ có căng tức bụng dưới hoặc đau bụng lâm râm thì không nên quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường và không nguy hiểm. Triệu chứng này là dấu hiệu của trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung, làm tổ thành công.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đau bụng có kèm theo các triệu chứng sau hãy đến bệnh viện ngay để được kiểm tra:
-Đau dữ dội, khắp vùng bụng, xuất huyết, buồn nôn, chóng mặt: nguyên nhân có thể do mang thai ngoài tử cung, khối thai đã bị vỡ do không phát hiện sớm.
-Đau từng cơn giống như co thắt, đau không giảm, xuất hiện máu đỏ tươi hoặc vón cục từ âm đạo: dấu hiệu của dọa sảy thai và sảy thai.
-Đau bụng trên, thường là dưới xương sườn bên phải, đi ngoài và buồn nôn: dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu kèm ra dịch nhầy màu nâu thì có thể thai chết lưu, mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức.
-Ra máu đỏ tươi kèm theo buồn nôn, nôn nghiêm trọng… có thể là dấu hiệu của bệnh lý tế bào nuôi (chửa trứng). Đây là hiện tượng mà mô tăng trưởng bất thường hoặc tạo thành khối u trong tử cung thay vì phát triển thành nhau thai như bình thường. Ra máu màu nâu, lượng máu nhiều kèm đau bụng dưới nên lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
** Ra máu và đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Triệu chứng ra máu kèm đau bụng là dấu hiệu nguy hiểm. Đây có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, dọa sảy thai sớm… đe dọa tính mạng của mẹ và bé. Do đó mẹ bầu cần tới bệnh viện ngay để được kiểm tra.
** Cách giảm đau bụng nhanh cho mẹ bầu
1.Dùng túi chườm ấm: nhiệt giúp giãn cơ, tăng cường sự lưu thông các mạch máu do đó đặc biệt hiệu quả trong trường hợp đau do căng dây chằng và các cơn gò Braxton Hicks.
2.Massage lưng, chân hoặc toàn thân: giúp kích thích lưu thông máu, thư giãn các cơ và nhờ đó cơn đau bụng sẽ dần biến mất. Mẹ có thể nhờ ông xã hoặc người thân xoa nhẹ nhàng dọc từ cột sống xuống vùng hông và hai bên mạn sườn hoặc đến các tiệm massage sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ đó.
3.Nếu bị đau bên trái: khi này, mẹ hãy thử thay đổi tư thế, nằm nghiêng sang phải và gác chân lên sẽ mang lại hiệu quả giảm cơn đau rõ rệt.
4.Nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái: khi mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều có cảm giác lo lắng, bồn chồn, điều này vô tình khiến các cơn đau trở nên nặng hơn. Cố gắng giữ tinh thần thư thái, tránh thức khuya, nếu có thể hãy tham gia câu lạc bộ dành cho bà bầu, mẹ có thể tìm thấy rất nhiều lời khuyên hữu ích đó!
- 2022-11-24Mẹo vặt dành cho các mẹ
- 2022-11-24#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-24#xin_ý_kiến_các_mẹ
- 2022-11-24Em bầu hơn 32w rồi , mà cứ nằm xuống ngồi dậy hay ngồi bệt dưới đất là thấy đau xương mu kinh khủng
Đau nhăn mặt luôn như là khâu tầng sinh môn lun á 😅
Có cách nào đỡ đau nhức k các mẹ ơi
E bé quay đầu từ tuần 28-29w rồi, cũng k thiếu canxi, ...
Mỗi lần nthe trở người đau nhức lắm lun í ạ🥲🥲#xin_ý_kiến_các_mẹ
- 2022-11-24Em bé bị nấm khoang miệng
- 2022-11-24#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-24Mà k ảnh hưởng bé k ạ,e lo quá ạ.
- 2022-11-24Các mom cho e hỏi cho con bú có uống được nước hạt đười ươi không ạ? #cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-24#Xin_cac_mom_chi_bao #st
- 2022-11-24Bé nhà mình 18 tuần mà đêm nào cũng dậy nhảy như tôm3,4 lần.có cách gì không ạ.
- 2022-11-24Có ai đi nhà banh với con hok
( 24.11.2022 CHERRY 28 THÁNG 07 NGÀY )
- 2022-11-24#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-24(Dành cho Cha Mẹ có con nhỏ)
KHI CON 3 TUỔI
Cả cuộc đời của con chỉ gói gọn trong 3 năm đầu đời (mình ý kiến 1 chút - 3 năm đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất)
Chỉ cần chú ý những việc dưới dây thì việc dậy con sẽ nhàn tênh:
🌷1. Hành vi của con từ 1 đến 3 tuổi quyết định tính cách cả đời của con . Vậy nên hãy cân nhắc trước khi thỏa mãn 1 yêu cầu nào đó của con . Dù nhỏ nhất cũng phải đặt ra câu hỏi: Liệu điều này có giúp ích gì cho con sau 20 năm nữa ? Nếu có: OK . Nếu không: nuốt nước mắt vào trong mà từ chối. Đừng nghĩ nó nhỏ xíu, đừng nghĩ vì yêu , đừng nghĩ vì mình dư điều kiện đáp ứng ....... "Chiếc thuyền đắm chỉ vì 1 lỗ nhỏ"
🌷2. Ngôn từ: Cung cấp vốn từ cho con mọi lúc mọi nơi mọi hoàn cảnh . Ngôn từ giao tiếp của người lớn xung quanh con hấp thu hoàn toàn. Vậy nên hãy cẩn trọng tìm môi trường ngôn ngữ tích cực cho con. Người lớn muốn trò chuyện to tiếng. Muốn cãi nhau thì dắt nhau vào nhà vệ sinh mà cãi. Cứ trước mặt con có cái gì là con học không chọn lọc. Đừng hỏi vì sao con đanh đá. Đừng hỏi tại sao con lại có những ngôn từ ấy .... từ ta mà ra cả đấy.
🌷3. Nhất quán trong cách dạy con: cái bánh sẽ ra sao khi có 3 đầu bếp chạm tay vào. Ai cũng nghĩ công thức của mình đúng nhưng 3 công thức đúng cộng lại sẽ tạo ra công thức sai . Đứa trẻ cũng thế . Nó sẽ hoang mang không biết rốt cuộc mình phải làm sao và phải theo ai . Lúc đó con sẽ chọn người đưa ra phương án dễ dàng nhất là người yêu thương nó nhất. và sau này con sẽ mất đi chính kiến của mình . Và con sẽ sống theo kiểu nắng bên nào thì che bên ấy.
🌷4. Mỗi ngày dành cho con 3 phút. Cho con nghe các giai điệu của các bài hát thiếu nhi sinh động. Vốn từ và trí tưởng tượng của con phát triển từ đây.
🌷5. Cho con tương tác nhiều với màu sắc: xanh - đỏ - tím - vàng - lục - lam- chàm - tím . Giới thiệu để con khỏi bị mù màu sau này . Màu sắc gì đang xuất hiện trước mắt con là ta vơ nó để cung cấp ngay vốn từ cho con . Ớt màu đỏ này. Cải màu xanh .....
🌷6. Cho con tương tác với hình dạng : tròn, vuông, tam giác ....... để tư duy không gian và tư duy logic con hình thành.
🌷7. Cho con nhìn bản đồ. Mind map......
🌷8. Cho con ra bên ngoài. Đi trung tâm thương mại . Đi chiêm ngưỡng những ngôi nhà đẹp. Những kiến trúc tuyệt tác .... để con hình thành nên những giấc mơ của cuộc đời con.
🌷9. Bạn mong muốn con trở thành con người như thế nào hãy cho con tương tác với người tương tự như thế.
- Muốn con hạnh phúc => Gặp gỡ người hạnh phúc
- Muốn con hoạt ngôn => tương tác với người hoạt ngôn
- Muốn con tươi cười => tương tác với người cười suốt ngày
.
=> Người khác không thể cho con bạn cái mà họ không có
- Người tiêu cực không thể cho con bạn tích cực
- Người mặt nhăn nhó không thể cho con bạn nụ cười
- Người nói dối không thể cho con bạn trung thực
- Người thiên vị không thể cho con bạn sự công bằng
Cre: coconvuithayba
- 2022-11-24#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
Bé em bị hăm tả , cổ , em dùng của sudo mà k cải thiện cho lắm . Sơ sinh dùng kem dưỡng ẩm đc k ạ da bé em khô ở bắp tay vs đùi . Có sp nào trị rôm sảy kh các mom. Nắng lên em nổi rôm sảy lên mà thương . Mn có sp mô gth cho em vs hì em cảm ơn
- 2022-11-24❌HOT HOT HOT ❌ vào săn đồ cho bé nha các mom ♥
♻️Đồ bộ cho bé trai và bé gái ♻️
✔ Chất cotton mềm mịn cho bé
✔ Đa dạng mẫu mã, màu sắc
✔ Đủ size cho bé từ 8-22kg
#294k/ 6 bộ ( tặng kèm 1 phần quà ngẫu nhiên 🎁)
#275k/ 5 bộ ( tặng kèm 1 phần quà ngẫu nhiên 🎁)
#239k/ 4 bộ #xin_ý_kiến_các_mẹ #cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏﹏
🎁Nhanh tay lên số lượng có hạng 🎁
----------------------------------------------
★ Đặt hàng trực tiếp trên facebook của shop hoặc đặt hàng trên ứng dụng shoppe để có nhiều voucher hấp dẫn
♨ Link shoppe : https://shopee.vn/v618nzp7au?smtt=0.903916357-1668826293.9
- 2022-11-24chuyện xì xoẹt
- 2022-11-24#xin_ý_kiến_các_mom e sắp sinh ebe mà phân vân k biết nên chọn sữa gì cho bé. Ngực bé nên e sợ k đủ sữa cho con nên muốn con ăn song song cả sữa mẹ và sữa công thức, các mom có kinh nghiệm thì mách e với ạ. E cảm ơn
- 2022-11-24#xin_ý_kiến_các_mom
- 2022-11-24Có cách nào bớt đau háng với lưng hơn k ạ #Xin_cac_mom_chi_bao giúp e với chứ e đau muốn khóc mỗi lần đêm dậy đi đái phải bò đi ấy ạ k thể đứng thẳng được
- 2022-11-24Các mom cho em hỏi sau khi hết sạch kinh 3 ngày có quan hệ thì có dễ mang thai không ạ? #xin_ý_kiến_các_mẹ
- 2022-11-24Bé em được 15 ngày mà sữa e ko đủ nên e vắt ra cho bú bình . Ban ngày cho bú sữa mẹ , đêm em cho bú sữa công thức . Vậy có ảnh hưởng gì ko các mom . #xin_ý_kiến_các_mẹ
- 2022-11-25Bé e được 1 tháng 19 ngày.
Rốn con mình bị lồi như này có hết được không ạ?#xin_ý_kiến_các_mẹ #Xin_cac_mom_chi_bao
- 2022-11-25Mặt bé bị sưng đỏ ạ
- 2022-11-25Một muỗng cà phê mật ong nguyên chất là “kháng sinh tự nhiên” rất tốt trị ho cho trẻ từ 12th. Bé nếu ho về đêm, sau điều trị viêm phổi…không khó thở, đã khám bác sĩ nói không sao thì có thể dùng mật ong. Rất hiệu quả nhé. Trẻ dưới 12th không dùng_________
- 2022-11-25Ổi chứa hàm lượng vitamin C gấp 6 lần cam. Vậy nên, bố mẹ có thể mua ổi cho bé ăn để bổ sung vitamin C. Bên cạnh đó, nước ép ổi là món trị táo bón dân gian từ xưa nay.
Chia sẻ chút điều thú vị đến bố mẹ để hành trình nuôi con đỡ cực hơn, tiết kiệm chi phí hơn và con vẫn khỏe mạnh phát triển bình thường
St
- 2022-11-25#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ có mom nào bị tình trạng giống mình không ạ, chia sẻ giúp mình với
- 2022-11-25𝗞 𝗰𝗵𝗲̂ 𝗲𝗺 𝗻𝗴𝗵𝗲̀𝗼 𝗹𝗲̂𝗻 𝘅𝗲 𝗲𝗺 đ𝗲̀𝗼 , 𝘁𝗼̛́𝗶 𝗹𝘂𝗼̂𝗻 𝗯𝗮́𝗰 𝘁𝗮̀𝗶 😁
( 𝟮𝟯.𝟭𝟭.𝟮𝟬𝟮𝟮 𝗖𝗛𝗘𝗥𝗥𝗬 𝟮𝟴 𝗧𝗛𝗔́𝗡𝗚 𝟬𝟲 𝗡𝗚𝗔̀𝗬 )
- 2022-11-25Câu đố ngày 25.11.2022: Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật??
Thời gian kết thúc: 23h59p, ngày 25.11.2022
⚡ Quà tặng:
Thành viên may mắn và có câu trả lời đúng sẽ nhận được 200 điểm.
Tất cả các thành viên còn lại có câu trả lời đúng sẽ nhận được 50 điểm.
⚡ Lưu ý: Điểm thưởng sẽ được cộng trong vòng 72 tiếng sau khi kết quả chung cuộc lên sóng.
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
💥 Chương trình chỉ áp dụng cho thành viên Bé Yêu đã tải hoặc cập nhật phiên bản mới nhất, kể cả lượt thích và bình luận.
👉 Lưu ý: Điểm thưởng sẽ được cộng trong vòng 72 tiếng sau khi kết quả được cập nhật tại bài đăng câu đố.
Mọi thắc mắc các bạn gửi về:
Email: [email protected]
Hotline: 0961.161.712
- 2022-11-25Các mom ơi cho mình hỏi muốn mua đồ sơ sinh cho bé cần mua những gì ạ , mình tập đầu nên chưa biết lắm nên xin ý kiến a
- 2022-11-25Cho em xin ý kiến nha các mẹ
- 2022-11-25#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-25Chuối chứa vô vàn dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Vì thế, sử dụng chuối cho bé ăn dặm sẽ là một cách tuyệt vời, hiệu quả để chăm sóc sức khỏe cho con. Vậy mẹ nên cho bé ăn chuối vào lúc nào? Và có những công thức chuốI ăn dặm nào ngon, bổ dưỡng không? Mẹ tham khảo thử qua những chia sẻ này nhé!
Nên cho bé ăn chuối vào lúc nào?
Nên cho bé ăn chuối vào lúc nào là một câu hỏi quan trọng cần được giải đáp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng; chuối có thể được cho ăn ngay khi trẻ sẵn sàng bắt đầu ăn dặm; thường là khoảng 6 tháng tuổi. Trong khi chọn chuối, hãy đảm bảo rằng chuối không có quá nhiều đốm đen. Nó phải có màu vàng hoặc vàng với một chút xanh lá cây. Nếu nó quá xanh; thì nó có thể chưa chín và không thích hợp cho trẻ nhỏ ăn.
Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn chuối là vào mùa hè. Nếu mẹ muốn cho con ăn chuối vào mùa đông; mẹ nên sử dụng chuối cho bé ăn dặm vào ban ngày, khi trời nắng.
1.Sinh tố chuối cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
-100ml sữa công thức/sữa mẹ.
-1 quả chuối chín.
Cách chế biến:
Bước 1: Bóc vỏ chuối bỏ hạt và xơ.
Bước 2: Nghiền chuối (mẹ có thể dùng máy sinh tố để xay nhuyễn).
Bước 2: Tiếp theo trộn chuối nghiền với sữa (nếu mẹ sử dụng máy xay sinh tố, mẹ có thể xay chuối chung với sữa).
Bước 3: Đổ sinh tố chuối ra ly; và cho con thưởng thức.
2.Nấu cháo với chuối cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
-100g chuối chín.
-Sữa bột cho bé.
Cách chế biến:
Bước 1: Mẹ bóc vỏ chuối và dùng nĩa hoặc thìa để nghiền chuối.
Bước 2: Cho chuối đã nghiền vào nồi.
Bước 3: Mẹ thêm sữa và nước ấm vào rồi khuấy đều.
Bước 4: Bắc lên bếp, đun nhỏ lửa. Chú ý khuấy đều tay để hỗn hợp chín đều.
Cuối cùng: Sau 5 phút, mẹ tắt bếp và múc ra chén để cho bé thưởng thức.
3.Yến mạch với chuối cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
-1 quả chuối.
-6 thìa yến mạch.
-1 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức.
-1 thìa dầu oliu.
Cách chế biến:
Bước 1: Bóc vỏ chuối và loại bỏ xơ.
Bước 2: Trộn sữa với yến mạch rồi dầm chuối cùng hỗn hợp.
Bước 3: Bắc chảo lên bếp và cho 1 thìa dầu ô liu. Sau đó thêm từng thìa hỗn hợp chuối vào chảo rán cho đến khi chín đều cả hai mặt.
Bước 4: Mẹ để nguội và cho con ăn sau đó. Nếu bánh to quá mẹ có thể chia thành từng miếng nhỏ để cho con ăn.
4.Bánh Custard chuối cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
-1 quả chuối.
-20g bột bắp.
-1 lòng đỏ trứng gà.
-100ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Cách chế biến:
Bước 1: Cho hỗn hợp lòng đỏ trứng, 100ml sữa và 20g bột bắp hòa quyện với nhau cho đến khi thấy hỗn hợp trở nên sánh mịn.
Bước 2: Bóc vỏ chuối và loại bỏ xơ. Sau đó xay nhuyễn chuối ra.
Bước 3: Trộn hỗn hợp trứng sữa bột và chuối đã nhuyễn lên bếp đun sôi cho đến khi đạt được độ sền sệt thì tắt bếp.
Bước 4: Múc ra bát và đợi bánh custard chuối cho bé ăn dặm nguội rồi thưởng thức thôi nào!
5.Bánh chuối bí ngô
Nguyên liệu:
-2 quả chuối.
-2 lòng đỏ trứng gà.
-250 gram bí đỏ.
-Bột nở.
-Dầu ăn.
-Bột mì.
-Muối.
-Đường.
-Quế.
Cách chế biến:
Bước 1: Dùng 250 gram bí ngô hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
Bước 2: Trộn các loại nguyên liệu như bột mì, bột nở, quế, muối… rây cho thật mịn.
Bước 3: Đánh 2 lòng đỏ trứng, thêm đường và đánh tan. Sau đó thêm hỗn hợp chuối và bí ngô với trứng đảo đều. mịn. Sau cùng, mẹ hãy phết dầu ăn lên trên mặt hỗn hợp.
Bước 4: Dùng phới cho bột rây rồi trộn đều.
Bước 5: Cho hỗn hợp vào khuôn khi đã có lớp chống dính. Nướng ở 180 độ C trong thời gian 60 phút để bánh chín.
Bước 6: Cuối cùng vẫn luôn là để nguội bánh trước khi cho bé thưởng thức.
6.Cách chế biến bột chuối cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
-1 quả chuối.
-2 thìa bột ăn dặm.
-2 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Cách chế biến:
Bước 1: Bóc vỏ chuối và loại bỏ xơ. Sau đó nghiền nhuyễn chuối cho đến khi mịn.
Bước 2: Trộn chuối nghiền với bột và sữa mẹ rồi đảo đều. Mẹ có thể điều chỉnh lượng sữa và bột để phù hợp với nhu cầu của bé.
Bước 3: Hoàn thành! Mẹ cho bé thưởng thức ngay thôi nào.
7.Sinh tố bơ chuối
Nguyên liệu:
-1/2 quả chuối chín.
-1/4 quả bơ.
-1 đến 2 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Cách chế biến:
Bước 1: Chuối và bơ mẹ đem nghiền nhuyễn.
Bước 2: Trộn hỗn hợp chuối và bơ lại với nhau. Cho thêm 1 – 2 thìa sữa công thức hoặc sữa mẹ vào hỗn hợp rồi trộn đều.
Bước 3: Hoàn thành món sinh tố bơ thơm ngon, bổ dưỡng cho bé ăn dặm. Món ăn này đặc biệt phù hợp với các bé đang cần tăng cân.
- 2022-11-25Đa số bà bầu trải qua thai kỳ không gặp tai biến gì. Nhưng một số phụ nữ khác thì không may mắn như vậy. Biến chứng thai kỳ có thể xảy ra trong bất kì giai đoạn nào khi mang thai và có ảnh hưởng nghiêm trọng ở các mức độ khác nhau đến sức khoẻ và cơ thể của thai phụ và thai nhi. Nếu được kiểm soát tốt những nguy cơ này có thể giảm đi.
Sau đây là một số biến chứng thai kỳ mà mẹ bầu hay gặp phải, cần cảnh giác đề phòng mẹ nhé!
* GIAI ĐOẠN SỚM *
1. Thai ngoài tử cung: Biến chứng này xảy ra khi trứng thụ thai làm tổ ở ngoài tử cung. Khả năng xảy ra thường khoảng 1/200. Đây là biến chứng bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật để lấy phôi thai và nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ phải mổ cấp cứu nếu thai làm tổ ở vòi trứng gây bể vòi trứng.
2. Sẩy thai: Nguyên nhân sẩy thai thường do có sự gián đoạn trong quá trình phát triển nhiễm sắc thể của phôi ở giai đoạn rất sớm sau khi thụ thai làm cho phôi thai không tương thích được với cuộc sống. Đa số phụ nữ đều có thể thụ thai lại và có một thai kì khoẻ mạnh sau lần sẩy thai trước đó.
3. Nghén: Nôn là triệu chứng rất thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tình trạng này cũng thường gặp ở phụ nữ thừa cân, mẹ mang thai lần đầu, phụ nữ có mẹ khi mang thai cũng bị nghén hoặc những phụ nữ mang đa thai… Khi gặp tình trạng này có thể điều trị bằng thuốc uống nhưng nếu nôn ói quá nhiều có thể dẫn đến mất nước phải nhập viện và truyền dịch.
* BIẾN CHỨNG GIỮA THAI KỲ *
1. Hở eo cổ tử cung: Xảy ra khi cổ tử cung không thể đóng kín. Thay vì cổ tử cung phải đóng và được bít kín lại bằng một nút nhầy khá đặc thì cổ tử cung lại ngắn và dãn. Tình huống này có thể dẫn đến sẩy thai hoặc vỡ màng ối sớm. Một trong các cách xử trí là khâu lại cổ tử cung trong thai kì. Một vài tuần trước ngày dự sinh phần chỉ khâu sẽ được gỡ bỏ.
2. Thiếu máu: Có thể gặp trong suốt thai kì do thiếu huyết sắc tố. Có nhiều cách xử trí từ đơn giản nhất là bổ sung sắt trong thức ăn hoặc trực tiếp bằng cách uống viên sắt cho đến phức tạp hơn là truyền máu.
3. Nhau tiền đạo: Nhau tiền đạo xảy ra khi nhau thai nằm khá thấp trong tử cung che chắn một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung thường gây chảy máu và có thể cản trở lối ra của thai nhi khi sinh. Có thể phải sinh mổ tuỳ thuộc mức độ nhau tiền đạo.
4. Chậm tăng trưởng trong tử cung: Tần suất xảy ra khoảng 10% thai kì. Khả năng gặp cao hơn ở các trường hợp sinh con đầu lòng hoặc mẹ lớn tuổi mang thai hoặc bà mẹ có hơn 4 con trước đó. Siêu âm sẽ giúp ước lượng chính xác kích thước thai nhi khi so sánh với tuổi thai và biểu đồ tăng trưởng bình thường.
5. Sinh non: Thường gặp hơn ở phụ nữ mang thai từng bị biến chứng có tiền sử sinh non trước đó hút thuốc lá uống rượu lạm dụng thuốc hoặc có bệnh răng miệng.
* BIẾN CHỨNG CUỐI THAI KỲ *
1. Huyết khối tĩnh mạch sâu: Huyết khối là một cục máu đông thường thấy ở phụ nữ thừa cân hút thuốc lá có tiền sử gia đình bị huyết khối hoặc phụ nữ mang thai ít vận động. Cục huyết khối này có thể di chuyển đến các mạch máu lớn ở tim và phổi gây tắc nghẽn. Biến chứng này có thể điều trị bằng thuốc kháng đông máu.
2. Tăng huyết áp: Có thể xảy ra trong suốt thai kì và là một trong các triệu chứng của tiền sản giật. Thường gặp hơn ở mẹ sinh con đầu lòng và mẹ có tiền sử gia đình tăng huyết áp. Huyết áp tăng khi mang thai có thể ảnh hưởng tới lưu lượng máu tới nhau thai và làm giảm lượng oxy cho em bé. Điều này lý giải vì sao luôn phải kiểm tra huyết áp trong quá trình mang thai.
3. Đa ối (nhiều nước ối) – Thiểu ối (thiếu nước ối): Lượng dịch bao quanh thai nhi có thể phản ánh tổng trạng chung và chức năng phổi-thận của thai nhi. Bụng to lên nhanh đột ngột hoặc da bụng căng bóng là một dấu hiệu báo động có thể có bất thường. Nên làm siêu âm để ước lượng chính xác lượng nước ối và phát hiện những bất thường liên quan.
4. Tiểu đường khi mang thai: Là một biến chứng xảy ra khoảng 1-3% ở phụ nữ mang thai. Trường hợp nhẹ tiểu đường thai kì có thể kiểm soát bằng chế độ ăn phù hợp có khi cần chích thêm insulin. Tiểu đường thai kì có thể làm tăng khả năng bị cao huyết áp hoặc tiểu đường thật sự về sau.
5. Bong nhau thai: Đây là một trường hợp cấp cứu sản khoa khi mà nhau thai bong ra khỏi thành tử cung của mẹ làm cho thai nhi bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Mẹ sẽ cảm thấy đau bụng dù là không thấy chảy máu âm đạo đặc biệt nếu có máu đông tạo thành giữa thành tử cung và nhau thai nơi bị bong ra. Ngoài ra cũng có thể gặp trường hợp chảy máu âm đạo rất nhiều. Biến chứng này cần thiết phải mổ lấy thai cấp cứu.
- 2022-11-25Trong khoảng 12 tuần thai đầu tiên, mẹ bầu bị tiết nhiều nước bọt thấy rõ cũng như các triệu chứng thai nghén gây không ít khó chịu. Làm sao để khắc phục tiết nhiều nước bọt khi mang thai?
Các nhà khoa học cho biết, ở người bình thường mỗi ngày cơ thể sẽ tiết ra khoảng 2 lít nước bọt để bôi trơn khoang miệng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm sạch khoang miệng. Ở phụ nữ mang thai khoảng 12 tuần đầu tiên, nước bọt thường tiết ra nhiều hơn bình thường đi kèm với các triệu chứng thai kỳ như: buồn nôn, cơ thể khó chịu, mệt mỏi, tiết nhiều đờm,…
Đây là hiện tượng bình thường trong thai kỳ do nhiều nguyên nhân gây ra, mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu nó không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe, sinh hoạt.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiết nhiều nước bọt khi mang thai gồm:
-Do ốm nghén, nôn mửa thường trực kích thích cơ thể tăng tiết nước bọt.
-Thay đổi hormone trong khi mang thai.
-Chứng ợ nóng hoặc bệnh lý răng miệng.
Ngược lại với suy nghĩ của nhiều mẹ bầu, việc tăng tiết nước bọt khi mang thai hoàn toàn vô hại, trong 1 số trường hợp lại đem đến lợi ích như: giúp cân bằng nồng độ acid dạ dày, giảm ợ chua, nôn ói, làm sạch khoang miệng, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn,…
Thông thường khi thai lớn hơn, mẹ bầu không còn triệu chứng ốm nghén khó chịu thì chứng tăng tiết nước bọt cũng giảm. Song khi nước bọt tiết quá nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt thì mẹ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản và an toàn để kiểm soát, hạn chế tình trạng này.
Nếu đang phải đối mặt với tình trạng tăng tiết nước bọt khi mang thai, kèm với nhiều triệu chứng thai nghén khác thì mẹ không nên quá lo lắng. Chỉ khi tình trạng này kéo dài gây khó chịu, tăng áp lực tâm lý và chứng ốm nghén thì hãy đi khám bác sĩ để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm tiết nước bọt khi mang thai:
-Khám và điều trị bệnh lý răng miệng: Hãy đi khám và điều trị sớm, tránh để bệnh lý răng miệng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
-Hạn chế thực phẩm giàu carbohydrate và tinh bột: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu carbohydrate và tinh bột có thể gây ra chứng đầy bụng, ợ hơi khó chịu ở mẹ bầu. Đặc biệt ở những mẹ bầu có tiền sử bệnh dạ dày, hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm tốt và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để giảm gánh nặng cho dạ dày.
-Uống nhiều nước hơn: Khi tình trạng tăng tiết nước bọt khiến bạn khó chịu hoặc là nguyên nhân dẫn đến mùi hôi miệng, hãy uống nhiều nước hơn và liên tục hơn. Ngoài ra, có thể ngậm gừng hoặc lát chanh để giảm tiết nước bọt trong miệng.
-Bỏ thói quen hút thuốc lá. Phải bỏ ngay thói quen hút thuốc lá nếu thai phụ có thói quen này bởi hút thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thai phụ hút thuốc trong thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ dị tật, sinh non nhẹ cân cao hơn bình thường. Các trường hợp thai phụ hút thuốc lá thụ động cũng gây ảnh hưởng tương tự với sự phát triển và sức khỏe của thai.
Hãy áp dụng các biện pháp trên để giảm tiết nước bọt, nếu tình trạng này không thuyên giảm và gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe của bạn, hãy đi khám bác sĩ và có thể dùng thuốc kiểm soát giảm tiết nước bọt nếu cần thiết.
- 2022-11-25Bà bầu không nên làm gì khi mang thai? Có rất nhiều vấn đề bạn cần lưu ý trong quá trình mang thai. Đặc biệt bạn cần phải nắm chắc những điều không nên làm khi mang thai để đảm bảo thai kỳ an vui và cho mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:
** Những thực phẩm cần tránh:
Khi mang thai, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm sau:
-Hải sản chưa nấu chín, sushi,…
-Các loại thịt bò và thịt gia cầm sống hoặc chưa nấu chín
-Các loại thịt nguội, đồ sốngs
-Thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: cá thu, cá kiếm…
-Hải sản hun khói
-Trứng sống
-Các loại phô mai mềm
-Sữa chưa tiệt trùng…
-Hạn chế caffein.
** Tránh tiếp xúc với sơn: Độc tính của sơn phụ thuộc vào từng dung môi và hóa chất trong sơn. Mặc dù người ta cho rằng sơn gia dụng có mức độ phơi sáng thấp. Tuy nhiên bạn cần tránh tiếp xúc với sơn, mùi của các loại sơn.
** Hạn chế dùng các loại thuốc tùy tiện: Một số loại thuốc có thể gây hại cho em bé trong bụng. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc và thuốc bổ sung không kê đơn nào. Bạn hãy tham khảo kỹ lưỡng và hỏi bác sĩ chi tiết nhé.
** Không đi giày cao gót: Một trong những điều cần tránh khi mang thai đó là đi giày cao gót. Bởi khi mang thai n nặng của bạn sẽ tăng lên bụng sẽ phát triển khiến trọng tâm của bạn thay đổi. Khi này chân bạn sẽ xuất hiện một số vấn đề như chuột rút, phù nề…
** Không đến các phòng tắm hơi hoặc ngâm mình quá lâu trong nước nóng: Nhiều bà bầu sẽ thấy đau nhức khi mang thai, khi này thư giãn trong bồn nước nóng có vẻ lý tưởng. Tuy nhiên đây là điều bạn không nên làm khi mang thai. Bởi khi nhiệt độ cơ thể tăng cao nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến một số dị tật bẩm sinh. Tốt hơn hết bạn cần duy trì tắm nước ấm với nhiệt độ vừa phải.
** Tránh hít phải khói thuốc lá: Thuốc lá, khói thuốc là có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé. Bởi có khoảng 4000 hóa chất gây hại trong khói thuốc và nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé trong thai kỳ.
Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá có thể khiến thai phụ sảy thai, sinh non, bé bị thiếu cân hoặc thậm chí ảnh hưởng đến trí não của trẻ.
** Không uống rượu bia: Tránh sử dụng rượu, bia trong quá trình mang thai. Bởi rượu, bia sẽ nhanh chóng truyền từ máu của bạn qua nhau thai và dây rốn cho em bé. Điều này có thể gây hại cho não và các cơ quan đang phát triển của em bé.
Thậm chí dẫn tới những rủi ro như:
-Sinh non
-Sảy thai
-Dị tật bẩm sinh
-Tổn thương não
-Thai chết lưu…
** Không ngồi hoặc đứng quá lâu: Khi mang thai bạn sẽ thấy khá là mệt mỏi, khó chịu và chỉ muốn ngồi, đứng ở vị một vị trí trong thời gian dài. Tuy nhiên nó có thể gây ra tất cả các loại vấn đề về tĩnh mạch, sưng mắt cá chân…
Vậy nên bạn hãy cố gắng luyện tập thường xuyên. Hãy di chuyển xung quanh nếu bạn đã ngồi hoặc đứng quá lâu. Việc vận động thường xuyên sẽ hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của thai nhi và giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh.
- 2022-11-25Thai của e hiện đang ở tuần 18 gần đây gò nhiều e đi khám thì bs đo ctc đường bụng được 23mm có kê thuốc giảm co cho e
Về nhà e tham khảo thông tin thì được biết ctc như thế là ngắn phải đo bằng đầu dò âm đạo mới chuẩn và với độ dài như vậy thường sẽ phải khâu eo ctc hoặc nâng vòng
Tử cung của e có vách ngăn không hoàn toàn tử cung 2 sừng từ đầu thai kỳ ở ở trong nam thăm khám và theo dõi cũng vất vả lắm mới được hôm nay nhưng về quê giờ biết vậy nhưng bs khám chỉ cho thuốc giảm co làm e rất lo
Các mom có ai ctc ngắn như vậy và đã dùng cách gì để giữ bé cho e lời khuyên với ạ
- 2022-11-25Chăm sóc tiền sản là chăm sóc sức khỏe trong khi mang thai. Bác sĩ có thể khám cho các mom cứ 4 tuần một lần trong 6 tháng đầu mang thai, và thường xuyên hơn trong suốt 3 tháng cuối.
Buổi khám đầu tiên của các mẹ sẽ lâu nhất. Trong buổi khám này, bác sĩ sẽ:
• Kiểm tra chiều cao, cân nặng và huyết áp
• Xét nghiệm máu tiền sản
• Kiểm tra nước tiểu
• Báo cho mẹ biết đã mang thai bao lâu’
• Kiểm tra sức khỏe mẹ, cũng như tiền sử y khoa của gia đình mẹ
• Khám lâm sàng
• Cho các mom biết về vitamin tiền sản với axit folic
• Yêu cầu mẹ đến khi lên lịch hẹn khám lần sau.
Ở Tất cả các Buổi khám Tiền sản, thông thường sẽ là:
• Đo huyết áp, cân nặng, kiểm tra nước tiểu và sức khỏe tổng quát của mẹ bầu
• Kiểm tra nhịp tim và sự tăng trưởng của thai nhi.
Xét nghiệm Tiền sản có thể làm những loại xét nghiệm sau:
• Xét nghiệm máu
• Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục
• Xét nghiệm để kiểm tra những vấn đề sức khỏe cho thai nhi.
• Siêu âm – xét nghiệm này có thể được thực hiện khoảng 3 tháng và lặp lại khoảng 5 tháng.
Các dị tật bẩm sinh ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu thai phụ có chế độ chăm sóc tiền sản tốt. Đây là tiền đề để trẻ sinh ra khỏe mạnh, mẹ yên tâm, giảm thiểu tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong do dị tật.
Ngay khi phát hiện mình mang thai, thai phụ cần đến gặp bác sĩ sản khoa ngay để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt trong suốt thai kỳ, đồng thời tuân thủ lịch khám thai định kỳ cùng các siêu âm xét nghiệm cần thiết nhằm kịp thời phát hiện sớm các bất thường, có biện pháp can thiệp phù hợp để tạo nền tảng cho bé yêu chào đời khỏe mạnh.
* Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua là ở các tuần thai:
1. 6 – 8 tuần: Xác định chính xác mẹ có thai hay không, thai vào buồng tử cung chưa, được bao nhiêu tuần, nghe tim thai.
2. 11 – 13 tuần: Siêu âm 4D để khảo sát hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi như hội chứng Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành…; xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm Double test.
3. 20 – 24 tuần: Khảo sát hình thái học thai nhi nhằm phát hiện dị tật ở hầu hết các cơ quan, nội tạng như não, tim, phổi, tay chân; đo các chỉ số phát triển của thai (vòng đầu, vòng bụng, cân nặng…).
4. 30 – 32 tuần: Đưa ra kết luận chính xác về các bất thường ở thai nhi, đánh giá tốc độ phát triển của thai, từ đó phòng tránh các nguyên nhân gây suy thai, đồng thời lên phác đồ điều trị nếu chẳng may phát hiện thai bị dị tật.
- 2022-11-25Em đi khám bé được 6 tuần có tim thai 101/ phút bs bảo thai bám không chắc vào tử cung em lo quá ạ#xin_ý_kiến_các_mẹ
- 2022-11-25Bé nhà mình 4m20d bị nổi mẩn đỏ, có nên đổi sữa không
- 2022-11-25#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ #
- 2022-11-25#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-25#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-25Em trễ kinh 6 ngày thử que không lên siêu âm nội mạc dày 16mm, trễ được 9 ngày thì hết đau ngực rồi ra máu cũng đau bụng mất sức dữ lắm, chắc là có kinh trễ. có kinh đc 4 ngày thì sáng nay bụng em đau bụng lạ lắm nó nhói nhói bên trong từng cơn, giống tử cung co bóp đẩy gì ra. em đi vệ sinh thì có một mảng mỡ mỡ em nghi mình bị sẩy thai. hiện giờ thì chỉ còn ít dịch
- 2022-11-25Các mom chỉ mình cách xông phòng với ạ
- 2022-11-25#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-25Các mẹ ơi kẹo ngậm ho này bầu có dùng được không các mẹ?
- 2022-11-25Các mom cho em hỏi là trong thai kì mà bị viêm phụ khoa có ảnh hưởng tới em bé k ạ ##cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-25#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-25Cho hỏi vậy baby có thiếu chất không các mom
Lần đầu mang thai nên mình hơi băn khoăn ạ
- 2022-11-25#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
Mn có bổ sung ngũ cốc hay gì cho sữa đặc nhìu chất k ạ , em k biết bs ngũ cốc gì cho đặc sữa hết , mok nào dùng r cho em ý kiến vs nha . Toàn ng bán vô khen nhau nên em chẳng biêts gì
- 2022-11-25#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-25Các mom cho em hỏi đây có phải máu báo thai không ạ. Cách đây 18 ngày e có qh và xuất vào trong ạ. Thêm nữa ngực e bị căng, đầu ti đau và thâm đen, âm đạo ra dịch nhiều hơn bình thường thử que thì hiện 1v đậm 1v mờ cực kỳ xong được lúc thì biến mất còn hiện 1v thôi nên em không biết là em đã mang thai hay chưa ạ. Em lo quá ạ
- 2022-11-25Mình mới có bé đc 1 tuổi giờ phát hiện có con tiếp giờ dối bời quá.. mình nghĩ đến muốn bỏ con vì con đầu của mình chịu quá đủ rồi 🙂 có mon nào sinh con đầu rồi nhà chồng đối sử tệ không muốn sinh con không, mình thật sự muốn bỏ con 😭😭
- 2022-11-25#xin_ý_kiến_các_mẹ
- 2022-11-25Mình cho bé dùng siro họ hằng ngày được không ah.bé nhà e 17thang
- 2022-11-25E sinh pé dc 15 ngày rồi mà e bị ngứa cổ họng ho rất rất nhiều. Các bác và mn có biết e có thể uống thuốc j để giảm bớt cơn ho mà k ảnh hưởng đến việc ti sữa của pé k ạ????
- 2022-11-25#xin_ý_kiến_các_mẹ #bibomart #Xin_cac_mom_chi_bao #lừa_đảo
- 2022-11-25Chuyện này k liên quan lắm,mong các m cho e xin ý kiến với,chuyen là e cũng sắp sinh e bé mà ba e cũng đang bị bệnh cũng k biết ra đi khi nào nữa,e thì muốn về nhà mẹ ở cữ mà nếu trong tháng ở cữ mà ba e có xảy ra ch gì thì có làm sao cho mẹ và e bé k ạ,hay là phải về nhà ck ở cữ ạ
- 2022-11-25Các mom ơi em bị tiêu chảy hôm qua 1lần mà hôm nay em đi 2lần thì nhiều,lần cuối thì ít lại,có mom nào bầu con rạ mà bị như em ko ạ,cách trị tiêu chảy của các mom ntn ạ,các mom giúp e với
- 2022-11-25Bé nhà mình được 1 tháng 10 ngày, hầu như 80% là ăn sữa ngoài, trộm vía được cái háu ăn nên tăng được gần 2.2kg, nhưng vợ chồng mình vẫn chưa biết công thức để cho ăn bao nhiêu là đủ, hễ cháu tầm 2-3 tiếng mà cháu nó khóc, nếu kiểm tra ko có vấn đề gì thì lại cho uống 80mm, mà lúc nào cháu cũng uống hết, và hầu như ko kiểm soát số lượng trong ngày xin hỏi mọi người cách để cho bé ăn đúng và đủ ak, xin cảm ơn
- 2022-11-25Cvfvv#%÷₫&
- 2022-11-25Giờ đang ngủ cái hước lên 1 tiếng như kiểu không thở dc r thức luôn là bị gì ạ 😭😭😭
- 2022-11-25Có mom nào đả sinh mổ tại bệnh viện từ dũ ở quận 1 chưa ạ .. cho e hỏi mổ dịch vụ mắc tiền k ạ . E mổ lần 3 muốn yên tâm nên e tính đi bệnh viện từ dũ ☺️
- 2022-11-25E hôm qua bị đau đầu chóng mặt cứ nghĩ là trúng gió, nên có bắt gió, hôm nay đau bụng nguyên đêm kèm theo đau đầu sốt cao thì có sao không ạ
- 2022-11-25Mình hoang mang quá
- 2022-11-26Kinh nghiệm nuôi con
- 2022-11-26# cho em xin ý kiến với ạ
- 2022-11-263 thág đầu thai kỳ
- 2022-11-26từ ngày hôm qua đến giờ vẫn chưa thấy bé ị , 1 ngày hơn rồi như vậy có sao không các mom
- 2022-11-26#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-26Ăn bim bim có tốt cho sức khỏe không? Bim bim là món ăn vặt được rất nhiều trẻ em rất yêu thích bởi sự hấp dẫn của màu sắc và hương vị. Tuy nhiên, sự ngon miệng đôi khi không đi kèm với yếu tố an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là đối với các loại thực phẩm ăn liền được chiên qua dầu mỡ và có sử dụng nhiều rất chất phụ gia như bim bim.
Trong bim bim có chứa rất nhiều dầu ăn, theo GS Peter Weissberg, giám đốc y tế của BHF cho biết: “Nếu mỗi ngày ăn một gói bim bim thì một năm, cơ thể của trẻ sẽ hấp thu khoảng 5 lít dầu” (một gói bim bim 35g có chứa 2,5 thìa dầu).
Ngoài dầu ăn, thành phần có trong bim bim còn chứa nhiều muối và đường. Việc hấp thụ một lượng lớn chất acrylamide có trong mỗi gói bim bim sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thận, đặc biệt là ở những người hút thuốc lá.
Chế biến bim bim ở nhiệt độ cao nên sinh ra chất béo thể đồng phân. Nếu tỷ lệ chất béo này chiếm từ 5 – 10% trở lên trong tổng lượng chất béo của khẩu phần ăn hàng ngày cho một người thì có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như tim mạch, tăng huyết áp.
Trong bim bim chứa chất bảo quản, chất điều vị, chất tạo ngọt,... những chất này hầu như không có giá trị dinh dưỡng.
Chứa chất ổn định, chất nhũ hóa, chất bảo quản bao gồm các acid, làm các bé dễ mắc những bệnh có liên quan đến rối loạn vị giác.
Tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng.
Chất acrylamide từ các loại thực phẩm như chip khoai tây và snack có thể làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp nhi khoa và phát triển bệnh tim.
Chậm phát triển về trí não và gia tăng nguy cơ các bệnh nguy hiểm khác
Những tác hại của bim bim
3.1 Gây bệnh về đường tiêu hóa, chán ăn
Hàm lượng tinh bột và chất béo có trong snack, oishi làm cho trẻ em đầy bụng, gây cảm giác no, kém ăn từ đó sẽ làm cho trẻ chán ăn những bữa chính, dẫn đến trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân.
Trong bim bim chứa các chất bảo quản, dầu ăn làm cho hệ tiêu hóa bị trì trệ, quá trình tiêu hóa thức ăn bị ách tức dẫn đến một số bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày,... Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và giúp vi khuẩn Helicobacter Pylori phát triển mạnh.
3.2 Dễ mắc các bệnh béo phì, tim mạch
Ăn bim bim có tăng cân không? Nếu trẻ ăn một gói bim bim mỗi ngày thì trong một năm sẽ hấp thụ đến 5 lít dầu vào cơ thể. Một gói khoai tây chiên 35gr chứa 2,5 thìa dầu. Túi lớn hơn sẽ tăng lượng dầu lên đến 3,5 thìa. Như vậy, hàm lượng chất béo có hại này với lượng đường, muối, chất phụ gia có thể khiến trẻ bị béo phì, mắc bệnh tim mạch, nhất là khi bước vào độ tuổi dậy thì.Gây mệt mỏi cho cơ thể, kém tập trung
Các chất có trong snack gây ức chế thần kinh, gây ung thư, làm cơ thể mệt mỏi, kém tập trung, đau nhức cơ khớp... Các chất này còn gây ức chế đối với cơ quan sinh dục nam và cơ quan sinh dục nữ, hệ thần kinh của thai nhi và trẻ nhỏ. Đường phụ gia có trong snack là đường tinh luyện, các chất dinh dưỡng có trong đó đã bị loại bỏ trong quá trình sản xuất. Đường này không chứa bất kì dinh dưỡng nào như vitamin, khoáng chất, enzim hay chất béo chất xơ có lợi nào. Nạp cùng một lượng đường giống nhau hàng ngày sẽ gây tác hại lớn cho sức khỏe: gây sâu răng, béo phì, lười ăn, rối loạn tiêu hóa,... Các chất có trong snack đều không tốt cho sức khỏe của trẻ em.
3.4 Gây ra các bệnh về thận và huyết áp
Trong bim bim chứa một lượng muối cao, để cho snack có vị cuốn hút, dễ ăn hơn. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều muối, các loại thuốc điều trị huyết áp như thuốc lợi tiểu sẽ không thể hoạt động tốt. Và huyết áp tăng lên sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và hệ tiết niệu, gây ra nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe như đột quỵ, suy tim, suy thận. Đặc biệt, nếu đã mắc các bệnh tăng huyết áp, suy gan, suy tim và suy thận, thói quen ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
3.5 Gây ra nguy cơ vô sinh
Theo một số nghiên cứu nhà khoa học nước Mỹ thì trong bim bim còn chứa chất Acrylamide, một chất hóa học được tìm thấy nhiều trong khoai tây chiên, snack. Việc hấp thụ một lượng lớn chất acrylamide sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư thận, gây ra nhiều hệ lụy khác,trong đó phải kể đến vô sinh.
3.6 Dễ mắc bệnh hen suyễn
Túi chứa bim bim được làm bằng nilon, nhựa chứa nhiều chất độc, những hóa chất này thấm vào thức ăn từ bao bì gây ra bệnh suyễn. Chất độc trong bao bì thực phẩm dẫn đến bệnh này là Bisphenol-A hoặc BPA thường có trong ấm đun nước bằng điện hoặc các loại hộp nhựa, túi nilon. BPA có thể gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ em từ 5-12 tuổi.
- 2022-11-26Trẻ dị ứng đạm sữa bò, khi nào thì ăn lại được sữa bò hay sẽ dị ứng suốt đời?
Bệnh lý dị ứng ở trẻ em nói chung hay dị ứng đạm sữa bò nói riêng là thay đổi theo tuổi. Dị ứng đạm sữa bò thường sẽ hết khi trẻ lớn lên. Thời điểm hết dị ứng đạm sữa bò thay đổi tùy theo thể dị ứng và theo cá thể của trẻ. Nhìn chung, trẻ dị ứng nhanh (dị ứng qua IgE) với sữa bò sẽ hết dị ứng sau 5-6 tuổi. Nhóm dị ứng chậm (dị ứng không qua IgE) sẽ dung nạp sớm hơn, khoảng sau 2-3 tuổi.
Việc phát hiện sớm thời điểm trẻ dung nạp với sữa bò sẽ giúp trẻ nhanh chóng có được chế độ ăn và sinh hoạt như bình thường. Đặc biệt, giúp gia đình và trẻ tự tin cho con đi nhà trẻ và đi học. Do đó, trẻ dị ứng đạm sữa bò cần được thăm khám và theo dõi định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa về dị ứng. Để từ đó đánh giá và tìm thời điểm trẻ dung nạp, cho trẻ ăn lại sữa bò một cách an toàn cũng như đánh giá sự phát triển của trẻ, đặc biệt là đánh giá về hiệu quả dinh dưỡng.
- 2022-11-26#xin_ý_kiến_các_mẹ em 32tuần bé được 2ký z nhỏ hay to z các mom
- 2022-11-26#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-26Các mom có kinh nghiệm chia sẻ cho mk 1 số shop bán đồ sơ sinh onl uy tín chất lượng giá cả hợp lí vs ạ❤️🥰
#Xin_cac_mom_chi_bao
- 2022-11-26#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-26Xin ý kiến các mon
- 2022-11-26Em muốn biết thai bao nhiu tuần là trai hay gái ạ. Với e nghe mọi người bảo đứa đầu có bầu k hành đứa sau hành là đổi đầu con đúng không mọi người. Ai có kn truyền cho e với e cảm ơn
- 2022-11-26Mình trễ kinh cũng cỡ 9 ngày. Ck cua mh tầm 33 đến 39 ngày. Vc mh qh thì xuất ngoài. Mh thử que thì lên 1 đỏ 1 trắng thì co mang thai không các mom. Mh có đau bụng dưới vài bữa r đau lưng nổi mụn và đầy bụng nữa truoc thì co kinh chỉ bị 1 2 bữa. Mh cung moi uốg mầm đâu nành nữa Co khi nào mang thai giả k#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-26Bé nhà em đc 2m3d rồi mà có đc 4800g. Mà lúc sinh bé đã đc 3500g. Cân nặng của bé vậy có ổn kg ạ. Tháng đầu bé lên đc 800g tháng thứ 2 bé lên đc có 500g. Mình lúc sinh bé có bị nhiễm trùng vết mổ lên tiêm và truyền kháng sinh rất nhiều không biết sữa mẹ có bị ảnh hưởng kg ạ. Chứ từ tuần thứ 3 đi là bé tí mẹ hoàn toàn.
Em lo quá ạ.
- 2022-11-26Bé ngủ hay vặn mình có cách nào hết không các mẹ
- 2022-11-26Bé nhà em đc 2m3d mà đc có 4800g. Cân nặng của bé có phải lên chưa đạt chuẩn kg ạ? Lúc bé sinh đã đc3500g rồi. Tháng đầu bé lên đc800g ,tháng thứ 2 lên đc500g. Lúc mẹ sinh bé bị nhiễm trùng vết mổ lên phải tiêm và truyền kháng sinh nhiều thì có ảnh hưởng đến sữa mẹ kg ạ? Bé nhà mình từ tuần tứ 3 đi là tí mẹ hoàn toàn ạ. M.n cho em xin ít ý kiến và cách để con tăng cân với ạ.
- 2022-11-26Đau ngực phải
- 2022-11-26Có mom nào bị đầy bụng, chướng bụng không ạ, em cứ muốn xì hơi mà từ lúc bầu cho đến hiện tại là 16w rồi không thấy hết, không biết có bị sao không
- 2022-11-26#Xin_cac_mom_chi_bao
- 2022-11-2636w mà em bé tụt xuống dưới và mấy hnay bụng dưới cứ đau co thắt từng cơn,đi tiểu liên tục nên đêm mất ngủ 🥺 e uống nospa nhưng k thấy đỡ tí nào luôn 😭hôm nào cũng gần sáng 4h e mới ngủ được vì bé cứ đạp rồi kèm đau bụng nữa 🥲 #Xin_cac_mom_chi_bao
- 2022-11-26#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-26#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-26#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-26Các mon cho hỏi có mẹ nào bầu 5,6 tuần đầu mà bị chua mồm giống e k ạ,k ăn đk cố ăn lại buồn nôn, khó chịu nôn nao, lúc mới ăn xong thì k sao tầm 20 phút là bắt đầu nôn nao , cồn cào ghê cổ. Nói chung cảm giác khó tả các mom ạ
- 2022-11-26#cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-26H#xin_ý_kiến_các_mẹ
- 2022-11-26Bé nhà m nay dc 16d. bé ngủ cứ hay vặn mình, các mẹ có cách nào không ạ?
- 2022-11-26Có mom nào bầu 17tuần mà ko lên ký nào ko. Chỉ ghén vài tuần r thôi. Mà ko có cảm giác thèm ăn như e ko. Thấy người ta bầu thèm ăn đủ thứ thèm là phải ăn cho đc ak.
- 2022-11-2630/10 e có kinh nguyệt, 4 ngày sau khi hết kinh, vk ck QH đến giờ, hôm nay e thử que thì khả năng mang thai cao ko ạ. E cảm ơn ạ
- 2022-11-262 ngày ko ik ngoài có sợ ko ạ #xin_ý_kiến_các_mẹ #xin_ý_kiến_các_mẹ #xin_ý_kiến_các_mẹ #xin_ý_kiến_các_mẹ #xin_ý_kiến_các_mẹ #xin_ý_kiến_các_mẹ #xin_ý_kiến_các_mẹ #xin_ý_kiến_các_mẹ #xin_ý_kiến_các_mẹ #xin_ý_kiến_các_mẹ #xin_ý_kiến_các_mẹ #xin_ý_kiến_các_mẹ #cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ #cho_em_xin_ý_kiến_với_ạ
- 2022-11-26Mọi người tư vấn giúp e
- 2022-11-26Mọi người cho em hỏi bé nhà em đuoc 4 tháng lúc ngủ hay ra mồ hôi phần đầu không phải nóng cần bổ xung gì không ạ.
- 2022-11-26Các mom cho em hỏi bé nhà em đuọc 4 tháng rưỡi mà cứ đế khoảng 9h lại khóc gắt lên như ai đánh xong rồi mới ngủ vậy phải làm sao ak. E hoang mang quá tối nào bà nội bố mẹ cũng thay nhau bế dỗ một lúc mới ngủ. Ngày thì vẫn chơi ngoan ăn bình thường ạ.
- 2022-11-26Các mom ơi cho em hỏi với, bé nhà em 3-4 ngày hôm này toàn đi phân lỏng, bé chỉ đi 1-2 lần vào buổi tối thôi. Đồ ăn của bé cũng như mọi khi không biết có sao không và nên đi khám không ạ? Bé nhà em 2 tuổi rưỡi rồi ạ
- 2022-11-26#Có _m _nào_ biết_ chỉ _giúp _em _với
- 2022-11-26Em không đủ sữa cho bé nên cùng 1 cữ em cho bé ti mẹ nếu chưa no em dặm thêm sct được không các mom
- 2022-11-26Bố họ trương. Vậy đặt tên bé gái ntn cho dễ thương ạ
- 2022-11-26Em có sữa non từ hồi 4th, đợt hơn 5th em bị sốt 38 độ, hôm ý ngực em căng tức mà sữa chảy ướt hết áo. Khỏi xong đc 3-4 hôm thì em thấy sữa chảy ít lại. Kh biết có ảnh hưởng gì kh ạ, các m tư vấn em với
- 2022-11-26Sản phụ bị đi ngoài vs đau bụng do ăn đồ ăn cách trị
- 2022-11-26Đồ sơ sinh tử 0-2 tháng, các vật dụng liên quan cho sản phụ
Đồ của bé chủ yếu dạng bodychip
Anh chi có nhu cầu lấy liên hệ mình nhé
Thank all.
- 2022-11-26Khi rã đông sữa mình cho từ ngăn đá xuống ngăn mát. Khi rã đông hẳn thì ngâm cả bình vào nước sôi cho ấm lên thì thấy có lớp màu vàng này là có bình thường không các mẹ?